Trường hợp này có dược xem là chuyển hoá tội phạm từ cướp giật sang cướp tài sản không?

Chủ đề   RSS   
  • #60330 10/09/2010

    vanduc

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp này có dược xem là chuyển hoá tội phạm từ cướp giật sang cướp tài sản không?

    Khoảng 12 h ngày 02/6/2010 có A, B, C cùng đi trên một xe máy, khi đi tới ngã ba đường thấy một người D đang ngồi trên xe máy bên đường nói chuyện điện thoại thì cả 3 cùng thống nhất là quay lại chiếm đoạt chiếc điện thoại của D.

    Khi quay xe lại thì A cho xe áp sát vào người kia còn C dùng tay cướp giật chiếc điện thoại nhưng không lấy được mà chiếc điện thoại đó bị rơi xuống chân người D.

    Lúc đó A cho xe quay lại để nhặt chiếc điện thoại nhưng D đã nhặt rồi nên A,B,C đuổi theo thì D hoảng quá bỏ chạy để xe máy lại, A B C tiếp tục đuổi theo D bằng xe máy đồng thời dùng đá ném vào D.

    D chạy được một khoảng chừng 50met thì gặp một khách sạn nên chạy vào trốn vì vậy A, B, C không đuổi theo nửa. Sau đó A,B,c quay về thì trên đường về bị D và mọi người bắt giữ.

    Hỏi luật sư là trường hợp nay hành vi của A,B,C có chuyển từ tội cướp giật sang tội cướp không? và vì sao?

    Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư.

    Chân thành cảm ơn!
     
    8940 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #60779   14/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Gửi vanduc!

    Đây rõ ràng là một trường hợp chuyển hoá tội phạm, từ cướp giật tài sản sang cướp tài sản. Bởi:

    Về lý luận, tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất. Tức là chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành. Còn ở đây A, B, C chưa giật được tài sản.

    Nếu dừng lại ở thời điểm này thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm về tội "Cướp giật..." thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Nhưng gần như ngay lập tức họ quay lại đuổi theo D với mục đích chiếm đoạt bằng được chiếc điện thoại (tất nhiên mục đích này cần phải được chứng minh).

    Và để thực hiện được mục đích này, họ đã có hành vi dùng đá ném vào D (hành vi dùng vũ lực). Hành vi và mục đích mà họ thực hiện ở giai đoạn này đã có đủ yếu tố cấu thành tội "cướp tài sản", vì tội cướp trong trường hợp này có cấu thành hình thức.

    Chào bạn!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68459   15/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Theo em thì tình huống này cần phải xác định hành vi ném đá của A,B,C thì mới kết tội được nếu A,B,C đuổi theo D nhằm mục đích chiếm bằng được chiếc điện thoại thì đây đã có sự chuyển hóa tội phạm còn nếu như A,B,C đuổi theo D vì tức không giật được điện thoại thì tùy theo mức độ hành vi của ABC sẻ cấu thành tội cố ý gây thương tích theo #0070c0;">điều 104 BLHS#0070c0;"> và tội cướp giật tài sản

    Thân@


    "Về lý luận, tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất"?
     
    Báo quản trị |  
  • #68477   15/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Em không để ý đấy thôi, ở trên anh đã viết thế này còn gì:

    "Nhưng gần như ngay lập tức họ quay lại đuổi theo D với mục đích chiếm đoạt bằng được chiếc điện thoại (tất nhiên mục đích này cần phải được chứng minh)".

    "Về lý luận, tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất"?
    Ý của em trong câu hỏi này là gì vậy?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68515   15/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mục đích là gì thì chỉ có ba thằng kia mới biết được, chứ ai mà biết được chúng nó nghĩ gì. Làm sao có thể chứng minh mục đích ném đã để cướp điện thoại hay không nhỉ.

    Nếu ném và cướp được thì chả nói, chứ còn ném mà chưa cướp được đã bị bắt, ba thằng kia đều khai là ném cho bõ tức, thì làm gì được nó. Chẳng nhẽ lại vào đồn công an, tẩn cho ba thằng một trận rồi bảo nó khai là nó có mục đích cướp à !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68520   15/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hix, quan trọng là lời khai đó boyluat à, nếu mà khai ném cho bỏ tức thì có thể bị truy cứ trách nhiệm hình sự theo điều 104 đó cậu à.

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68533   15/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Chào các bạn,

    Theo quan điểm của mình A, B, C đã phạm tội cướp ngay từ thời điểm "quay đầu xe lại để lấy điện thoại mà D đã nhặt lên"


    Rõ ràng với ưu thế 3 người, A, B, C đã tạo một sức ép lên D kiểu "dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực".


    Chúng ta không thể biện bạch cho A, B, C theo kiểu giựt đồ không được thì quay lại đánh D cho bỏ ghét và A, B, C không có ý định cướp điện thoại. Bởi vì A, B, C
    không có hành động nào cho thấy mình chấm dứt ý định tước đoạt điện thoại của D và với diễn biến như thế hoàn toàn có thể cho rằng nếu D không bỏ chạy thì D có thể bị đánh và bị cướp điện thoại. Đó là suy luận logic nhất trong trường hợp này.

    Vì vậy A, B, C phải bị truy tố về tội cướp tài sản.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |