Tư vấn tâm lý học sinh – khó hay dễ thực thi?

Chủ đề   RSS   
  • #479751 25/12/2017

    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Tư vấn tâm lý học sinh – khó hay dễ thực thi?

    Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về tư vấn tâm lý cho học sinh trường phổ thông.

    Sau khi đọc thông tư này, mình có băn khoăn rằng liệu quy định như thế thì có tính khả thi không? Các trường có áp dụng trong cơ sở của mình không? Và nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường và các nguồn tài trợ bên ngoài. Vậy liệu rằng các trường sẽ tổ chức thường xuyên các buổi tư vấn chứ? Hay chỉ là làm cho đúng theo chỉ thị của Thông tư mà thôi.

    Nếu làm đúng và làm tốt theo tinh thần của thông tư 31/2017/TT-BGDĐT thì quả là một điều đáng mừng. Như vậy, các em học sinh ngay từ trên ghế nhà trường đã được tư vấn và hướng dẫn cho các tình huống thực tế, tư vấn tâm lý đúng lứa tuổi để các em có nhận thức đúng đắn và tránh được những suy nghĩ tiêu cực. Hình thành cho các em lối sống lành mạnh.

    Mặt khác, việc tư vấn tâm lý này cũng kịp thời phát hiện ra các trường hợp một số em học sinh vì áp lực, vì vấn đề gia đình mà phải bỏ học, để từ đó có cách giải quyết tốt cho các trường hợp đó, tạo điều kiện cho các em được theo học đầy đủ.

    Bản thân mình nghĩ việc này nên được áp dụng thí điểm tại những trường có điều kiện tốt, cơ sở vật chất đầy đủ để xem tính khả thi và chất lượng nó mang lại. Sau đó mới triển khai ở những khu vực tiếp theo và áp dụng cho cả nước.

    Trên đây là một số ý kiến cá nhân của mình, rất mong mọi người trao đổi và góp ý thêm để kiến thức của mình có thể hoàn thiện hơn nữa, tránh cho mình hiểu sai vấn đề.

     
    10002 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thambui94 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (25/12/2017) anthuylaw (25/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #480526   30/12/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Tư vấn thì rất dễ nhưng hiệu quả đạt được như thế nào thì mới quan trọng. Mình nghĩ giao toàn bộ hay phần lớn trách nhiệm nặng nề này cho nhà trường không phải là hướng đi đúng. Trước tiên việc tư vấn này phải xuất phát từ phía gia đình, sau đó mới tới nhà trường. Các gia đình phương tây mỗi người cha người mẹ là 1 người thầy, họ dạy cho con cái kỹ năng sống, học thức v.v...Nước ta hiện tại trách nhiệm đè lên vai của thầy cô, nhà trường quá lớn chưa kể đến việc trên trường được dạy dỗ kiểu này về nhà cha mẹ lại dạy dỗ theo kiểu khác, thế nên hiệu quả không cao. Việc tư vấn tâm lý này chúng ta đã thực hiện từ rất lâu rồi chứ không phải mới đây, tuy nhiên với những gì đang xảy ra hiện tại cho thấy phương pháp và cách thức chúng ta đang làm có vấn đề.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #480527   30/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Lức tuổi học sinh từ THCS đến THPT là đối tượng cần được tư vấn tâm lý nhất, vì trong độ tuổi này là độ tuổi nhạy cảm, tâm lý của các em rất dễ bị ảnh hưởng và dễ bị lái theo những điều tiêu cực. Nếu được tư vấn tốt thì sẽ giúp các em ổn định được tâm lý và tránh những nguy cơ sa ngã. 

    Tuy nhiên, việc thực thi điều này có vẻ rất khó. Nếu thực hiện thì chúng ta sẽ thực hiện như thế nào, mỗi cơ sở giáo dục phải tổ chức các buổi tư vấn tâm lý? Nếu tổ chức thì tổ chức thường xuyên và với mật độ như thế nào? Và chất lượng của những buổi tư vấn đó được đánh giá như thế nào? Nếu hiệu quả thì số tiền chúng ta bỏ ra cho hoạt động tư vấn tâm lý cũng hoàn toàn đúng. Hay là đưa môn tư vấn tâm lý này vào giảng dạy? Nếu  dạy thì ai dạy? Chương trình giảng dạy như thế nào?

    Chủ trương đưa ra mang tính ảnh hưởng rộng thì chúng ta phải giải quyét được tường tận mọi vấn đề gốc rể. Như vậy thì mới mang lại hiệu quả. 

     
    Báo quản trị |  
  • #480615   30/12/2017

    Theo mình, việc sử dụng giáo viên kiêm nhiệm trong khi thầy cô các trường không phải ai cũng có chuyên môn tư vấn tâm lý mà công tác giảng dạy lại quá tải, sẽ khiến việc tổ chức tư vấn tâm lý kém hiệu quả. Việc bố trí một phòng hoặc khu vực riêng để phục vụ việc tư vấn tâm lý cho học sinh cũng là khó khăn, đối với các trường học thường hây thiếu thốn cơ sở vật chất, nhiều trường phải bố trí cho học sinh học thành 2 ca. 

     
    Báo quản trị |  
  • #480627   30/12/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Nói về vấn đề này thì mình thấy cần có 1 đội ngũ được đào tạo chuyên về tâm lý để giải quyết những phát sinh trong môi trường học đường. Có những trường hợp cần phải có chuyên môn, tuy nhiên thì luật cũng đã quy định rồi, còn có tính khả thi hay không thì hạ hồi phân giải vậy. Ít nhất cũng giúp ích được gì đó về tâm lý của lứa tuổi mới lớn

     
    Báo quản trị |  
  • #480668   30/12/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Theo mình thì đây cũng là một hoạt động rất hay nếu như được tiến hành trong các trường học. Thông qua những buổi tư vấn tâm lý có thể giúp các giáo viên hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em hoàn thiện kỹ năng sống và định hướng phát triển đúng đắn. Ngoài ra, việc tổ chức thường xuyên những buổi sinh hoạt giúp tiếp xúc gần hơn với các em, rút ngắn khoản cách giữa giáo viên và học sinh.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #504538   12/10/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Nếu việc tư vấn tâm lý này được đưa vào áp dụng thì chắc sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả nhà trường, phụ huynh và học sinh. Do lứa tuổi học sinh cấp 2 cấp 3 thường có tâm lý không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nếu được tư vấn kịp thời sẽ giúp các em có định hướng và hành động đúng đắn, tránh những trường hợp đáng tiêc xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #504545   12/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Học sinh ở độ tuổi 15-18, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ,… Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,..
    Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân: gia đình, bạn bè,… Thế nhưng trong cuộc sống, người lớn chúng ta thường đòi hỏi các em phải có ý thức trách nhiệm, có thái độ hợp lý, có tính độc lập, nhưng mặt khác lại cũng đòi hỏi các em phải chịu sự sắp đặt của của người lớn. Vì vậy, thay vì cho con những lời khuyên, các bậc cha mẹ lại thường rót vào tai con cái những câu đại loại như: Con phải …, Con người ta … còn con thì …, Hồi đó ba (mẹ) …, … Không muốn bị áp đặt, không muốn bị so sánh, và không muốn nghe ba mẹ kể "chuyện đời xưa", con cái thường che giấu cha mẹ những điều mà các em đang trăn trở, những vướng mắc của bản thân.
    Có thể nói, lứa tuổi 15 – 18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống
     
    Báo quản trị |  
  • #504570   13/10/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Tư vấn tâm lý học sinh là mảng đã có quy định nhưng bấy lâu đã bị bỏ quên vì thiếu nguồn nhân lực chuyên trách, bác sĩ tâm lý đã thiếu, bác sĩ tâm lý cho học sinh còn hiếm hơn. Đơn giản vì người Việt hiện tại lo những bệnh về sinh lý đã là khó khăn, huống chi đến những bệnh về tâm lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #504795   15/10/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mình thấy không quá khó để thực thi  tư vấn tâm lý cho học sinh. Không cần phải tốn quá nhiều chi phí tổ chức các buổi lễ, văn nghệ,… thời gian có thể linh động, chỉ hơi khó khăn trong việc mời các chuyên gia, giảng viên. Đây là một hoạt động có ích cần được phát huy vì ngoài việc học các môn chuyên ngành các em học sinh cũng cần có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống và các tình huống thực tế diễn ra thường ngày.

     
    Báo quản trị |  
  • #505868   28/10/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Theo mình thấy, nếu được thì tốt nhất mỗi trường nên có một phòng hoặc ít nhất là một chuyên gia để tư vấn tâm lý cho học sinh. Đã là tư vấn thì không phải việc truyền đạt kiến thức thông qua một buổi thuyết trình với rất nhiều học sinh mà là sẵn sàng ở đó và tư vấn cho những học sinh gặp vấn đề khó nói, giống một bác sĩ tư vấn tâm lý thật sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #506080   30/10/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Tư vấn tâm lý học sinh mình nghĩ là cần thiết, bởi vì hiện nay rất nhiều trường hợp sinh viên mắc các bệnh về tâm lý do áp lực gia đình, học tập, thi cử, nếu có chính sách này thì mình đồng ý. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ lưỡng vì ngân sách hạn chế cũng như số lượng chuyên gia tâm lý cần có ở mỗi trường

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #506238   31/10/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Mình thấy việc tư vấn tâm lý cho học sinh là một việc rất hay và ý nghĩ tuy nhiên để tiến hành trên thực tế thì có thể gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, tiến trình... Ngoài ra, việc nắm bắt được tâm lý học sinh và tư vấn thực hiện theo phương pháp chung chứ còn chuyên sâu từng đối tượng thì cũng gặp nhiều khó klhăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #506242   31/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Biết rằng tư vấn tâm lý cho học sinh là vô cùng quan trọng, nhưng có lẽ sẽ khó để áp dụng với mọi đối tượng học sinh khác nhau. Vì mỗi một em học sinh sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau về tâm lý. Như vậy liệu rằng tư vấn một cách đại trà cho mọi học sinh có phù hợp không. Khi mà đối với một số em không gặp phải vấn đề đó cũng phải lắng nghe, còn vấn đề thực sự mà các em gặp phải lại không được tư vấn.

     
    Báo quản trị |  
  • #541327   17/03/2020

    Tư vấn tâm lý học sinh là một giải pháp rất hay, không những tạo nên một môi trường trao đôi tốt mà còn giúp chúng ta nắm bắt được những suy nghĩ để có thể kịp thời định hướng cho các em trong tương lai tốt hơn để giúp các em phát triển một cách tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #541687   23/03/2020

    Theo mình thấy, tư vấn tâm lý sớm cho các bạn học sinh rất tốt. Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi sẽ có những tâm lý khác nhau, vì vậy cần lựa chọn các phương pháp tiếp cận phù hợp thì mới có thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị cần tuyên truyền và đảm bảo tính riêng tư để các bạn học sinh có thể tự tin giải bày nhưng vấn đề của bản thân, tránh trường hợp lập ra phòng tư vấn nhưng không hoạt động.

     
    Báo quản trị |  
  • #541723   23/03/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Học sinh là lứa tuổi khó biết được tâm lý. Học sinh là lứa tuổi dậy thì, dần trưởng thành, khó có thể biết rõ được tâm lý của họ như thế nào. Người thân trong gia đình, cũng không thể hiểu rõ được tâm lý của con em mình. Vì ở độ tuổi này, khó để bày tỏ ra ý muốn và suy nghĩ của mình cho người khác nghe. 

     
    Báo quản trị |  
  • #542176   29/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Việc ban hành thông tư về tư vấn tâm lý cho học sinh truờng phổ thông là cần thiết và rất thiết thực. Thực tế nếu gia đình và nhà trường cùng kết hợp thì vịec tự vấn tâm lý cho các em học sinh sẽ không còn là vấn đề khó. Đặc biệt, cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm sẽ là những người quan sát và nắm bắt rõ nhất về tình hình tâm lý của các em, có thể phối kết hợp với nhau để tìm hiểu và đưa ra giải pháp về vấn đề đó. Ngòai ra, nhà trường nên tổ chức định kỳ những buổi tư vấn, trao đổi các vấn đề về tâm lý, tình cảm, lựa chọn của học sinh trong độ tuổi này, nhằm tạo cho các em vốn kiến thức cũng như huớng giải quyết các vấn đề của mình.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542316   30/03/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Tư vấn tâm lý học sinh nay không phải quá khó khăn để thực thi, áp dụng. Có rất nhiều cách để kết nối với các em thông qua: các lớp học, các bài giảng ngoại khóa hay qua các phương tiện truyền thông. Cách dẫn dắt thực tế, thú vị sẽ dễ dàng giúp các em tiếp thu và mạnh dạn trao đổi hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542852   31/03/2020

    Thực thi để mang tính hiệu quả có thể lồng ghép vào các tiết học hoặc thiết kế chương trình học có một môn tâm lý học. Và sẽ hiệu quả nếu những tiết học đó thú vị bởi cách dạy của các giáo viên. Khó hay dễ thì phải thực hi và điều chỉnh từ từ mới có thể cải thiện cũng như cải cách, chứ chỉ là nghiên cứu và dự định mãi mà không thực thi áp dụng thì cũng chỉ là lý thuyết suôn trên giấy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #552056   18/07/2020

    Tư vấn tâm lý chưa bao giờ là dễ cả, đặc biệt với đối tượng là học sinh. Không phải lúc nào cũng sẵn lòng chia sẻ những nghĩ hay vấn đề mình gặp phải trong cuộc sống. Mỗi người có mỗi suy nghĩ, góc nhìn đa dạng khác nhau nên việc làm chung chung thường không có hiệu quả cao. Còn làm với từng trường hợp thì không đủ nhân sự hoặc có thể bỏ sót.

     
    Báo quản trị |