1. Đối với di sản để lại nhưng không có di chúc thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật để chia cho các đồng thừa kế. Trong trường hợp người chết có di chúc và yêu cầu di sản để lại dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế, được giao cho một người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc theo thỏa thuận của các đồng thừa kế.
Trong trường hợp của bạn không có di chúc, do đó không cần tuân theo quy định này.
2. Bà ngoại bạn mất không để lại di chúc. Do đó, phần di sản để lại được chia theo pháp luật, tức chia đều cho các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất (chia thành 5 phần cho mẹ bạn, 2 dì và 2 cậu). Thời điểm mở thừa kế là năm 2003 (năm bà ngoại bạn mất), vì thế thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm tức đến 2013 mới hết. Trong khoảng thời gian 10 năm này, nếu giữa các đồng thừa kế không có thỏa thuận nào khác thì bất cứ đồng thừa kế nào cũng có quyền kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Sổ đỏ đứng tên mẹ bạn sẽ không có giá trị nếu như một trong những đồng thừa kế với mẹ bạn khởi kiện đòi chia tài sản là di sản để lại.
3. Gọi ông ngoại bạn, bà ngoại bạn và anh ruột của ông ngoại lần lượt là A, B và C. Cha mẹ của A và C mất (ông bà cố bạn) mà không để lại di chúc, do đó, A và C là đồng thừa kế di sản của người chết là căn nhà. Sau đó thì A mất, B và các con là đồng thừa kế với phần di sản của A (1/2 căn nhà); 1/2 căn nhà còn lại thuộc về C. B đã sử dụng căn nhà suốt từ thời điểm A chết đến nay như là chủ sở hữu mà C không hề có yêu cầu đòi chia tài sản, hơn nữa, C cũng xác nhận không tranh chấp về việc sở hữu căn nhà với B. Theo quy định của BLDS 1995, thời hiệu xác lập quyền sở hữu với bất động sản là ba mươi năm tính từ ngày chiếm hữu (bạn không nói rõ năm mà ông ngoại bạn chết nhưng tôi nghĩ chắc cũng hơn ba mươi năm nếu tính từ đó cho tới năm 2003) ;
BLDS 1995 viết:Điều 255. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
1- Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay t́nh, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, th́ trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định của pháp luât, B là chủ sở hữu hợp pháp duy nhất của căn nhà. Thực tế, C đã không còn là chủ sở hữu với 1/2 căn nhà nữa; do đó; C không có quyền định đoạt với căn nhà. Di chúc của C về căn nhà không có hiệu lực. Bạn nên nhấn mạnh điều này trong trường hợp các con của C đòi được chia trong trường hợp bán căn nhà.
4. Trong trường hợp căn nhà bị bán, tiền bán được căn nhà sẽ chia 5 phần (mẹ bạn, 2 dì, 2 cậu).
5. Trong trường hợp Tòa chấp nhận yêu cầu của họ, mỗi đồng thừa kế sẽ chịu mức án phí tương đương với phần giá trị tài sản thừa kế được chia (trong trường hợp này, 5 người đuợc chia 5 phần thì án phí sẽ chia đều cho 5 người). Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp được miễn án phí, bạn tham khảo để xem liệu mẹ bạn có được miễn án phí hay không, nếu được thì cần có đơn:
Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án 2009 viết:Điều 11. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí
Những trường hợp sau đây được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí:
1. Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.
2. Người lao động khởi kiện đ̣i tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xă hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc v́ bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
3. Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đă thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
4. Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lư hành chính giáo dục tại xă, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cá nhân, hộ gia đ́nh thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;
6. Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Nếu như Tòa chưa thụ lý vụ án thì bạn nên khuyên những người kia rút đơn về để tránh những khoản phí không cần thiết, nên tự thỏa thuận với nhau trong việc bán căn nhà.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.