Trầm cảm sau sinh có phải bệnh tâm thần??

Chủ đề   RSS   
  • #457430 14/06/2017

    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Trầm cảm sau sinh có phải bệnh tâm thần??

    Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Cũng được gọi là rối loạn trầm cảm chính và trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống. Có rất nhiều dạng trầm cảm xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó trầm cảm sau sinh là một trong những dạng nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất

    Phụ nữ sau khi sinh con dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh do không được chồng và gia đình quan tâm, hoặc do một số lý do không thể chăm sóc tốt cho con lâu ngày sức ép tâm lý đè nặng dẫn đến mắc chứng trầm cảm sau sinh. Rất sợ gần con, cảm thấy con là gánh nặng, nguy hiểm hơn là có ý định giết đi chính đứa con của mình, điển hình là gần đây xảy ra việc bé trai 33 ngày tuổi ở Thạch Thất (Hà Nội) bị chính mẹ ruột mình giết hại

    Theo Y học thì trầm cảm sau sinh là một dạng bệnh lý liên quan đến thần kinh cho nên có thể áp dụng quy định tại khoản 1 điều 13 Bộ luật Hình sự 1999

    Điều 13. Tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

    Nhưng tại Điều 94 Bộ luật hình sự 1999 lại có quy định

    Điều 94. Tội giết con mới đẻ 

    Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

    Vậy trong những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh này áp dụng điều luật nào mới là đúng?

     

    Lavie est belle

     
    20278 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #457650   15/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    truongvandung1220 viết:

    Theo mình để xác định áp dụng một trong 2 điều Luật ban nêu thì rất khó, vì cơ quan chức năng còn căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định người phụ nữ có phải bị bệnh trầm cảm hay không nữa và đôi khi cong phải nhờ vào Luật sư biện hộ nữa bạn, việc xử này để ra một bản án vừa hợp tình hợp lý là rất khó nên ít ai nói được chắc chắc.

    Mình cũng đang muốn hóng xem việc này được xử lý thế nào, theo suy nghĩ chủ quan của mình thì nên xét yếu tố tâm thần và môi trường tác động đến tình trạng của người mẹ trong trường hợp này, vì không có lý do gì mà một người mẹ có thể xuống tay giết hại đứa con mình dứt ruột sinh ra trong khi nó còn đỏ hỏn thế kia được

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #457653   15/06/2017

    ntqn1993 viết:

     

    truongvandung1220 viết:

     

    Theo mình để xác định áp dụng một trong 2 điều Luật ban nêu thì rất khó, vì cơ quan chức năng còn căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định người phụ nữ có phải bị bệnh trầm cảm hay không nữa và đôi khi cong phải nhờ vào Luật sư biện hộ nữa bạn, việc xử này để ra một bản án vừa hợp tình hợp lý là rất khó nên ít ai nói được chắc chắc.

     

     

    Mình cũng đang muốn hóng xem việc này được xử lý thế nào, theo suy nghĩ chủ quan của mình thì nên xét yếu tố tâm thần và môi trường tác động đến tình trạng của người mẹ trong trường hợp này, vì không có lý do gì mà một người mẹ có thể xuống tay giết hại đứa con mình dứt ruột sinh ra trong khi nó còn đỏ hỏn thế kia được

    Nếu bạn muốn hóng xử lý thế nào thì bạn nên tìm các bản án đã từng xử về vấn đề này thì sẽ ro thôi bạn, nhưng mình nghĩ các thẩm phán thiên về tình hơn nên ít khi cho là tội giết người, việc người mẹ giết con mình có thể do hận bố đứa trẻ đã bỏ mình, trên đời này việc gì cũng có thể xảy ra mà bạn và việc này là thường xuyên bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #457659   16/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Đối với những bệnh lý về thần kinh thì chỉ có kết luận của bác sĩ mới xét được trầm cảm trường hợp trên áp dụng Điều 13 hay 194. Không liên quan nhưng tự nhiên đọc Điều 194 mình thấy có quy định "hoàn cảnh khách quan đặc biệt" chẳng hiểu thế nào được xác định là khách quan đặc biệt.

    Cập nhật bởi Sensen93 ngày 16/06/2017 12:55:43 SA

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (16/06/2017)
  • #457686   16/06/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Trường hợp trên có 2 vấn đề cần phải bàn:

    Thứ nhất là người mẹ có bị truy cứu TNHS hay không?

    Thứ hai nếu bị truy cứu TNHS thì sẽ truy cứu theo Điều nào Giết người hay Giết con mới đẻ?

    Vấn đề thứ nhất chúng ta chưa thể kết luận mà cần phải có kết luận chính xác từ phía cơ quan chức năng để xác định rằng người mẹ có bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng kiểm soát hành vi trong lúc giết con hay không (có thể bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, không bắt buộc chỉ bị bệnh tâm thần Điều 13 BLHS 1999).

    Vấn đề thứ 2, theo quan điểm cá nhân thì không thể truy cứu tội Giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS 1999, Điều 124 BLHS 2015). Bởi vì để thỏa mãn điều kiện cấu thành tội này thì phải đảm bảo 2 yếu tố: Con mới đẻ và nguyên nhân giết con mới đẻ.

    Trong đó nguyên nhân đã nêu rất rõ là do tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Còn như thế nào là con mới đẻ thì BLHS 1999 không quy định rõ nhưng BLHS 2015 đã quy định rất rõ là giết con trong vòng 07 ngày tuổi. Đứa bé trong vụ việc trên đã được 33 ngày tuổi, vì vậy không thể được xem là con mới đẻ được.

    Vì vậy trong vụ việc trên chỉ có 2 khả năng xảy ra, một là người mẹ vô tội, hai là người mẹ phạm tội giết người. Loại trừ khả năng phạm tội Giết con mới đẻ.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #457701   16/06/2017

    hoangluathoc
    hoangluathoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2016
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    -Trầm cảm không phải là bệnh tâm thần.trong khoa học hình sự người ta gọi là bệnh khác để nhầm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự.Bởi lẻ người bệnh trầm cảm vẩn có khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình chứ không mất hết khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình.

    -Còn người bị bệnh tâm thần thì được xác định bởi BLDS :

    Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

    1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

    2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangluathoc vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (16/06/2017)
  • #457705   16/06/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    ntqn1993 viết:

    Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Cũng được gọi là rối loạn trầm cảm chính và trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống. Có rất nhiều dạng trầm cảm xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó trầm cảm sau sinh là một trong những dạng nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất

    Phụ nữ sau khi sinh con dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh do không được chồng và gia đình quan tâm, hoặc do một số lý do không thể chăm sóc tốt cho con lâu ngày sức ép tâm lý đè nặng dẫn đến mắc chứng trầm cảm sau sinh. Rất sợ gần con, cảm thấy con là gánh nặng, nguy hiểm hơn là có ý định giết đi chính đứa con của mình, điển hình là gần đây xảy ra việc bé trai 33 ngày tuổi ở Thạch Thất (Hà Nội) bị chính mẹ ruột mình giết hại

    Theo Y học thì trầm cảm sau sinh là một dạng bệnh lý liên quan đến thần kinh cho nên có thể áp dụng quy định tại khoản 1 điều 13 Bộ luật Hình sự 1999

    Điều 13. Tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

    Nhưng tại Điều 94 Bộ luật hình sự 1999 lại có quy định

    Điều 94. Tội giết con mới đẻ 

    Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

    Vậy trong những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh này áp dụng điều luật nào mới là đúng?

     

    Theo mình nghĩ trong trường hợp này ngoài việc theo dõi kết quả của cơ quan điều tra thì với các nhân mình thấy nên áp dụng điều 13 bởi vì không một người mẹ nào lại muốn giết chết con mình. Khi được điều trị và lấy lại được sự tỉnh táo thì tòa án lương tâm của chính người mẹ đã trở thành tòa án khắc nghiệt nhất trên thế giới rồi, cái danh giết chết con của chính mình là tội lỗi lớn nhất của người mẹ trẻ

     
    Báo quản trị |  
  • #457709   16/06/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình cũng nghĩ là nên tiến hành giám định rồi mới có thể đưa ra phán xét cũng như biết là nên áp dụng quy định nào trong tình huống trên. Chứ không thể chỉ nhìn vào sự việc mà có thể đưa ra kết luận hay áp dụng một quy định xử phạt cho hành vi trên được.

     
    Báo quản trị |  
  • #457713   16/06/2017

    thole2222
    thole2222

    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2016
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 819
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 14 lần


            Mình xin góp ý thảo luận với mọi người 1 chút. 
           Bạn nói áp dụng điều luật nào cho đúng, và bạn đưa ra có điều 94.tội giết con mới đẻ. Mình nghĩ áp dụng điều này là có vẻ không khách quan lắm.  vì con mới đẻ là được tính là " khi sinh ra dài nhất là 7 ngày , kể từ ngày thứ 8 trở đi người mẹ giết con mình thì không được xem là giết con mới đẻ nữa ". Mà trong trường hợp này đứa trẻ đã 33 ngày tuổi nên mình nghĩ không thể áp dụng điều 94 cho trường hợp này. Nếu đi giám định mà không có bị tâm thần thì mình nghĩ áp dụng điều 93. tội giết người BLHS 1999 và thêm tình tiết tăng nặng là giết trẻ em.
         
     Đây là ý kiến của riêng mình nha, nếu không phải mong mọi người thông cảm.

    Cập nhật bởi thole2222 ngày 16/06/2017 03:00:04 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thole2222 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (16/06/2017)
  • #457771   16/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chào bạn!

    Theo mình, trầm cảm không phải là bênh tâm thần, vì trầm cảm là hiệu ứng trạng thái mệt mỏi, buồn rầu chán nản, không có hứng thú trong công việc và mọi thứ xung quanh như thêm một màu xám.

    Còn việc mà sau khi sinh phụ nữ gặp phải tình trạng lo lắng hay mệt mỏi buồn chán thì vấn đề này khá nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của người phụ nữ và khá khó trong chuẩn đoán. Tuy nhiên nó cũng không phải là hội chứng của bệnh tâm thần mà chỉ là những cảm giác trong tâm trí của con người bị áp lực và không thoải mái đè nặng tâm lý dẫn đến trầm cảm..

     
    Báo quản trị |  
  • #458734   25/06/2017

    Cần xác định rõ động cơ, mục đích gây án cùng với việc gây án trong trạng thái tâm lý như thế nào để làm căn cứ đưa ra hình phạt với nghi phạm. Nếu nguyên nhân gây ra cái chết cho em bé xuất phát từ mâu thuẫn gia đình và do bị ảnh hưởng về bệnh trầm cảm sau sinh thì cần thiết phải giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người mẹ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    145pct (28/06/2017)
  • #464591   15/08/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Mình không phải bác sĩ chuyên tâm lí nhưng dựa trên những vụ việc đau lòng mẹ giết con đẻ vì trầm cảm sau sinh thì mình cũng nhận thấy bệnh này có thể phát triển nặng và gây hậu quả nặng nề như thế nào. Đúng là đến lúc Bộ Y tế cần có sự đầu tư nghiên cứu và ban hành văn bản điều chỉnh về vấn đề này, trước khi những vụ việc tương tự khác xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #464614   15/08/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình nghĩ vấn đề này không thể chỉ qua vài định nghĩa câu chữ mà xác định được. Trầm cảm sau khi khi là bệnh lý, còn để xác định có đến mức tâm thần - mất năng lực hành vi để miễn trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào kết quả giám định y khoa và thực tế vụ án như thế nào nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #466577   04/09/2017

    Mình thấy trong từng trường hợp, từng điều kiện hoàn cảnh và mức độ khác nhau thì mới kết luận được là có tâm thần hay không. Chứ nếu như xét tất cả những phụ nữ sau sinh mà có dấu hiệu trầm cam đều bị tâm thần để hoãn trách nhiệm HS thì không phù hợp xíu nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #466582   04/09/2017

    Em chào anh/chị.

    Bám theo chủ đề này, em cũng có thắc mắc về chế tài cho điều 94 của BLHS 1999 quy định về tội giết con mới đẻ

    Chủ thể của tội này là ng mẹ đang trong trạng thái tâm, sinh lí không bình thường do tác động của việc sinh con. Như vậy thì tình trạng trầm cảm sau sinh hoàn toàn thoả mãn điều này.

    Nhưng chế tài cho tội này lại là hình phạt tù. 

    Câu hỏi của em là liệu chế tài này có thực sự thích đáng và đã phù hợp với chủ thể này chưa, khi mà người phụ nữ đó đã phải chịu tác động quá nhiều về mặt tâm lý (thậm chí là thể xác) dẫn tới bị trầm cảm?

    Em mới là sinh viên năm 3 của trường Luật Hà Nội ạ. Có gì sơ xuất thì môn anh/chị thông cảm ạ :D 

     
    Báo quản trị |  
  • #466769   06/09/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Tình trạng này đúng là cũng khá phổ biến. Bản thân là phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Sau khi trải qua kỳ sinh đẻ, vừa có những biến đổi lớn về thể chất lẫn tinh thần nên giai đoạn này khá nhạy cảm. Gia đình va đặc biệt là người chồng cần có sự quan tâm đến tâm tư, tình cảm của họ để giúp họ vượt qua

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn myduyen1312 vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (06/09/2017)
  • #466771   06/09/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    myduyen1312 viết:

    Tình trạng này đúng là cũng khá phổ biến. Bản thân là phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Sau khi trải qua kỳ sinh đẻ, vừa có những biến đổi lớn về thể chất lẫn tinh thần nên giai đoạn này khá nhạy cảm. Gia đình va đặc biệt là người chồng cần có sự quan tâm đến tâm tư, tình cảm của họ để giúp họ vượt qua

    Mình cũng ủng hộ ý kiến của bạn. Vấn đề trầm cảm sau khi sinh rất nguy hiểm, mà đôi lúc chính bản thân người mẹ - người phụ nữ không biết và gia đình họ cũng không biết, nên vấn đề ở đây không phải là chỉ khi xảy ra vấn đề thì mới giật mình điều chỉnh mà các gia đình nên lưu ý và quan tâm hơn về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #466772   06/09/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    phụ nữ sau sinh dễ bị bệnh trầm cảm. Càng lâu thì càng có những vấn đề mà phụ nữ phải lo lắng tới như: sức khỏe của chính mình, việc dành hoàn toàn thời gian ở nhà để chăm sóc con mà không hề có bất cứ một công việc nào kiếm thêm thu nhập, hoặc có thể là việc giữ chồng. Đó đều là những nỗi lo lớn đối với phụ nữ nói chung. Những tâm sự khó giải tỏa lâu dần trở thành việc trầm cảm. 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #466782   06/09/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Đa phần phụ nữ sau sình đều bị trầm cảm, do rất nhiều vấn đề xảy ra, chủ yếu là do tâm lý phụ nữ lúc đó thay đổi nhiều. Mình thấy trầm cảm sau sinh không phải bệnh tâm thần, trầm cảm ở đây do bị stress, nhiều vấn đề gặp pahir dồn nén quá lâu dẫn đến tinh thần bị ức chế gây ra trầm cảm, và cũng dễ cải thiện tình hình hơn bệnh tâm thần. Trầm cảm thường ở mức độ nhẹ hơn tâm thần nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #466822   06/09/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình nghĩ vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của trầm cảm sau sinh. Gần đây có vụ một cô gái trẻ giết con vì trầm cảm thì mọi người mới bắt đầu lơ mơ nhận thức được hậu quả nghiệm trọng của tình trạng stress kéo dài sau khi sinh. Hy vọng từ nay với sự quan tâm nhiều hơn của gia đình, nhất là người chồng, để không còn những việc đáng tiếc nào như vụ việc như trên nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #466856   07/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Thực ra theo mình trong một số trường hợp, trầm cảm cũng có dấu hiệu của bệnh tâm thần, tuy nhiên không phải mọi trường hợp trầm cảm đều mang bệnh lý tâm thần. Với  các cơ quan chức năng khi xác định tội phạm liên quan đến bệnh tâm thần cần phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, kiểm tra xác định từ đó xác định tâm lý tội phạm tác động như thế nào, có hay không vào cấu thành tội phạm để xác định tội phạm và trách nhiệm hình sự phù hợp đối với chủ thể có hành vi phạm tội.

     
    Báo quản trị |