Ủy quyền trong nội bộ Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #336991 04/08/2014

    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Ủy quyền trong nội bộ Doanh nghiệp

    Chào các bạn

    Mình đang xây dựng mẫu ủy quyền cho Công ty, giờ mình rất băn khoăn về một số khái niệm. Các ban tham vấn giúp mình:

    TGĐ là đại diện theo PL của Công ty, TGĐ ủy quyền cho Phó TGĐ thực hiện một số công việc.

    1. Vậy ủy quyền của TGĐ là ủy quyền của Pháp nhân (cty) cho cá nhân ? Hay là ủy quyền của cá nhân (TGĐ) cho cá nhân. Cấp trên giao quyền cho cấp dưới thì có cần chữ ký hay sự đồng ý của Phó TGĐ không?

    2. Chi nhánh là tổ chức hoạt động theo ủy quyền của Cty. Vậy ủy quyền của TGĐ cho GĐ chi nhánh là ủy quyền của  Cty cho chi nhánh  hay là cá nhân (TGĐ) cho cá nhân. Trong trường hợp có ủy quyền này thì GĐ chi nhánh có thể sử dụng con dấu của chi nhánh khi ký kết HĐ không?

    3. Hoạt đông Chi nhánh đã quy định trong chức năng nhiệm vụ, đăng ký KD của chi nhánh. Vậy các hoạt động của Chi nhánh nằm trong chức năng nhiệm vụ Chi nhánh thì có cần phải giấy ủy quyền không ?

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    36902 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #337006   04/08/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    1/ Của TGĐ cho cá nhân thực hiện một số nhiệm vụ, công việc thuộc thẩm quyền của TGĐ; Không cần chữ ký của người được ủy quyền, vì khi người được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, công việc thuộc thẩm quyền của TGĐ thì họ đã "đồng ý" công việc được ủy quyền.

    2/ Trường hợp TGĐ ủy quyền cho GĐ chi nhánh tương tự như (1); Giám đốc chi nhánh được đóng dấu con dấu của Công ty (không phải dấu chi nhánh); khác trường hợp quy định chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh như phần (3) dưới đây;

    3/ Không cần giấy ủy quyền. Giám đốc chi nhánh được ký kết, thực hiện các công việc theo chức năng nhiệm vụ của chi nhánh, đóng dấu của chi nhánh.

    Thân./.

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Hoangvhung (05/08/2014)
  • #337036   04/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    TGĐ là đại diện theo PL của Công ty, TGĐ ủy quyền cho Phó TGĐ thực hiện một số công việc.

    Không biết loại hình công ty bạn nên giả sử là công ty cổ phần để trích dẫn điều luật liên quan.

    1. Vậy ủy quyền của TGĐ là ủy quyền của Pháp nhân (cty) cho cá nhân? Hay là ủy quyền của cá nhân (TGĐ) cho cá nhân. Cấp trên giao quyền cho cấp dưới thì có cần chữ ký hay sự đồng ý của Phó TGĐ không?

    “TGĐ là đại diện theo PL của Công ty” nên có 2 tư cách (vai trò) khi hoạt động:

    - là người đại diên theo pháp luật cho công ty (pháp nhân)

    - tổng giám đốc là cá nhân - người điều hành.

    Do đó, để xác định uỷ quyền của TGĐ là với tư cách pháp nhân hay cá nhân thì phải căn cứ vào nội dung uỷ quyền mà xác định. Ví dụ:

    Theo luật thương mại:

    Điều 116. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

    3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

    b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

    c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

    d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

    đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

    e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    g) Tuyển dụng lao động;

    h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

    i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

       Nếu nội dung uỷ quyền là trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của tổng giám đốc (điều 116) thì việc uỷ quyền là với tư cách cá nhân TGĐ. Ký tên là Tổng giám đốc.

    Trường hợp khác ngoài quyền và nghĩa vụ của tổng giám đố thì UQ với tư cách người đại diện cho pháp nhân; ký tên là người đại diện theo pháp luật.

    2. Chi nhánh là tổ chức hoạt động theo ủy quyền của Cty. Vậy ủy quyền của TGĐ cho GĐ chi nhánh là ủy quyền của  Cty cho chi nhánh  hay là cá nhân (TGĐ) cho cá nhân. Trong trường hợp có ủy quyền này thì GĐ chi nhánh có thể sử dụng con dấu của chi nhánh khi ký kết HĐ không?

    Như vậy là cty uỷ quyền cho chi nhánh nhân danh công ty hoạt động; TGĐ nhân danh cty uỷ quyền; ký tên là người đại diện theo pháp luật.

    Vì chi nhánh là bên nhận uỷ quyền nên có quyền sử dụng dấu của chi nhánh.

    3. Hoạt đông Chi nhánh đã quy định trong chức năng nhiệm vụ, đăng ký KD của chi nhánh. Vậy các hoạt động của Chi nhánh nằm trong chức năng nhiệm vụ Chi nhánh thì có cần phải giấy ủy quyền không ?

    Điều 37. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

    2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    Như vậy thì chi nhánh hoạt động khi có uỷ quyền và nội dụng uỷ quyền phải trong phạm vi đăng ký kinh doanh của chi nhánh (chức năng của chi nhánh)

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 04/08/2014 09:47:11 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Hoangvhung (05/08/2014)
  • #337066   04/08/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn:

    Tôi đưa ra ý kiến như sau:

    Bạn cần phân biệt nếu trường hợp là Doanh nghiệp tư nhân thì đây là ủy quyền của cá nhân cho cá nhân.

    Ủy quyền của TGĐ cho phó TGĐ là ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân vì công việc phó TGĐ thực hiện là thực hiện cho pháp nhân (TGĐ nhân danh công ty ký ủy quyền giấy ủy quyền đóng dấu công ty). Cấp trên giao quyền cho cấp dưới trên văn bản giao việc không có chữ ký của cấp dưới nhưng trên thực tế cấp dưới đã thực hiện công việc cấp trên giao vậy coi như cấp dưới đã đồng ý chấp nhận sự ủy quyền của cấp trên.

    Trường hợp công ty ký hợp đồng thì TGD ủy quyền cho cá nhân GĐ chi nhánh ký kết là ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân trong hợp đồng phải đóng dấu công ty. Còn chi nhánh trục tiếp ký hợp đồng phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh thì không cần ủy uyền (Điều 37 Luật doanh nghiệp) trong trường hợp này hợp đồng phải đóng dấu chi nhánh.

    Chi nhánh được thực hiện chức năng trong giấy đăng ký hoạt động chi nhánh không cần ủy quyền của công ty. (điều 37 Luật doanh nghiệp)

    Trân trong chào bạn.!

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vpluathuyhung vì bài viết hữu ích
    Hoangvhung (05/08/2014)
  • #337158   05/08/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Cám ơn mọi người !!!

    Một số điểm giống nhau là:

    1. TGĐ ủy quyền cho Phó TGĐ công việc Cty là ủy quyền của Pháp nhân với cá nhân. Phó TGĐ là cấp dưới nên không cần ký vào giấy ủy quyền.

    2. Hoạt động Chi nhánh là  theo ủy quyền, đã được xác định trong chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh và Điều 37 LDN. Do vậy, GĐ chi nhánh khi ký HĐ, thực hiện công việc trong phạm vi Chi nhánh thì ko cần ủy quyền TGĐ và sử dụng trực tiếp dấu của chi nhánh. Còn việc ký kết và thực hiện công việc ngoài phạm vi chức năng chi nhánh thì cần ủy quyền của TGĐ và dùng dấu Cty. 

    Mình thấy quan điểm bạn Hungmaiusa ở mục 1 chưa hợp lý :

    1. TGĐ phải có quyền thì mới ủy quyền cho ng khác được do vậy không có trường hợp TGĐ có thể ủy quyền cho người nếu công việc đó không thuộc quyền và nghia vụ của TGĐ.

    2. Ủy quyền thực hiện việc điều hành là ủy quyền cá nhân với cá nhân, còn ủy quyền thực hiện công việc của Đại diện theo PL là ủy quyền của Pháp nhân với cá nhân. Điều này tôi thấy hợp lý nhưng khó có thể phân biệt rõ công việc nào của TGĐ là điều hành và công việc nào là của đại diện theo pháp luật.

    VD. Điều lệ, quy chế nội bộ quy định Phó TGĐ có quyền điều chuyển nhân sự trong phạm vi mình quản lý. Vậy có cần ủy quyền của TGĐ trong hoạt động này không? Phó TGĐ khi ký quyết định điều chuyển có cần ủy quyền của TGĐ ?   Đây là cũng là công việc điều hành.  

     

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #337276   05/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Hoangvhung.

    1. TGĐ ủy quyền cho Phó TGĐ công việc Cty là ủy quyền của Pháp nhân với cá nhân. Phó TGĐ là cấp dưới nên không cần ký vào giấy ủy quyền.

    a) TGĐ ủy quyền cho Phó TGĐ công việc Cty là ủy quyền của Pháp nhân với cá nhân.

    Theo tôi thì điều này không đúng: Tổng giám đốc không phải là pháp nhân.

    Theo luật doanh nghiệp:

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    13. Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.

    Điều luật đã nói rỏ là "người" tức là cá nhân. Trừ trường hợp "Người đại diện" cho pháp nhân.

    Ngoài ra theo :

     Điều 116. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

    4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

    Nếu nói TGĐ là pháp nhân (công ty) thì không thể buộc công ty (TGĐ) bồi thường cho công ty.

    Uỷ quyền của TGĐ cho phó TGĐ là cá nhân UQ cho cá nhân.

    2. Hoạt động Chi nhánh là  theo ủy quyền, đã được xác định trong chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh và Điều 37 LDN. Do vậy, GĐ chi nhánh khi ký HĐ, thực hiện công việc trong phạm vi Chi nhánh thì ko cần ủy quyền TGĐ và sử dụng trực tiếp dấu của chi nhánh. Còn việc ký kết và thực hiện công việc ngoài phạm vi chức năng chi nhánh thì cần ủy quyền của TGĐ và dùng dấu Cty. 

    a)Hoạt động Chi nhánh là  theo ủy quyền, đã được xác định trong chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh và Điều 37 LDN. Do vậy, GĐ chi nhánh khi ký HĐ, thực hiện công việc trong phạm vi Chi nhánh thì ko cần ủy quyền TGĐ và sử dụng trực tiếp dấu của chi nhánh.

    Điều 37. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

     

    2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    Chi nhánh không được ký HĐ nếu không được UQ vì họ không có tư cách pháp nhân chỉ là "đơn vị phụ thuộc".

    Mình thấy quan điểm bạn Hungmaiusa ở mục 1 chưa hợp lý :

    1. TGĐ phải có quyền thì mới ủy quyền cho ng khác được do vậy không có trường hợp TGĐ có thể ủy quyền cho người khác nếu công việc đó không thuộc quyền và nghia vụ của TGĐ.

    Đúng như bạn nói TGĐ phải có quyền mới được uỷ quyền, "do vậy không có trường hợp TGĐ có thể ủy quyền cho người khác nếu công việc đó không thuộc quyền và nghia vụ của TGĐ".Tuy nhiên, CTY của bạn có đặc điểm là TGĐ là người đại diện theo pháp luật, nên có trường hợp không thuộc trách nhiệm của tổng giám đốc nhưng thuộc trách nhiệm của NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT, nên Tổng giám đốc ký với tư cách người đại diên theo pháp luật dủ với chức vụ ký là Tổng giám đốc.

    Ví dụ 1 Tổng giám đốc UQ cho phó TGĐ ký hợp đồng lao động là UQ với tư cách là giám đốc (cá nhân).

    Ví dụ 2 TGĐ uỷ quyền cho Phó TGĐ ký các văn bản để tăng vốn điều lệ khi làm thủ tục ĐKKD là UQ với tư cách pháp nhân (là người đại diện theo pháp luật) dù chức vụ là giám đốc. 

    2. Ủy quyền thực hiện việc điều hành là ủy quyền cá nhân với cá nhân, còn ủy quyền thực hiện công việc của Đại diện theo PL là ủy quyền của Pháp nhân với cá nhân. Điều này tôi thấy hợp lý nhưng khó có thể phân biệt rõ công việc nào của TGĐ là điều hành và công việc nào là của đại diện theo pháp luật.

    VD. Điều lệ, quy chế nội bộ quy định Phó TGĐ có quyền điều chuyển nhân sự trong phạm vi mình quản lý. Vậy có cần ủy quyền của TGĐ trong hoạt động này không? Phó TGĐ khi ký quyết định điều chuyển có cần ủy quyền của TGĐ ?   Đây là cũng là công việc điều hành.  

    Việc "điều chuyển nhân sự" là việc nội bộ nên thực hiện theo điều lệ và quy chế nội bộ là phù hợp, không cần uỷ quyền.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 05/08/2014 06:32:15 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Hoangvhung (06/08/2014)
  • #337350   06/08/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào bạn Hungmaiusa

    Tôi nghĩ vấn đề này văn bản quy định chưa rõ ràng nên có nhiều quan điểm khác nhau dễ xảy ra tranh chấp. Tôi chỉ muốn hiểu bản chất để áp dụng vào hình thức. Tôi thấy hoạt động ủy quyền trong Cty ở VN cũng rất lộn xộn, gọi là ủy quyền đơn phương hay là hợp đồng ủy quyền.   

    Ví dụ,

    + nếu ủy quyền cá nhân cho cá nhân thì không cần dấu Cty, 2 bên cùng ký.

    + Nếu ủy quyền pháp nhân cho cá nhân thì có dấu Cty, ko cần người đc ủy quyền ký.

    1. Đương nhiên TGĐ là cá nhân chứ không phải là pháp nhân nhưng TGĐ là người đại diện cho pháp nhân. Pháp nhân ủy quyền cho TGĐ, sau đó TGĐ lại ủy quyền lại cho bên thứ 3 (Phó TGĐ) => Phó TGĐ là đại diện cho Pháp nhân => Đây là Ủy quyền của Pháp nhân cho cá nhân.

    2. Chi nhánh không phải là pháp nhân, nhưng là đại diện của Pháp nhân căn cứ theo Giấy Chứng nhận ĐKKD của Chi nhánh, do vậy đại diện theo Pháp luật của  Chi nhánh có quyền ký HĐ trong phạm vi phân quyền của Chi nhánh mà ko cần giấy ủy quyền.

    Khi Chi nhánh hoạt động trong phạm vi phạm vi phân quyền là hoạt động theo ủy quyền của Cty.  Sử dụng con dấu của Chi nhánh.

    Khi Chi nhánh hoạt động theo ủy quyền riêng của TGĐ thực hiện công việc cụ thể thì là đại diện cho Cty => phải sử dụng dấu Cty.

     

    Cập nhật bởi Hoangvhung ngày 06/08/2014 10:52:34 SA

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #337630   07/08/2014

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

    Đúng là Ủy quyền trong doanh nghiệp có vẻ còn rắc rối, mình ủng hộ quan điểm của bạn vpluathuyhung và xin có một số thiển ý dài dòng như sau:

    - Việc ủy quyền trong doanh nghiệp là ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân. Do vậy, ủy quyền này phải do Người đại diện theo pháp luật cty (đại diện pháp nhân) ủy quyền cho cá nhân thực thi nhân danh pháp nhân.

    Ở đây sẽ có rắc rối, nếu TGĐ không phải là Người đại diện theo pháp luật thì ủy quyền thế nào? Luật không diễn giải việc này??? (vì lúc này TGĐ không đại diện cho pháp nhân).

    Trong trường hợp này,  theo tôi, TGĐ muốn ủy quyền cho cá nhân khác, TGĐ phải có ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật cty (ủy quyền lại). Lúc đó mới được dùng con dấu pháp nhân.

    Việc ủy quyền giữa cá nhân với nhau phải tuân thủ về mặt hình thức theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    - Người đại diện theo pháp luật cty ủy quyền cho cá nhân bằng Giấy ủy quyền theo cách ký tên và đóng dấu cty mà không cần Người đại diện theo ủy quyền ký tên xác nhận.

    Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #337632   07/08/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Maiphuong5

    Oops, tái xuất giang hồ hả chị! Chúc chị câu của trẻ trâu bây giờ "Chúc chị trở lại và lợi hại hơn xưa" .

    PS: Avatar sao nghiêm túc quá dzị, khoe chân dài đâu rùi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (20/08/2014)
  • #337645   07/08/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Thế còn việc ủy quyền cho Chi nhánh thì bạn maiphuong5 ý kiến thế nào? 

    Trên thực tế, rất nhiều HĐ do GĐ chi nhánh ký có thèm theo ủy quyền của TGĐ nhưng dấu trên HĐ sử dụng dấu Chi nhánh. Lúc này người ta ko hiểu là HĐ đó của Chi nhánh hay của Cty.  

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #337803   08/08/2014

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn,

    Về ủy quyền đối với người đứng đầu chi nhánh (GĐ CN), mình có ý kiến khác biệt (kể cả với một vài luật sư trên diễn đàn trong topic này và các topic khác), cụ thể:

    1. Người đại diện theo pháp luật cty phải ủy quyền cho GĐ CN [chứ không phải ủy quyền cho chi nhánh] để thực hiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng [các loại].

    2. GĐ CN không có thẩm quyền tự mình đứng ra ký kết hợp đồng khi chưa có sự ủy quyền hợp lệ của người có thẩm quyền của cty [trong mọi trường hợp]. Để ngăn ngừa rủi ro và tranh chấp, thiết nghĩ khi ký kết hợp đồng với chi nhánh, nên yêu cầu xuất trình ủy quyền hợp lệ.

    3. Khi có sự ủy quyền hợp lệ, GĐ CN có thể đứng ra ký kết hợp đồng và sử dụng con dấu của chi nhánh [không cần phải sử dụng con dấu cty], nếu phạm vi ủy quyền nằm trong phạm vi nội dung hoạt động của chi nhánh. Muốn vậy, nội dung ủy quyền phải được "thiết kế" sao cho phù hợp.

    Nhiều bạn còn có những cách hiểu khác nhau về việc này. Bạn hãy tham khảo các bài viết trên mạng sẽ tự đề ra giải pháp cho mình. Nếu có ý kiến khác, vui lòng trao đổi để mình học hỏi thêm.

    Thân.

    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 08/08/2014 02:41:15 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Hoangvhung (12/08/2014)
  • #337840   08/08/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


     Gửi anh Maiphuong5!

    Khi đăng ký thành lập chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký cũng ghi rõ một số ngành, nghề mà chi nhánh hoạt động (không biết đã cũ chưa?). Thực ra đây là phạm vi hoạt động của chi nhánh mà Doanh nghiệp cho phép.

    Các Doanh nghiệp có Chi nhánh thì thông thường họ ban hành một quy chế tổ chức và hoạt động (một dạng ủy quyền), trong đó lồng ghép giữa "phạm vi hoạt động mà chi nhánh được phép" và "người đại diện của chi nhánh (giám đốc, trưởng chi nhánh,...) được thực hiện.

    - Đối với vụ việc ủy quyền thuộc "phạm vi hoạt động của chi nhánh" thì đóng dấu chi nhánh là Ok, còn nến vụ việc ủy quyền vượt quá phạm vi hoạt động của chi nhánh cần phải đóng dấu của Doanh nghiệp. Em trao đổi theo quan điểm và thực tế tiếp cận của em, xin anh và mọi người chỉ dẫn thêm.

    - Đối với công việc thuộc phạm vi hoạt động của Chi nhánh và nằm trong quy chế tổ chức và hoạt động, không cần thiết ủy quyền (như bài đầu của em). Tuy nhiên, khi giao dịch hợp đồng mà đối tác phải ngồi đọc "giấy chứng nhận" và quy chế..." thì thực sự mất thời gian, nên giấy ủy quyền cho từng trường hợp có thể "phức tạp cho mình" nhưng "tiện cho đối tác". 

    Như các Ngân hàng hiện nay, ngoài quy chế tổ chức hoạt động, họ còn có thêm Quyết định ủy quyền sử dụng cho một lĩnh vực cụ thể và lâu dài. Nhưng như vậy, độ rủi ro hoặc không thể giam đi tính "nghi ngờ" của đối tác như trong 1 quy chế tổ chức hoạt động nào đó tương tự. Bởi "tính lâu dài" của Quyết định ủy quyền hoặc xác định thời hạn ủy quyền theo BLDS (nếu không đề cập thời hạn trong qđ ủy quyền) là khá lâu.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (21/08/2014) Hoangvhung (12/08/2014)
  • #339891   19/08/2014

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn nguyenkhanhchinh,

    Định trao đổi với bạn nhưng rồi quên mất. Vô cùng xin lỗi.

    Những gì bạn nói bên trên là khá giống với những gì mình trình bày (tuy mình chưa đề cập đến Quy chế nội bộ - phân quyền/ủy quyền của doanh nghiệp). Tuy nhiên, để an toàn và tiện ích (không cần phải trình nộp Quy chế nội bộ) khi tiến hành các giao dịch nên có ủy quyền cụ thể cho GĐ chi nhánh vì dẫu gì đi nữa thì Chi nhánh về bản chất không phải là một pháp nhân (mặc dù chức năng hoạt động của Chi nhánh ghi trên Giấy đăng ký hoạt động như vậy).

    Vài dòng trao đổi.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (20/08/2014)
  • #339903   19/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào các bạn.

    "quy chế tổ chức hoạt động, họ còn có thêm Quyết định ủy quyền sử dụng cho một lĩnh vực cụ thể và lâu dài" như bạn nguyenkhanhchinh nói, nếu có vẫn khó lòng được chấp nhận, trừ trường hợp đối tác quá cần hợp đồng đó để có việc làm, có lợi nhuận.

    Đa số các công ty không chấp nhận các quy chế về thực chất chỉ có giá trị nội bộ; không chấp nhận quyết định uỷ quyền cho một lĩnh vực, quyết định phân công chung chung, mà buộc phải có giấy uỷ quyền cụ thể cho hợp đồng số, với Cty cụ thể;

    Không có lý do gì họ chấp nhận sự không rõ ràng, chấp nhận rũi ro cả.:'(. Các ""quy chế tổ chức hoạt động, họ còn có thêm Quyết định ủy quyền sử dụng cho một lĩnh vực cụ thể và lâu dài" có thể bị sửa đổi, thâm chí huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà người ngoài không thể nào biết là còn có giá trị hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #339908   19/08/2014

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn,

    Nếu uỷ quyền để ký kết cho từng hợp đồng cụ thể thì người có thẩm quyền ký trực tiếp luôn cho rồi. Làm 1 cái hợp đồng đột xuất thì còn tạm ổn, chứ nhiều hợp đồng thì có mà khổ, đung không bạn?

     

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #339935   20/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Maiphuong5 viết:

     

    Chào bạn,

    Nếu uỷ quyền để ký kết cho từng hợp đồng cụ thể thì người có thẩm quyền ký trực tiếp luôn cho rồi. Làm 1 cái hợp đồng đột xuất thì còn tạm ổn, chứ nhiều hợp đồng thì có mà khổ, đung không bạn?

     

     

     

    Chào bạn.

    Đúng như bạn nói : việc uỷ quyền là hợp pháp, nếu uỷ quyền ký từng hợp đồng thì "có mà khổ".

    Do đó, tuỳ đối tượng mà xử lý:

    - "trừ trường hợp đối tác quá cần hợp đồng đó" thì bạn uỷ quyền được. Đối tác chỉ cần ký được hợp đồng là được rồi không quan tâm là ai ký miễn là hợp pháp.

    - Nếu đối tác là khách hàng có tiềm lực, bạn phải cạnh tranh để được ký hợp đồng thì nếu bạn uỷ quyền cho cấp dưới ký thì nhiều khả năng đối tác sẽ không ký vì cho là không tôn trọng việc làm ăn với họ, không tôn trọng cá nhân họ.

    Ví dụ : khách hàng vay ngân hàng là khách hàng nhỏ, vay vài tỷ thì chi nhánh được ký HĐ theo uỷ quyền. Đối với khách hàng lớn thì thường họ không làm việc với chi nhánh (trưởng chi nhánh) vì không cùng "đẳng cấp" và nhất là họ không muốn có một chút rũi ro gì về thẩm quyền ký kết với đối tác. Đồng thời, nhiều ngân hàng chỉ chấp nhận giấy uỷ quyền cụ thể đối với hợp đồng vay số mấy, ngày. Họ không thể chấp nhận việc uỷ quyền xãy ra trước khi có đối tượng uỷ quyền: chưa có quyền (ký HĐ số... ) đã uỷ quyền. 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 20/08/2014 09:20:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #340042   20/08/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Nghe các bác thảo luận một hồi, tui cũng rối mù cả lên, bao nhiêu luyện công cho cái vụ ủy quyền này nó cũng bay đi đâu mất.  

    Ngồi một hồi mới hồi tỉnh lại, đúng là quy định pháp luật về ủy quyền ở VN nó đơn giản đến mức sơ sài, thiếu đủ thứ cứ như cái thưở bình minh lập pháp ấy.

    Theo kinh nghiệm, thì tạm phân ủy quyền ra hai nhóm:

    Nhóm 1: Ủy quyền trong nội bộ (theo tui gọi là phân quyền hoặc quy định chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận trong tổ chức thì đúng hơn vì tổ chức là một tập hợp người, mỗi người một việc, người nào làm việc nào là do đầu não (Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên) quy định trực tiếp hoặc giao cho cấp thi hành (Ban TGĐ) quy định.

    Đầu tiên khi đến làm việc với một tổ chức, thì ít ai (trừ mấy ông bên cơ quan nhà nước) đòi phải trưng giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật ra thì mới làm việc với nhân viên của tổ chức đó. Nhập gia tùy tục, căn cứ thông tin trên card, vị trí ngồi, cách tiếp xúc mà "đoán" xem quyết định nào của nhân viên đó là "hợp pháp", quyết định nào có thể "vượt quá thẩm quyền"

    Nói chung đối với dạng ủy quyền nội bộ này thì người ngoài bất khả xâm phạm và không thể có ý kiến vì đó là chuyện nội bộ của tổ chức, đèn nhà ai nấy rạng.

    Tuy nhiên nếu có nghi ngờ quyết định của nhân viên đó có thể "vượt quá thẩm quyền" thì ta có thể yêu cầu nhân viên chứng minh nhân viên đó đang hành động trong phạm vi ủy quyền được phép. Lúc đó có các trường hợp sau xảy ra:

    - Nhân viên có giấy ủy quyền hợp pháp riêng biệt (trường hợp này hiếm)

    - Nhân viên bảo chức năng, nhiệm vụ công việc của tôi là vậy, anh tin thì tiếp tục giao dịch không tin thì đi chỗ khác chơi 

    - Nhân viên đưa ra một lô lốc văn bản quy định quy trình thủ tục có ký tên, đóng dấu xanh đỏ mà nếu có đọc cũng không hiểu và cũng không biết văn bản đó có còn hiệu lực và hợp pháp hay không.

    Lúc đó ta chỉ còn có các lựa chọn (i) tiếp tục giao dịch nếu thấy có nhiều người khác cũng đang giao dịch giống mình, (ii) bỏ đi vì thấy mặt thằng cha nhân viên gian gian hoặc (iii) kiên quyết đòi giấy ủy quyền hợp pháp nếu giao dịch sắp thực hiện là cực kỳ quan trọng đối với mình.

    Nếu nhân viên đánh giá lại thấy đây là khách hàng sộp, báo lên sếp để xin sếp cái ủy quyền đàng hoàng thì ủy quyền này rơi vào nhóm dưới đây

    Nhóm 2: Ủy quyền cho nhân viên thực hiện giao dịch với đối tác bên ngoài.

    Ủy quyền lúc này không còn mang tính nội bộ nữa mà được sử dụng để cung cấp cho bên ngoài nhằm chứng minh thẩm quyền của nhân viên trong việc thực hiện giao dịch. Nó sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về ủy quyền (nhưng hỡi ôi quy định về ủy quyền của pháp luật VN ở khía cạnh này còn sơ sài lắm). Nhưng có còn hơn không. Một số giao dịch lớn, ví dụ cho vay cả chục, trăm, ngàn tỷ thì văn bản ủy quyền này phải là từ cấp cao nhất có thẩm quyền của tổ chức (chứ không chỉ đơn thuần từ người đại diện theo pháp luật) cụ thể là đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị.

    Tóm lại việc ủy quyền cho chi nhánh nó thuộc cái nào? nội bộ hay bên ngoài và do ai thực hiện ủy quyền thì nó tùy thuộc rất nhiều vào đối tác, bên chấp nhận việc ủy quyền để thực hiện giao dịch đó (bên cạnh việc kiểm tra xem giao dịch đó có phù hợp với giấy phép của chi nhánh hay không).

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 20/08/2014 03:30:34 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (20/08/2014)
  • #340281   21/08/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Đặc biệt là cái hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh sử dụng tên Chi nhánh, mã số thuế, dấu Chi nhánh nhưng vẫn đòi phải có ủy quyển của TGĐ. Sau khi có ủy quyền của TGĐ thì dùng tên và mã số thuế Công ty hay tên và mã số thuế Chi nhánh.

    Mỗi nhà thầu, cơ quan nhà nước lại tự đặt ra cái quy định về ủy quyền để cho an toàn theo cách của mình ngoài ra chẳng cần biết quy định thế nào   

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #340291   21/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Hoangvhung viết:

     

    Đặc biệt là cái hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh sử dụng tên Chi nhánh, mã số thuế, dấu Chi nhánh nhưng vẫn đòi phải có ủy quyển của TGĐ. Sau khi có ủy quyền của TGĐ thì dùng tên và mã số thuế Công ty hay tên và mã số thuế Chi nhánh.

    Mỗi nhà thầu, cơ quan nhà nước lại tự đặt ra cái quy định về ủy quyền để cho an toàn theo cách của mình ngoài ra chẳng cần biết quy định thế nào   

     

     

    Chào bạn.

    Chi nhánh không phải là pháp nhân. Đơn giản vậy thôi :'(Chi nhánh sử dụng tên phải gắn tên của cty, có mả số thuế cũng sử dụng mã số thuế của công ty và thêm 1 số phía sau đễ biết là chi nhánh.

    Chi nhánh muốn ký kết bất cứ vấn đề gì với bên ngoài thì phải có uỷ quyền.

    Sử dụng quy chế nội bộ, quyết định phân công ký thì thực tế là có thật, giống như có nhiều trường hợp ký kết mà không có giấy uỷ quyền . Tuỳ bên đối tác có chấp nhận rũi ro cho họ hay không mà thôi.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 21/08/2014 03:33:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #506700   05/11/2018

    Xin chào cả nhà! Bên mình có trường hợp như sau mong cả nhà hỗ trợ (Cty TNHH MTV có chi nhánh, địa điểm hoạt động thuộc Chi nhánh), vv ủy quyền điều hành công việc do đi công tác:

    - Giám đốc địa điểm hoạt động (ĐĐHĐ) đi công tác muốn Phó Giám đốc ĐĐHĐ điều hành công việc thì: GĐ ĐĐHĐ ủy quyền cho PGĐ ĐĐHĐ (nếu theo trường hợp này thì có thông qua GĐ Cty/hoặc GĐ CN không) hay GĐ Cty/GĐ CN ủy quyền.

    - Nếu Trưởng phòng CN đi công tác ủy quyền cho Phó phòng CN thì có thông qua GĐ CN không.

    Xin cảm ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #506732   05/11/2018

    Luatsumonv
    Luatsumonv

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2018
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào Bạn,

    Theo quy định của luật doanh nghiệp Người đứng đầu chi nhánh và ĐĐHĐ đều nhận ủy của người đại diện theo pháp luật của Công ty. Bạn xem những người đó được ủy quyền lại cho cấp phó không? Nếu văn bản ủy quyền của Người đại diện theo pháp luật Công ty cho phép người đứng đầu chi nhánh ủy quyền lại thì bạn hoàn toàn làm được. Nếu bạn không thấy thì người đứng đầu chi nhánh ủy quyền vượt thẩm quyền.

    Thân ái!

     
    Báo quản trị |