tranh chấp dân sự hay thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #110323 14/06/2011

    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    tranh chấp dân sự hay thương mại

    Ông A ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với công ty C. Sau đó, ông A xây nhà xưởng và sản xuất nước đá trên đất thuê đó. Đến năm 2009, ông A ko làm nữa nên cho ông B thuê lại toàn bộ nhà xưởng và các tài sản trong đó để ông B sản xuất nước đá. XIn cho biết hợp đồng thuê nhà xưởng giữa ông A và ông B là hợp đồng thương mại hay dân sự?Tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng giữa ông A và ông B là tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại?
     
    22025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #110343   14/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin chào bạn!
     Theo quan điểm của tôi thì hợp đồng trên là hợp đồng thương mại. Và tranh chấp này là tranh chấp thương mại!

     Vì bản chất của thương mại là lợi nhuận!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #110357   14/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Cần có hướng dẫn phân biệt án

    #ffff00;">Thẩm phán Nguyễn Văn Tiến (Tòa Kinh tế TAND Tối cao) nêu vấn đề: “Việc phân biệt các tranh chấp về kinh doanh thương mại (KDTM) và tranh chấp dân sự theo khoản 1 Điều 29 BLTTDS hiện nay đang vướng. #ffff00;">Có người bảo tranh chấp KDTM thì phải dựa vào tiêu chí là có mục đích lợi nhuận. Thế nhưng nhiều ý kiến nói chỉ cần tiêu chí có đăng ký kinh doanh là được. Theo tôi, nên hiểu theo cách thứ nhất vì yếu tố lợi nhuận là dấu hiệu đặc trưng bắt buộc của loại án này”.

    Tuy nhiên, #ffff00;">Phó Chánh án TAND tỉnh An Giang Nguyễn Văn Học đề nghị: “#ffff00;">Phải thỏa mãn cả hai điều kiện là có mục đích lợi nhuận và có đăng ký kinh doanh thì mới được coi là án KDTM. Còn thiếu một trong hai thì chỉ có thể coi là vụ án dân sự mà thôi. Trước mắt TAND Tối cao phải có hướng dẫn ngay để các tòa địa phương áp dụng chung”.

    #ffff00;">Thẩm phán Trần Văn Sự (Phó Chánh án TAND TP.HCM) đồng tình phải có những hướng dẫn tạm thời cho thẩm phán phân biệt được thế nào là án KDTM trước khi sửa đổi BLTTDS...

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trường Đại học Luật TP.HCM) đề xuất thêm, khi sửa đổi BLTTDS nên gọi là vụ án kinh doanh hoặc là vụ án thương mại cho dễ hiểu thay vì án KDTM như hiện nay. Một thẩm phán TAND tỉnh Đồng Nai nói: “Chúng ta nên gọi đó là vụ án thương mại vì luật và các điều ước quốc tế đều có tên như thế”.

    Tuy nhiên hiện tại #ffff00;">mọi vấn đề về hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, thừa kế, lao động khi phải giải quyết tại toà thì thực hiện trình tự tố tụng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Điều 29 Bộ luật Tố Tụng Dân sự năm 2004 quy định: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    Theo quan điểm của anh thì rất khó phân biệt vì luật chưa thật rõ ràng cũng giống như các vị trên đây trình bày.
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #110374   15/06/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi, luật đã quy định rất rõ ràng phải đủ 2 yếu tố "có ĐKKD" và "mục đích lợi nhuận" đối với trường hợp hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản:

    BLTTDS 2004 viết:
    Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhauđều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
    ............................................................................................................................................
    e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

    2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
    ............................................................................................................................................


    Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ của ĐIều 29, BLTTDS 2004 không bắt buộc có yếu tố "có đăng ký kinh doanh" của các bên:

    BLTTDS 2004 viết:
    Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
    3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

    Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP viết:
    I. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
    ............................................................................................................................................
    3. Về quy định tại Điều 29 của BLTTDS

    ............................................................................................................................................
    3.4. Đối với các tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 29 của BLTTDS thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 Điều 25 của BLTTDS


    Những ý kiến mà AuQuangPhuc trích dẫn chỉ có  mục đích tham khảo,những vướng mắc mà các thẩm phán,luật sư gặp phải nhằm sửa đổi BLTTDS 2004 cho hợp lý hơn. Thực tế, BLTTDS 2010 sửa đổi,bổ sung BLTTDS 2004 vẫn giữ nguyên quy định tại Điều 29. Các bạn truy cập vào link sau để tham khảo chi tiết bài đã được trích dẫn từ đó: http://phapluattp.vn/20100627115719401p0c1063/lung-tung-phan-dinh-an-dan-su-an-thuong-mai.htm
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 15/06/2011 01:37:41 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #505432   23/10/2018

    Việc phân biệt tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại phải dựa vào chủ thể trong tranh chấp, cụ thể theo quy định tại điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 "Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận."

    Theo đó thì tranh chấp xảy ra giữa những người kinh doanh hoặc những tổ chức kinh doanh thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của các tranh chấp thương mại. Trường hợp này, nếu tranh chấp trên mảnh đất này thì là tranh chấp dân sự. Trường hợp tranh chấp đứng trên góc độ giữa công ty ông A và công ty ông B thì mới gọi là tranh chấp thương mại. Nếu giữa 2 cá nhân tranh chấp đất thì là tranh chấp dân sự.

     
    Báo quản trị |