Từ chối nhận di sản

Chủ đề   RSS   
  • #67899 11/11/2010

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Từ chối nhận di sản

    các bạn ơi  #0070c0;">điều 642 BLDS 2005#0070c0;"> quy định "thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế".

    Như vậy nếu B là con của A vì không muốn nhận di sản của bố nên đã làm đơn từ chối nhận di sản của A trước thời điểm mở thừa kế vậy thì văn bản từ chối nhận di sản đó của B có phù hợp không?mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các bạn!

    Thân@
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 11/11/2010 08:49:45 AM cập nhật link
     
    8128 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67918   11/11/2010

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30508
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết.

    Trước thời điểm mở thừa kế thì làm sao biết mình có được thừa kế hay không mà từ chối.

    Nhưng nếu có biết trước rằng mình được thừa kế đi nữa, nếu đến những giây phúc cuối cùng người để lại di sản thay đổi quyết định thì sao?

    Nên để mở thừa kế rồi hãy từ chối nhận di sản vẫn chưa muộn .
     
    Báo quản trị |  
  • #67948   11/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Các bạn SV ở đâu hết mà không thảo luận chủ đề này nhỉ?

    @ #ff8c00;">HuyenVuLS, có lẽ phải bổ sung thêm một tý.

    Cái văn bản của A không thể phù hợp. 

    Bởi lẽ về khía cạnh pháp luật thì:

    - Thứ nhất: Điều 642 BLDS quy định về quyền từ chối nhận di sản. Mà văn bản lại lập trước thời điểm mở thừa kế, tức là lập khi B còn sống. 

    Vậy lúc đó pháp luật đã gọi tài sản của B là di sản sản đâu mà từ chối. Theo Điều 634 thì di sản là tài sản của người chết cơ mà. 

    - Thứ hai: khoản 3 Điều 642 quy định "Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế".

    Quy định này phải được hiểu là quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế chỉ phát sinh kể từ ngày người để lại di sản chết.

    Còn về mặt thực tế thì B có tài sản khi còn sống. Nhưng có biết được trước là đến khi B chết những tài sản đó liệu có còn nữa để trơ thành di sản hay không mà từchối. 

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68051   11/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    chào anh BachThanhDC
    em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh nhưng vấn đề nằm ở chổ :
    A có 2 con là B(20 tuổi nhưng đang thất nghiệp phải sống dựa vào bố) và C có vợ là D và có con là E.
    C mang bệnh nặng và sắp chết trước khi chết C gọi tất cả các thành viên trong gia đình đến và xin từ chối nhận di sản của A với tâm nguyện là để lại toàn bộ di sản cho B (gia dình của C rất khá giả) trước tất cả mọi người và A đã lập thành văn bản có chữ ký của mọi người.
    sau khi C chết vì quá thương con nên A cũng qua đời không lâu sau đó mà không để lại di chúc
    vậy trong trường hợp này di sản của A sẻ được chia như thế nào đây?mọi người cùng tham gia nhé!
    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68064   11/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ồ! Em thử đối chiếu những thông tin mà em vừa đưa ra và chủ đề em đã lập là hai tình huống hoàn toàn khác nhau, phải không nào.

    Với lại, nhưng thông tin em vừa đưa ra cũng thật là khó hiểu, xem ra nó không được logic cho lắm.

    C sắp chết. C muốn từ chối nhận di sản của A. Vậy tại sao A lại là người lập văn bản. Ở đây có sự lẫn llọn không? Hay là vì C không đủ sức khoẻ hoặc sự minh mẫn để lập văn bản từ chối nữa nên nhờ A lập văn bản?

    Anh suy đoán thế này nhé:

    - A có 2 con là B và C (không thấy đề cập đến vợ của A nên tạm coi như không có vợ đi).
    - B đã 20T nhưng phải sống dựa vào A vì đang thất nghiệp.
    - C có vợ là D và con là E.
    - C bị bệnh sắp chết nhưng do khá giả nên muốn nhường lại toàn bộ di sản thừa kế mà A để lại cho B, bằng cách lập văn bản từ chối nhận di sản của A.
    - Sau thời điểm lập văn bản này thì C chết.
    - Một thời gian sau thì A cũng chết không để lại di chúc.

    Câu hỏi đặt ra là di sản của A chia như thế nào? Có bị ảnh hưởng bởi văn bản từ chối chối của C không (tức là có căn cứ vào văn bản này để xác định B được hưởng toàn bộ di sản A để lại không).

    Em xác nhận thông tin trên hoặc sai thì sửa lại đi, anh sẽ phản hồi sau.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68070   11/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    xin lỗi anh BachThannDC nha
    tại em đang ôn thi nên cũng có lúc lẫn...
    Và ý của em như anh đó
    anh giúp em với nha
    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68088   12/11/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    - A có 2 con là B và C (không thấy đề cập đến vợ của A nên tạm coi như không có vợ đi).
    - B đã 20T nhưng phải sống dựa vào A vì đang thất nghiệp.
    - C có vợ là D và con là E.
    - C bị bệnh sắp chết nhưng do khá giả nên muốn nhường lại toàn bộ di sản thừa kế mà A để lại cho B, bằng cách lập văn bản từ chối nhận di sản của A.
    - Sau thời điểm lập văn bản này thì C chết.
    - Một thời gian sau thì A cũng chết không để lại di chúc

    Câu hỏi đặt ra là di sản của A chia như thế nào? Có bị ảnh hưởng bởi văn bản từ chối chối của C không (tức là có căn cứ vào văn bản này để xác định B được hưởng toàn bộ di sản A để lại không).

    theo mình thì văn bản từ chối nhận di sản mà C lập không phù hợp ( HuyenVuLS và anh BachThanhDC đã giải thích vấn đề này ở trên), do đó văn bản này không thể phát sinh hiệu lực được.

    vì vậy, di sản của A sẽ vẫn được chia theo pháp luật: B= C = 1/2 di sản của A.

    do C chết trước thời điểm mở thừa kế nhưng có người thừa kế kế vị là E. do đó, E sẽ hưởng phần di sản của C.

    B = E = 1/2 di sản của A

    Cập nhật bởi hangxinhxan ngày 12/11/2010 01:38:36 AM

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |