canh_vtc91 viết:Vụ án về tranh chấp lao động như sau.
Do bà H không có mặt tại phòng giám đốc khi giám độc triệu tập gấp để giải quyết công việc đột xuất lên bà H bị kỉ luật bằng hình thức khiển trách và chuyển làm công việc khác tù nhân viên thư ký sang lễ tân. Sau khi sang làm lễ tân bà H đã làm đổ ra thảm của công ty làm công ty bị thiệt hại chiếc thảm trị giá 15 triệu đồng. Công ty tiến hành thủ tục sa thải chị H theo quy định của pháp luật.
Hiện tại công ty vẫn chưa có nội quy lao động.
1. Công ty có quyền kỉ luật bà
#ff0000;"> H khi không có mặt theo lệnh triệu tập của giám đốc không khi mà
#ff0000;">công ty chưa có nội quy lao động?
2. Cách giải quyết của công ty với bà
#ff0000;"> H trong việc sa thải có căn cứ nào không ?
Chào bạn!
Để xem xét bà H có thể bị kỷ luật hay không thì chúng ta cần phải xem xét rằng là việc triệu tập này như thế nào?( trong giờ làm việc hay ngoài giờ làm việc).
Bà H không thể lên được vì lý do gì? có chính đáng hay không?
Hơn nữa theo quy định thì:
Điều 82 1- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh #ff0000;">thể hiện trong nội quy lao động.
Điều 3. Kỷ luật lao động theo Khoản 1 Điều 82 của Bộ Luật Lao động bao gồm những quy định về:
1. Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
#ff0000;">2. Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
3. Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động;
4. Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
Nhưng ngặt một nỗi là không phải doanh nghiệp ( đơn vị sử dụng lao động) nào cũng phải có nội quy lao động bằng văn bản cả mà chỉ những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải có nội quy lao động bằng văn bản thôi.
Vì thế chúng ta cần xem xét lại các yếu tố trên đã thì mới biết được rằng là việc kỷ luật bà H của cty là có cơ sở hay không?
Còn vấn đề về sa thải lao động ở đây thì cty đã sai rồi, vì họ không có căn cứ gì để sa thải người lao động cả bởi lẽ theo quy định
Điều 85
1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải #ffff00;">chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
A) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
#ff0000; font-size: 12pt; font-family: times new roman;">B) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức #ffff00;">mà tái phạm;
C) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Có hay chăng thì cty căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 85 BLLD để sa thải bà H.
Theo QQ thì cty không thể căn cứ vào khoản này được ( kể cả trong trường hợp là ở tình huống trên bà việc bà H bị kỷ luật là có căn cứ)
Bởi lẽ :"Tái phạm theo Khoản 1 Điều 88 của Bộ Luật lao động là trường hợp
#ffff00;"> đương sự chưa được xoá kỷ luật lao động lại phạm cùng lỗi mà trước đó đã phạm." Ở tình huống trên thì bà H đã phạm 2 lỗi khác nhau nên không thể xem là tái phạm được => việc sa thải bà H của cty là hoàn toàn trái luật.
Mong nhận thêm ý kiến của cả nhà!
thân!