Trường hợp nào NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo?

Chủ đề   RSS   
  • #535453 22/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Trường hợp nào NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo?

    Nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực mà nhiều doanh nghiệp có chính sách đưa người lao động đi đào tạo. Thông thường, đây là đào tạo dài hạn chứ không phải kiểu đi tập huấn thời gian ngắn khoảng vài ba ngày hay 1, 2 tuần. Và trước khi đi đào tạo, chắc hẳn người lao động sẽ được doanh nghiệp đề nghị ký một bản cam kết hay thỏa thuận là sẽ bắt buộc làm việc cho doanh nghiệp đó một số năm sau khi được đào tạo xong. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ nhiều lý do mà sau khi đi đào tạo về, người lao động không muốn làm việc cho doanh nghiệp đó nữa. Vậy câu hỏi đặt ra, họ có phải hoàn trả chi phí đào tạo hay không?

    Theo quy định của khoản 4 Điều 43 Bộ luật lao động 2012 thì Người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp: Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật :

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Đồng thời, tại khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 cũng có quy định về việc hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động như sau: 

    Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

    Như vậy, hiện nay Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định về trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật còn trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì có phải hoàn trả chi phí đào tạo hay không thì pháp luật chưa có quy định (trong đó, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được coi là trái pháp luật khi không rơi vào các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012). Đây có lẽ là bất cập tồn tại trong Bộ luật lao động 2012 và khiến doanh nghiệp phải đau đầu khi không may gặp phải trường hợp này. 

    Vậy, khoản chi phí đào tạo cần hoàn trả gồm những gì? Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2012, chi phí đào tạo mà người lao động phải hoàn trả bao gồm:

    – Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành,

    – Các chi phí khác hỗ trợ cho người học

    – Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

    – Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm thêm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

    Tuy nhiên, đây chỉ là quy định về hoàn trar chi phí đào tạo đối với người lao động thông thường, được điều chỉnh theo Bộ luật lao động 2012. Trường hợp người được cử đi đào tạo là công chức, viên chức nhà nước thì các quy định của pháp luật về vấn đề này lại hoàn toàn khác biệt.

    Cụ thể như sau:

    >>>ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

    Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật viên chức 2010:

    Điều 35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng

    ………

    3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

    >>>ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

    Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Tại khoản 4 Điều 49 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:

    Điều 49. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng

    ………

    4. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. 

    Như vậy, theo các quy định trên, nếu người được cử đi đào tạo là công chức, viên chức thì phải hoàn trả chi phí đào tạo trong mọi trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (dù là đúng pháp luật hay trái pháp luật) hoặc tự ý bỏ việc. Quy định này khác với quy định đối với người lao động thông thường vì Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định về việc hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

     

     

     
    2302 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572983   29/06/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng đào tạo:
     
    "Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
    ...
    2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
     
    a) Nghề đào tạo;
     
    b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
     
    c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
     
    d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
     
    đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
     
    e) Trách nhiệm của người lao động.
     
    3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo."
     
    Việc có đền bù chi phí đào tạo không thì cần phải căn cứ trong hợp đồng đào tạo quy định như thế nào.
     
    Tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có về việc đền bù chi phí đào tạo. Cụ thể:
     
    "Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo
     
    Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
     
    2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
     
    3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này."
     
     
     
    Báo quản trị |