Trộm là người trong nhà thì có bị xử lý hình sự không?

Chủ đề   RSS   
  • #87857 11/03/2011

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Trộm là người trong nhà thì có bị xử lý hình sự không?

    Em giả định có 1 gia đình khai báo mất trộm 500 triệu đồng và hơn 10 cây vàng. Sau khi điều tra công an phát hiện là thằng con quý tử của gia đình đó trộm tiền.
    1)Vậy thằng con quý tử có bị xử lý hình sự như mấy thằng ăn trộm khác không?
    2)Em cũng muốn biết tội ăn trộm với số tài sản trên là bóc lịch mấy năm?
    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 11/03/2011 11:52:58 PM
     
    6040 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #87859   12/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn!

    Theo QQ nghỉ thì bạn không phải là sinh viên luật, nên QQ dẫn điều luật cho bạn tham khảo và tự tìm câu trả lời cho mình:

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    #ff0000;">1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, #ff0000;">thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    #ff0000;">a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #87933   12/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào kyhuuphat123

    Em giả định có 1 gia đình khai báo mất trộm 500 triệu đồng và hơn 10 cây vàng. Sau khi điều tra công an phát hiện là thằng con quý tử của gia đình đó trộm tiền.
    1)Vậy thằng con quý tử có bị xử lý hình sự như mấy thằng ăn trộm khác không?
    2)Em cũng muốn biết tội ăn trộm với số tài sản trên là bóc lịch mấy năm?



     Vấn đề pháp lý như trên QuyetQuyen945 đã nêu rõ rồi, bạn tham khảo nhé!

     Thằng con quý tử, hay bất kì ai là chủ thể của tội phạm được pháp luật quy định, thì đều bị xử lý theo pháp luật!

     Chúc bạn vui vẻ!

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #88004   12/03/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Chào anh khacduy25
    Ý em nói là tên trộm là thằng con trong gia đình đó. Đã là người thân thì cha mẹ làm sao mà nỡ để thằng con mình ở tù được. Hơn nữa tài sản bị trộm là tài sản của cha mẹ thằng con quý tử đó.
    Nếu cha mẹ gửi đơn bãi nại thì thằng con có được miễn tội tha bổng không mặc dù nếu xét về pháp luật là vô cùng nghiêm trọng như ở điều 4?

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    #ff0000;">a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 12/03/2011 11:42:47 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #88095   13/03/2011

    phuongyen25419
    phuongyen25419

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 935
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào kyhuuphat123: cho mình trả lời là:  việc chịu trách nhiệm hình sự ở đây là với cơ quan nhà nước vi nước việt nam ta: ở đây là luật hình sự, chứ ko phải chịu trách nhiện với gia đình, ở đây không có sự thỏa thuận. mà sự thỏa thuận đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ mà thôi.
    Ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé: như A là con của B và C nhưng A đã giết chết B.  thì A vẫn bị truy cuus trách nhiệm hình sự về tội giết người!
     
    Báo quản trị |  
  • #88103   13/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào phuongyen25419

     việc chịu trách nhiệm hình sự ở đây là với cơ quan nhà nước vi nước việt nam ta: ở đây là luật hình sự, chứ ko phải chịu trách nhiện với gia đình

     Mình xin giải thích như thế này sẽ dễ hiểu hơn:

     Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của công dân với Nhà nước, chứ không phải là trách nhiệm với bất kì ai.

     Vì vậy khi đứa con này có hành vi vi phạm theo quy định của BLHS, thì đứa con này phải chịu. Và đơn bãi nại ở đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ TNHS .

    Vì vậy đứa con này vẫn bị truy cứu TNHS nếu như cơ quan có thẩm quyền truy cứu.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    #ff0000;">a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


     Em chú ý đây là khoản 4 của Điều 138 BLHS. Chứ không phải Điều 4 em nhé!

     Chúc em vui vẻ!


     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #88230   14/03/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    1/ Để trả lời cho câu hỏi trong trường hợp trộm cắp tài sản của gia đình thì có bị xử lý hình sự hay không, các bạ đã nêu được tính chất của trách nhiệm hình sự, đó là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải đối với bất kỳ cá nhân nào.

    Nhưng như vậy là chưa thực sự đầy đủ, bởi cũng có những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu TNHS. Trong lúc nếu người khác cũng thực hiện hành vi đó thì phải chịu trách nhiệm.

    Ví dụ như những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội "Không tố giác tội phạm" khi không tố giác người đó đã thực hiện các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng mà thôi. Còn các tội khác thì không phải chịu trách nhiệm.

    Vì vậy, để bổ sung cho câu trả lời trên, còn cần bám vào cấu thành cơ bản của tội Trộm cắp tài sản.

    Theo quy định tại điều 138 BLHS thì: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác... thì bị phạt...".

    Từ quy định này, khoa học luật hình sự định nghĩa về trộm cắp tài sản như sau: "Trộm cáp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác".

    Như vậy, bất cứ một người nào thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội "Trộm cắp tài sản", thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác (bất kỳ người nào) mà không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, hoặc đang do mình quản lý thì đều phải chịu TNHS về tội này.

    2/ Về việc bãi nại trong trường hợp cụ thể này, các bạn khẳng định nó chỉ là một tình tiết giảm nhẹ TNHS là đúng rồi. Nhưng các bạn chưa chỉ ra được vì sao nó lại chỉ là một tình tiết giảm nhẹ, mà không pải là một tình tiết loại trừ TNHS.

    Để trả lời cho câu hỏi này, cần căn cứ vào Điều 105 của BLTTHS quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Theo đó, tội "Trộm cắp tài sản" không phải là tội phạm chỉ được truy cứu TNHS khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, đơn bãi nại của người bị hại (trong trường hợp này là của chính gia đình người phạm tội) không phải là căn cứ để loại trừ TNHS cho người con.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (14/03/2011)
  • #88249   14/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Trân trọng cảm ơn anh Thành đã bổ sung!
     
     Chúc anh có một buổi chiều đầu tuần vui vẻ!

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |