Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Cũng được gọi là rối loạn trầm cảm chính và trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống. Có rất nhiều dạng trầm cảm xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó trầm cảm sau sinh là một trong những dạng nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất
Phụ nữ sau khi sinh con dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh do không được chồng và gia đình quan tâm, hoặc do một số lý do không thể chăm sóc tốt cho con lâu ngày sức ép tâm lý đè nặng dẫn đến mắc chứng trầm cảm sau sinh. Rất sợ gần con, cảm thấy con là gánh nặng, nguy hiểm hơn là có ý định giết đi chính đứa con của mình, điển hình là gần đây xảy ra việc bé trai 33 ngày tuổi ở Thạch Thất (Hà Nội) bị chính mẹ ruột mình giết hại
Theo Y học thì trầm cảm sau sinh là một dạng bệnh lý liên quan đến thần kinh cho nên có thể áp dụng quy định tại khoản 1 điều 13 Bộ luật Hình sự 1999
Điều 13. Tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Nhưng tại Điều 94 Bộ luật hình sự 1999 lại có quy định
Điều 94. Tội giết con mới đẻ
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Vậy trong những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh này áp dụng điều luật nào mới là đúng?