Chào các bạn!
Thật tình là tôi chưa từng tham gia hay biết một vụ án nào đó có liên quan đến tranh chấp trâu như trên, cuối năm 2010, tôi có biết đến một vụ án, nhưng lại là tranh chấp "trâu con" (nghé), chứ không phải như tình huống nêu trên.
Tôi thấy các bạn các bạn tham gia cũng khá sôi nổi, và cuối cùng bạn Khắc Duy đã đưa ra lời giải (theo tập quán), nhưng tôi thấy thật sự chưa được thuyết phục.
Thứ nhất, khi Tòa án giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể thì đều tuân theo các nguyên tắc, quy định cụ thể được ghi nhận trong Luật tố tụng. Tôi không hình dung ra việc Tòa án sẽ làm như thế nào trong cách xử lý như trên (cũng có thể chánh án và các thành phần có liên quan sẽ phải trực tiếp đến hiện trường và chờ cho "hoàn cảnh" như trên xảy ra..nếu như vậy thì tôi thấy hơi "hài").
Thứ hai, việc làm này không mang lại sự chắc chắn, nó vẫn mang tính rủi ro, chưa chắc con Trâu về "đàn" nào thì con trâu ấy thuộc sở hữu của chủ đàn trâu đó (việc này chắc khi xử lý, phải làm nhiều lần cho chắc ăn...)
Thứ 3, nếu tôi là người đang chiếm hữu "con trâu đó", tôi sẽ không chấp nhận cách làm như trên, tôi chỉ làm theo những gì luật định, về dân sự, ai kiện cáo thì người đó có nghĩa vụ chứng minh, tôi thấy cách làm trên mang nhiều rủi ro, không chắc chắn nên có thể tôi không đồng ý.
Thứ 4, nếu có nhiều tình huống phát sinh sẽ làm "lúng túng" cho hội đồng xét xử, giả sử như, nếu có tình huống xử lý như trên, có đến 3 con bò lạc sang đàn bên kia thì sao, không lẽ cứ lấy đó làm căn cứ là ai là chủ sở hữu.
Thứ 5, về án phí, chi phí cho việc xét xử kiểu này...tôi chưa hình dung ra....
Thật sự là tôi chưa thể hình dung ra có hay không kiểu xét xử như trên (nó giống như cách xét xử thời phong kiến- truyện Thần đồng đất việt).
Nếu bạn nào có bản án, kiểu như thế này, thì cho tôi xin để học hỏi kinh nghiệm nha.
Cảm ơn sự quan tâm của các bạn!
Trân trọng!
Cập nhật bởi khacduy25 ngày 19/01/2011 04:52:27 PM
nguyenhuylaw@gmail.com
Phone: 0906.597.179