Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    316780 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #29501   12/10/2009

    Vedanvietnam
    Vedanvietnam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2009
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    chào bạn
    Thông tin bạn đưa ra quá chung chung. Bạn muốn tìm lý do tránh tội hay giảm nhẹ tội cho A thì cần phải có thêm thông tin. Muốn chứng minh A không đồng phạm thì phải có căn cứ cho thấy A không tham gia bàn bạc gây án, không thực hiện hành vi nào chứng tỏ A "hưởng ứng" nội dung cuộc bàn bạc... Nếu có chứng cứ chứng minh điều ngược lại thì BÓ TAY.
    còn việc xác định tội danh của A: với thông tin mà bạn nêu không thể xác định được. Với những thông tin mà bạn đưa ra thì chỉ có thể phỏng đoán A: có thể phạm tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
    "Đồng phạm" không phải là yếu tố định tội, chỉ là tình tiết tăng nặng.
    Còn khung hình phạt à. ít thông tin qua bạn ơi. Để là lời câu hỏi của bạn cho nó Luật thì phải có thông tin chi tiết hoặc hồ sơ vụ án.
    Thân chào!

     
    Báo quản trị |  
  • #29502   23/10/2009

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Nếu nói về làm cách nào để tránh tội cho A thì bạn cần phải chờ Viện Kiểm Sát ra cáo trạng.
    Tuy nhiên, nhân nói đến đây là một vụ án giết người và với những tình tiết mà bạn nêu trên thì bạn, gia đình A và A cần làm rõ những vấn đề sau:
    - Xác định rõ lý do chính đáng tại sao A mặc dù có tham gia bàn bạc nhưng ko thực hiện tội phạm.
    - Việc A ko có mặt tại hiện trường có ai làm chứng k ? A có bằng chứng ngoại phạm k?
    Việc trả lời cho 2 vấn đề trên sẽ rất có lợi cho việc chứng minh A đã "tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội" (Điều 19 BLHS) và sẽ được miễn TNHS.
    Trong trường hợp A ko giải quyết được 2 vấn đề trên, và VKS có đủ lý lẽ ra cáo trạng A là đồng phạm giết người thì hình phạt được áp dụng theo Đ93 BLHS về tội giết người.

     
    Báo quản trị |  
  • #29471   23/09/2009

    victoryltd
    victoryltd

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi về mức xử phạt với tội cờ bạc lô đề

    Kính chào Luật sư!
    Tôi xin được hỏi về trường hợp sau:  Tôi có một cậu em trai mới bị bắt về tội đánh bạc dưới hình thức lô đề. Em tôi chơi lô đề hết 2,5 triệu nhưng theo quy định thì số tiền em tôi chơi được nhân lên theo tỷ lệ thắng nên em tôi bị vào mức 24triệu500. Em tôi chưa tiền án tiền sự, là lần đầu vi phạm, hoàn cảnh gia đình thì như sau: mẹ mất từ lúc còn nhỏ, bố thì bị tàn tật hỏng mắt, ở với ông bà nội từ nhỏ, hiện nay đã lập gia đình và đã có một con nhỏ 3 tuổi. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên làm liều một phen nhưng không may bị bắt. Vậy kính mong các luật sư hãy giúp tôi cho tôi biết luật pháp nhà nước sẽ áp dụng mức xử phạt ra sao đối với cậu em tôi. Rất mong có câu trả lời sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Cập nhật bởi victoryltd vào lúc 21/09/2009 23:34:19
     
    Báo quản trị |  
  • #29472   23/09/2009

    vu07
    vu07

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2009
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 1374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Đánh đề

    Theo Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội đánh bạc như sau:

    "1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này (điều 248) và  điều 249 của bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2-7 năm

    a) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; 

    c) Tái phạm nguy hiểm.            

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3-30 triệu đồng. "
    Theo mục 6.3  phần I nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự quy định:
    "a. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng là có giá trị lớn;

    b. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng là có giá trị rất lớn;

    c. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn."
    Tuy nhiên, nếu em anh thành khẩn khai báo, phối hợp tốt với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải...nói chung là có những tình tiết để được gỉam nhẹ TNHS thì mức án có thể nhẹ hơn.

    Cập nhật bởi vu07 vào lúc 23/09/2009 08:46:50
     
    Báo quản trị |  
  • #29462   14/09/2009

    hienhoi1988
    hienhoi1988

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình cần giúp đỡ

    Bạn gái minh sinh ngày 5/6/1994 và mình hiện nay đã 22 tuổi,bạn gái mình hiện nay đang bước sang tuổi 16 .Chúng mình có quan hệ vậy mình có thể bị truy tố trước pháp luật không.Minh chỉ biết là khi quan hệ người con gái trên 16 tuổi va tự nguyện thì không bi truy tố trước pháp luật.vậy trường hợp của mình thì sao.Mong đc các bạn giúp đỡ.Cám ơn các bạn nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #29463   14/09/2009

    DinhTrang85
    DinhTrang85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội “hiếp dâm trẻ em” (Điều 112), tội “cưỡng dâm trẻ em” (Điều 114) và tội “giao cấu với trẻ em” (Điều 115), trong đó trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là nạn nhân. Hành vi trong 3 tội danh này khác nhau ở chỗ Điều 112 là dùng vũ lực để giao cấu, Điều 114 là dùng thủ đoạn để nạn nhân miễn cưỡng giao cấu, và Điều 114 là quan hệ tình dục tự nguyện. Cũng vì vậy, mức hình phạt cao nhất cho kẻ phạm tội tùy từng điều luật là tử hình, chung thân hoặc 15 năm tù.
    bạn gái bạn sinh ngày 5/6/94, bạn gái của bạn đang bước qua tuổi 16, vậy hiện giờ cô bé đang 15 tuổi,chưa đủ 16 tuổi,theo như mình hiểu thì bạn gái của bạn cũng đồng ý và tự nguyện làm chuyện này ???giả sử như là tự nguyện thì nếu gia đình bạn gái đó biết và kiện bạn thì bạn có thể bị truy tố về tội Giao cấu với trẻ em,với  định khung hình phạt từ 1 năm đến 5 năm theo qđ tại khoản 1 điều 115 BLHS
    1.  Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    còn nếu có những tình tiết tăng nặng theo qđ tại khoản 2, khoản3 của điều này thì mức hình phạt cao nhất là 15 năm, mình trích để bạn tham khảo:

    2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Có tính chất loạn luân;

    d) Làm nạn nhân có thai;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.


     
    Báo quản trị |  
  • #29464   14/09/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Chào bạn.
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 BLHS thì bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm về tội giao cấu với trẻ em khi bạn có hành vi giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
    Thân mến.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #29465   14/09/2009

    MAIHANHDUNG
    MAIHANHDUNG

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2009
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 273
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    ý kiến

    Bộ luật hình sự quy định cách tính tuổi tròn chứ không như luật hôn nhân gia đình đâu bạn à!Theo đó thì bạn gái của bạn sẽ đủ 16 tuổi vào ngày 05/06/2010 và khi đó nếu cô ấy tự nguyện quan hệ với bạn thì bạn mới không vi phạm luật.Còn trường hợp của bạn nếu bị pháp hiện và bị khởi kiện thì bạn có thể bị truy tố về tội mà bạn dinhtrang85 đã nói đó!
    Chúc bạn may mắn!
     
    Báo quản trị |  
  • #28192   01/08/2008

    fbiloves
    fbiloves

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hacker phá hoại, mưu cầu lợi ích cá nhân bị tội gì?

    Tôi rất bất bình trước những hành đông phá hoại của các hacker .Tôi thấy ở nước ngoài  tôi ăn cắp thông tin cá nhân của khác để làm lợi cho bạn thân tội rất nặng ,vậy không biết ở VN sẽ bị xử lý ra sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #28193   01/08/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Một số quy định liên quan

    Các quy định liên quan trong BLHS:
    "Điều 224.
    Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học 

    1. Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán  các chương trình vi-rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 225. Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử

    1. Người nào được sử dụng mạng máy tính mà vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba  năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc bịêt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính 

    1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Tại Luật Công nghệ thông tin:
    " Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.

    2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:

    a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

    b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

    c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;

    d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

    đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

    3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó."

     
    Báo quản trị |  
  • #28167   02/08/2008

    duytinh
    duytinh

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự

    anh trai toi buon ban va van chuyen trai phep 9,6m khoi go nghien. Anh da bi cong an bat ngay 02.07.2008.

    Vay anh trai toi co the se bi xu ly va chiu khung hinh phat nhu the nao?

    Rat mong cac vi luat su tu van giup!
    Toi xin cam on!
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 10/03/2010 05:11:39 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 10/03/2010 10:55:58 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #28168   23/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    "go nghien" là gỗ gì vậy bạn?! Viết không dấu thế là không được nhe. Bạn muốn giúp anh bạn thì chịu khó gõ dấu một tí.

    Mà muốn xác định hành vi không thể đôi ba ý sơ sài của bạn là ra mức hình phạt chính xác được.

    Bạn tham khảo Nghị định số 159/2007/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2007 nhé:

    Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Gỗ nêu tại Nghị định này bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp.


    Vận chuyển lâm sản trái phép là hành vi của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ lâm sản sử dụng các loại phương tiện, sức người vào việc vận chuyển lâm sản không có giấy tờ hợp pháp hoặc có giấy tờ hợp pháp nhưng giữa giấy tờ và lâm sản không phù hợp với nhau. (điều 21)

    Mua, bán, kinh doanh lâm sản trái phép là việc tiến hành các hành vi này mà không có giấy tờ hợp pháp hoặc có giấy tờ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung giấy tờ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép. (điều 22)

    Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:

    a) Tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật rừng nhóm IB quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này).

    b) Hậu quả hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; 12; 18; 19 của Nghị định này.

    c) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22 của Nghị định này.

    d) Người vi phạm xâm hại nhiều loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên, tuy diện tích của từng loại rừng, khối lượng từng loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng hợp mức tiền phạt vượt quá 30.000.000 đồng.

    đ) Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 Bộ Luật hình sự năm 1999.

     
    Báo quản trị |  
  • #28169   24/07/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    dnfjsn

    Cẩn thận không lại bị xoá bài đi giờ. Vết phải có dấu chứ

     
    Báo quản trị |  
  • #28170   24/07/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    XP VPHC

    Câu hỏi của bạn quá đơn giản: bạn nên viết chi tiết 1 chút. 9,6 m3 gỗ Nghiến nhưng là gỗ tròn hay gỗ xẻ?gỗ là của anh trai bạn hay của người khác?xe anh bạn vận chuyển (phương tiện) là của ai? Gỗ Nghiến là loại quý hiếm nhóm IIA theo quy định tại Nghị định 32 của Chính phủ, việc vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng.
     
    Báo quản trị |  
  • #28171   29/07/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Vận chuyển lâm sản

    Tôi đã có bài trao đổi với bạn cùng tất cả các bạn. anh trai bạn buôn bán vận chuyển gỗ Nghiến (Loài nguy cấp, quý hiếm hạn chế sử dụng nhóm IIA trong nghị định 32 của Chính phủ).
    Theo quy định tại điều 3 khoản 8 Nghị định 159 quy định:

    8. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:

    a) Tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật rừng nhóm IB quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này).

    b) Hậu quả hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; 12; 18; 19 của Nghị định này.

    c) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22 của Nghị định này.

    d) Người vi phạm xâm hại nhiều loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên, tuy diện tích của từng loại rừng, khối lượng từng loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng hợp mức tiền phạt vượt quá 30.000.000 đồng.

    đ) Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 Bộ Luật hình sự năm 1999.

    Điều 21 quy định đối với vận chuyển gỗ quý hiếm nhóm IIA như sau:

    Điều 21. Vận chuyển lâm sản trái phép

    Là hành vi của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ lâm sản sử dụng các loại phương tiện, sức người vào việc vận chuyển lâm sản không có giấy tờ hợp pháp hoặc có giấy tờ hợp pháp nhưng giữa giấy tờ và lâm sản không phù hợp với nhau.

    Người có hành vi vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như sau:

    1. Đối với người điều khiển phương tiện

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người trực tiếp vận chuyển lâm sản trái phép (không sử dụng phương tiện), hoặc sử dụng phương tiện vận chuyển thô sơ, xe đạp, súc vật kéo vào việc vận chuyển lâm sản trái phép.

    b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với người điều khiển các loại phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy, xe lôi vận chuyển lâm sản trái phép.

    c) Người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 1 điều này thì xử phạt như sau:

    - Đối với động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:

    + Phạt tiền từ 0,5 lần đến 0,7 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị đến 2.000.000 đồng.

    + Phạt tiền từ 0,8 lần đến 1 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    + Phạt tiền từ 1 lần đến 1,2 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 5.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    - Đối với động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB:

    + Phạt tiền từ 0,8 lần đến 1 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị đến 1.000.000 đồng.

    + Phạt tiền từ 1 lần đến 1,2 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    + Phạt tiền từ 1,3 lần đến 1,5 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 2.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    - Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII:

    + Phạt tiền 250.000 đồng/m3 đến 350.000đồng/m3 nếu vi phạm đến 6m3.

    + Phạt tiền 350.000 đồng/m3 đến 550.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3 đến 15 m3.

    + Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 15 m3; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    - Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III:

    + Phạt tiền 300.000 đồng/m3 đến 500.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 4 m3.

    + Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 700.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 4 m3 đến 10 m3.

    + Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.300.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 10 m3; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    - Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

    + Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000đồng/m3 nếu vi phạm đến 3 m3.

    + Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.400.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 3 m3 đến 6 m3.

    + Phạt tiền 1.200.000 đồng/m3 đến 1.800.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    - Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA xử phạt từ 1 lần đến 2 lần giá trị tang vật; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    d) Người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép đồng thời là chủ lâm sản hoặc không có cơ sở để xác định lâm sản vận chuyển trái phép là của người khác thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này và còn bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 của Điều này.

    2. Đối với chủ phương tiện

    Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép).

    3. Đối với chủ lâm sản:

    a) Chủ lâm sản vận chuyển lâm sản không có giấy tờ chứng minh lâm sản hợp pháp thì bị xử phạt như sau:

    - Đối với động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này;

    - Đối với động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này;

    - Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này;

    - Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này;

    - Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này;

    - Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA xử phạt từ 1,5 lần đến 2,5 lần giá trị tang vật; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

    b) Trường hợp vận chuyển gỗ có giấy tờ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ vận chuyển vượt quá sai số cho phép thì xử phạt phần vượt quá sai số cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    c) Chủ lâm sản vận chuyển lâm sản có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

    4. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ CITES, Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 6 tháng.

    b) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a, b khoản 3 Điều này.

    c) Tịch thu phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép) thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Vi phạm có tổ chức;

    - Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

    - Người vi phạm chống người thi hành công vụ;

    - Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, đeo biển số giả hoặc cải hoán xe con để vận chuyển trái phép lâm sản.

      - Hậu quả của hành vi vi phạm tính bằng khối lượng hoặc giá trị lâm sản tính bằng tiền như sau:

    + Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IV đến nhóm VIII  từ 1,5m3 trở lên; nhóm I đến nhóm III từ 1m3 trở lên;

    + Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5m3 trở lên; nhóm IA (trường hợp đã khởi tố chuyển lại hồ sơ để xử phạt hành chính) từ 0,3m3 trở lên;

      + Thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 15.000.000 đồng trở lên; nhóm IA có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên;

    + Đối với động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 1.500.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc bộ phận của chúng (trường hợp đã khởi tố chuyển lại hồ sơ để xử phạt hành chính) có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên.

    5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

    a) Buộc thanh toán chi phí cứu hộ hoặc tiêu huỷ đối với động vật hoang dã bị thương hoặc bị chết, chi phí thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

                b) Buộc đưa hành khách đến bến hoặc thanh toán chi phí đưa hành khách đến bến nếu sử dụng xe đang chở khách để vận chuyển lâm sản trái phép.

    Khoản  3 đièu 22 quy định như sau:

    3. Đối với hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

    a) Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu vi phạm đến 3 m3.

    b) Phạt tiền 2.000.000 đồng/m3 đến 2.500.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 3 m3 đến 6 m3.

    c) Phạt tiền 2.500.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3 đến 10 m3.

    như vậy  bạn đã hình dung được anh trai bạn sẽ bị xử lý như thế nàoc hưa? Nói chung pháp luật bây giờ quy dịnh rất chặt.Cúng tuỳ thôi bạn ah. Tuỳ vào lương tâm người thụ lý hồ sơ



     
    Báo quản trị |  
  • #28109   09/10/2008

    dvlong
    dvlong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Loại trừ trách nhiệm hình sự

    Anh tâm đang lái xe của cty chạy dọc theo đường sắt, thì thấy 2 đứa trẻ đang chơi trên đường day, dường như bọn chúng ko nghe thấy tiếng quát gọi của nhiều người. Trong khi đoàn tầu S2 chẩn bị tới rất gần tưởng chừng vụ tai nạn sẽ xảy ra. Anh tâm đã lao vào đẩy 2 đứa trẻ ra khỏi đường ray, đúng lúc đoàn tầu lao qua. THoát chết nhưng 1 cháu bị gãy tay, 1 cháu gãy chân. Vậy lái xe là anh tâm có được coi là tình thế cấp thiết để được loại trừ trách nhiệm hình sự không? vì sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #28110   09/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Bạn hỏi lạ thiệt: Nếu ngoài những tình tiết trên, không còn tình tiết nào khác thì người lái xe không phải chịu trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #28111   09/10/2008

    harley
    harley

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu hỏi lạ quá!

    trong trường hợp này nếu anh Tam ko lao vào cứu 2 đứa trẻ đó thì có khi còn bị xếp vào tội " không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" (Điều 102 - BLHS) nếu anh ấy có khả năng cứu giúp ấy chứ!

     
    Báo quản trị |  
  • #28091   21/04/2009

    truongquangdhl
    truongquangdhl

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội Buôn bán phụ nữ qua biên giới

    Cho tôi hỏi văn bản qui định tội buôn bán phụ nữ qua biên giới khi nào có hiệu lực, hình thuc xu ly nhu the nao?
    Xin luật sư giải thích giúp cho
     
    Báo quản trị |  
  • #28092   02/07/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Tội mua bán phụ nữ đã được pháp luật hình sự quy định từ lâu!

    Bộ luật Hình sự ngày 27/6/1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 (nay đã hết hiệu lực), quy định:
    Điều 115. Tội mua bán phụ nữ.
    1- Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Để đưa ra nước ngoài;
    c) Mua bán nhiều người;
    d) Tái phạm nguy hiểm.

    Bộ luật Hình sự ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 (hiện nay đang áp dụng), cũng đã quy định:
    Điều 119.   Tội mua bán phụ nữ 
    1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai  năm đến bảy  năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
    a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
    b) Có tổ chức;
    c) Có tính chất chuyên nghiệp;
    d) Để đưa ra nước ngoài;
    đ) Mua bán nhiều người;
    e) Mua bán nhiều lần.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!