chào bạn! mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: để giải
quyêt được thắc mắc của bạn mình xin nêu ra đây các điều luật liên quan đến vụ việc
mà bạn trình bày để bạn có thể xem xét và tự tìm được câu trả lời cho mình.
Điều
133. Tội cướp tài
sản
1. Người nào dùng vũ
lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên
nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí,
phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản
có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm
trọng.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản
có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất
nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản
có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều
46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau
đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã
ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự
nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong
trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong
trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong
trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người
bị hại hoặc người khác gây ra;
e)
Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa
gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần
đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị
người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc
hậu;
l) Người phạm tội là
phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là
người già;
n) Người phạm tội là
người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình;
o) Người phạm tội tự
thú;
p) Người phạm tội
thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích
cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã
lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là
người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công
tác.
2. Khi quyết định hình
phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng
phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm
nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì
không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều
53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm
Khi quyết định
hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng
phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm
nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Hy vọng
với gợi ý trên bạn sẽ sớm giải quyết được thắc mắc của mình!