Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014

Chủ đề   RSS   
  • #375839 24/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Mặc dù đến 01/01/2016, Luật bảo hiểm xã hội 2014 mới bắt đầu có hiệu lực, nhưng không ít người đang quan tâm về các chế độ bảo hiểm xã hội mà mình sẽ được hưởng trong thời gian tới.

    Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhằm giải đáp thắc mắc quy định mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được áp dụng và phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập.

    Trong bài viết có sử dụng các từ viết tắt, sau đây là chú thích:

    - BHXH: bảo hiểm xã hội.                                     - HĐLĐ: hợp đồng lao động.           

    - NLĐ: người lao động.                                        - QĐND: Quân đội nhân dân.                       

    - NSDLĐ: người sử dụng lao động.                     - BHTN: bảo hiểm thất nghiệp.

    - CAND: Công an nhân dân.                                - BHYT: bảo hiểm y tế.

    - NSNN: Ngân sách nhà nước                             - TNLĐ: tai nạn lao động.

    1/ Cụ thể nội dung phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.

    (Căn cứ Điều 1 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    2/ Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

    Ngoài các đối tượng quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2006, còn có thêm các đối tượng sau đây:

    - Người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động.

    - Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

    - Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

    - Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

    - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

    - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    - NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

    Ngoài ra, cụ thể hóa các nội dung sau:

    - NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

    Trước đây: cụm từ này được sử dụng rất mơ hồ, “sử dụng và trả công cho người lao động”.

    - Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH.

    Trước đây: không quy định cụ thể số tuổi mà quy định một cách chung chung “trong độ tuổi lao động”

    (Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    3/ Sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ

    - BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

    Quy định trước đây bao gồm trường hợp mất thu nhập do thất nghiệp.

    - BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia.

    - BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

    - Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với NSNN, được hình thành từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

    Giải thích thuật ngữ này được bổ sung nhằm làm rõ nội dung.

    - Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    Bổ sung thêm đối tượng được xem là thân nhân theo Luật này.

    - Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật.

    Đây là khái niệm mới được sử dụng tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    (Căn cứ Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    4/ Các chế độ bảo hiểm xã hội

    Các chế độ BHXH bao gồm: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung.

    Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ BHXH mới được áp dụng theo Luật bảo hiểm xã hội 2014. Trước đây, chế độ BHXH gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN.

    (Căn cứ Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    5/ Cụ thể hóa một số nguyên tắc bảo hiểm xã hội

    - Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn.

    Quy định cụ thể tiền lương, mức thu nhập tháng so với trước đây.

    - Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.

    - Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.

    (Căn cứ Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    6/ Chính sách mới của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội

    Ngoài các chính sách của Nhà nước đối với BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội 2006, còn mở rộng thêm các chính sách:

    - Hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện.

    - Khuyến khích NSDLĐ và NLĐ tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.

    - Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý BHXH.

    (Căn cứ Điều 6 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    7/ Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

    Ngoài các nội dung quản lý nhà nước về BHXH theo quy định cũ, còn bổ sung thêm:

    - Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.

    (Căn cứ Điều 7 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    8/ Bổ sung cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

    Ngoài các cơ quan theo quy định cũ, còn bổ sung cơ quan:

    - Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.

    (Căn cứ Điều 8 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    9/ Hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội

    - Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý, thực hiện BHXH.

    - Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.

    Đây là nội dung mới, đồng thời là mục tiêu phát triển việc quản lý BHXH trong tương lai gần.

    (Căn cứ Điều 9 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    10/ Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội

    - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển BHXH.

    - Xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về BHXH.

    - Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.

    - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.

    - Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH.

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH, trừ trường hợp khiếu nại, tố cáo việc quản lý tài chính về BHXH.

    - Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về BHXH của NLĐ.

    - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH.

    - Tổ chức tập huấn, đào tạo về BHXH.

    - Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHXH.

    - Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện BHXH.

    Trách nhiệm quản lý BHXH được phân định cụ thể cho từng cơ quan so với quy định cũ.

    (Căn cứ Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn tiếp – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 31/03/2015 07:59:29 SA Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/03/2015 05:26:11 CH
     
    73659 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #376030   25/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 2

    11/ Phân định rõ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Tài Chính và UBND các cấp

    Bộ trưởng Bộ Tài Chính:

    - Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về BHXH; chi phí quản lý BHXH.

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về BHXH.

    - Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH cho Bộ trưởng BLĐTBXH để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.

    UBND các cấp:

    - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH.

    - Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình HĐND cùng cấp quyết định.

    - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.

    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH.

    (Căn cứ Điều 11, 12 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    12/ Cụ thể hóa vai trò thanh tra bảo hiểm xã hội

    - Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra.

    - Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra.

    - Cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN và BHYT theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (Căn cứ Điều 13 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    13/ Thêm quyền và trách nhiệm cho tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

    Tổ chức công đoàn:

    - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ tham gia BHXH.

    - Yêu cầu NSDLĐ, cơ quan BHXH cung cấp thông tin về BHXH của NLĐ.

    - Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.

    - Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn.

    - Trách nhiệm của tổ chức công đoàn không có gì khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, chủ động tham gia các loại hình BHXH phù hợp với bản thân và gia đình; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; phản biện xã hội, tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH theo quy định của pháp luật.

    Trước đây không quy định quyền và trách nhiệm cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

    (Căn cứ Điều 14 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    14/ Chế độ báo cáo, kiểm toán

    Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH.

    Nội dung còn lại vẫn giữ nguyên.

    (Căn cứ Điều 16 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    15/ Thêm các hành vi bị nghiêm cấm

    - Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN.

    - Chậm đóng tiền BHXH, BHTN.

    - Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN.

    - Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN.

    - Sử dụng quỹ BHXH, quỹ BHTN không đúng pháp luật.

    - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, NSDLĐ.

    - Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH, BHTN.

    - Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về BHXH, BHTN.

    (Căn cứ Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    16/ Bổ sung quyền của người lao động

    - Được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Luật này.

    - Được cấp và quản lý sổ BHXH.

    - Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

         + Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

          + Thông qua tài khoản tiền gửi của NLĐ mở tại ngân hàng.

          + Thông qua NSDLĐ.

    - Hưởng BHYT trong các trường hợp:

         + Đang hưởng lương hưu;

         + Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

         + Nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

          + Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

    - Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng BHXH.

    - Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

    - Định kỳ 06 tháng được NSDLĐ cung cấp thông tin về đóng BHXH; định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu NSDLĐ và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH.

    Trước đây, chỉ cung cấp các thông tin này khi có yêu cầu.

    - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật.

    (Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    17/ Trách nhiệm của người lao động

    Trách nhiệm của người lao động liên quan đến BHTN không quy định tại Luật này.

    Phần còn lại vẫn giữ nguyên.

    (Căn cứ Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    18/ Thêm quyền khởi kiện cho người sử dụng lao động

    - Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BHXH.

    - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật.

    (Căn cứ Điều 20 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    19/ Trách nhiệm của người sử dụng lao động

    - Lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH.

    - Đóng BHXH theo quy định sau:

    Hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này:

         * 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.

         * 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

         * 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    NSDLĐ là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

    Hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ là một trong những người sau: Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:

          * 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

          * 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ trong trường hợp NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Ngoài  ra, hằng tháng trích từ tiền lương của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định:

       * NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

       * NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    - Giới thiệu NLĐ thuộc đối tượng sau đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa:

       * Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định.

       * Vừa bị TNLĐ vừa bị bệnh nghề nghiệp.

       * Bị TNLĐ nhiều lần.

       * Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

       * Trường hợp được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. (Nội dung này sẽ trình bày cụ thể ở các phần sau)

    - Phối hợp với cơ quan BHXH trả trợ cấp BHXH cho NLĐ.

    - Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định pháp luật.

    - Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

    - Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho NLĐ; cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

    - Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLĐ do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định.

    (Căn cứ Điều 21, Khoản 1 Điều 85 và Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    20/ Thêm quyền cho cơ quan bảo hiểm xã hội

    - Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định pháp luật.

    - Từ chối yêu cầu trả BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định pháp luật.

    - Yêu cầu NSDLĐ xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHYT.

    - Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

    - Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

    - Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của NSDLĐ; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của NSDLĐ.

    - Kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT.

    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

    - Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

    (Căn cứ Điều 22 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn tiếp – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 25/03/2015 05:53:21 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #376418   27/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 3

    21/ Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

    - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

    - Tổ chức thực hiện thu, chi BHXH, BHTN, BHYT theo quy định pháp luật.

    - Cấp sổ BHXH cho NLĐ; quản lý sổ BHXH khi NLĐ đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

    - Tiếp nhận hồ sơ BHXH, BHYT; giải quyết chế độ BHXH, BHYT; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

    - Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ để NSDLĐ niêm yết công khai.

    - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH; lưu trữ hồ sơ của người tham gia BHXH theo quy định pháp luật.

    - Quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định pháp luật.

    - Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo quyết định của Hội đồng quản lý BHXH.

    - Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về BHXH, BHTN, BHYT.

    - Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về BHXH, BHTN, BHYT.

    - Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý BHXH và hằng năm, báo cáo BLĐTBXH về tình hình thực hiện BHXH, BHTN; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện BHYT; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

    Hằng năm, cơ quan BHXH tại địa phương báo cáo UBND cùng cấp về tình hình thực hiện BHXH, BHTN, BHYT trong phạm vi địa phương quản lý.

    Trước đây: việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH được báo cáo cho Chính phủ, mà không phải là Bộ Tài Chính như hiện nay.

    - Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện BHXH, BHTN, BHYT theo quy định pháp luật.

    - Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH, BHTN, BHYT.

    Ngoài ra, cơ quan BHXH được giao thêm một số trách nhiệm sau:

    - Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ BHXH, BHTN sau khi có ý kiến thống nhất của BLĐTBXH.

    - Hằng năm, xác nhận thời gian đóng BHXH cho từng NLĐ; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH khi NLĐ, NSDLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

    - Công khai trên phương tiện truyền thông về NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT.

    (Căn cứ Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    22/ Mở rộng đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

    So với quy định trước đây, các đối tượng áp dụng chế độ ốm đau được mở rộng hơn:

    - Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động.

    - Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

    - Cán bộ, công chức, viên chức.

    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

    - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    (Căn cứ Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    23/ Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    (Căn cứ Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    24/ Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    - Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 01 năm đối với các đối tượng áp dụng chế độ ốm đau ngoại trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

       + Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

       + Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

    - NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

       + Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

       + Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

    - Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    (Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    25/ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

    - Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong 01 năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

    - Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định trên.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    (Căn cứ Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    26/ Mức hưởng chế độ ốm đau

    - NLĐ hưởng chế độ ốm đau ngoại trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân và hưởng chế độ khi con ốm đau thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.

    - NLĐ hưởng tiếp chế độ ốm đau khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH, mức hưởng như sau:

       + Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

       + Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

       + Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

    Quy định trước đây bằng 45% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    - Mức hưởng trợ cấp ốm đau 01 ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

    Trước đây không có quy định cụ thể mức hưởng trợ cấp ốm đau cho 01 ngày.

    (Căn cứ Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    27/ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

    - NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong 01 năm theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong 01 năm.

    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    - Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do NSDLĐ quyết định như sau:

       + Tối đa 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.

       + Tối đa 07 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật.

       + Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Trước đây, quy định mức hưởng tùy theo việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại đâu.

    (Căn cứ Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    28/ Mở rộng đối tượng áp dụng chế độ thai sản

    Tương tự đối tượng áp dụng chế độ ốm đau.

    (Căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    29/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    - NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

       + Lao động nữ mang thai.

       + Lao động nữ sinh con.

       + Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

       + NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. (Trước đây quy định mức này là dưới 04 tháng tuổi)

       + Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

       + Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. (Đây là quy định mới mà trước đây chưa có)

    - NLĐ là lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    - NLĐ là lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    - NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH như quy định trên mà chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

    (Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    30/ Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

    - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

    - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    (Căn cứ Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 27/03/2015 04:37:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #376626   30/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 4

    31/ Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

    - Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Thời gian nghỉ việc tối đa:

       + 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

       + 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

       + 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

       + 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

    Trước đây, ngày nghỉ căn cứ theo tháng của thai nhi mà không phải căn cứ trên tuần tuổi.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    (Căn cứ Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    32/ Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    - Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

    Trước đây nghỉ hưởng chế độ thai sản tùy theo điều kiện và tính chất công việc.

    Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    - Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định trên; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định pháp luật về lao động.

    Kéo dài thời gian nghỉ việc cho lao động nữ trong trường hợp này so với quy định trước đây.

    - Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định trên.

    Trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    - Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH mà không nghỉ việc theo quy định trên thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định trên.

    - Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    - Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

       + 05 ngày làm việc.

       + 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

       + Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 03 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

       + Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    Đây là điểm mới mà Luật bảo hiểm xã hội 2006 không có quy định.

    (Căn cứ Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    33/ Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

    - Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định.

    Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    - Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, vì vậy chế độ hưởng thai sản cũng áp dụng đối với các đối tượng mang thai hộ này.

    (Căn cứ Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    34/ Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

    NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

    Quy định trước đây áp dụng đối với nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi.

    (Căn cứ Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    35/ Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

    - Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì NLĐ được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

       + 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.

       + 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

    - Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    (Căn cứ Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    36/ Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

    - Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp 01 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi.

    - Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

    (Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    37/ Mức hưởng chế độ thai sản

    - NLĐ hưởng chế độ thai sản theo quy định trên thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

      + Mức hưởng 01 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hay phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai và chế độ thai sản dành cho nam khi vợ sinh con hoặc chế độ thai sản trong trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

    Bổ sung thêm cách tính hưởng chế độ thai sản:

        + Mức hưởng 01 ngày đối với trường hợp đi khám thai và lao động nam hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

        + Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định trên, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hay phá thai bệnh lý và thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức hưởng 01 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

    - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

    Trước đây, không quy định cụ thể điều kiện để tính thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    (Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    38/ Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

    - Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con trong trường hợp  sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; con trên dưới 02 tháng tuổi chết, khi có đủ các điều kiện:

       + Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

       + Phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý.

    Quy định trước đây cho phép lao động nữ đi làm sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên, đồng thời có quy định thêm điều kiện về sự xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sẽ không gây hại cho sức khỏe của NLĐ.

    - Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định hưởng chế độ khi sinh con.

    (Căn cứ Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    39/ Bổ sung quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    - Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp: khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; con trên dưới 02 tháng tuổi chết, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Luật bảo hiểm xã hội 2006 không quy định về điều kiện thời gian để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Đồng thời, bổ sung thêm các quy định sau:

    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    - Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định trên do NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do NSDLĐ quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định:

       + Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh 01 lần từ 02 con trở lên.

       + Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

       + Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    - Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Trước đây, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được tính dựa vào nơi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (gia đình hoặc cơ sở tập trung).

    (Căn cứ Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    40/ Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Bao gồm tất cả các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trừ 02 nhóm đối tượng sau:

    - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    (Căn cứ Điều 42 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 30/03/2015 08:58:25 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #376730   30/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 5

    41/ Trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động

    - NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

    - Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

         + Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

    Thay cụm từ “tháng lương tối thiểu chung” thành cụm từ “lần mức lương cơ sở”, về bản chất, không thay đổi cách tính so với Luật bảo hiểm xã hội 2006.

         + Ngoài mức trợ cấp quy định trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 01 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

    (Căn cứ Điều 46 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    42/ Trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

    Thay cụm từ “lương tối thiểu chung” bằng cụm từ “mức lương cơ sở”, về bản chất không có gì thay đổi so với Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    (Căn cứ Điều 47, 50, 51, 52  Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    43/ Mở rộng đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

    Tất cả NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đều được hưởng chế độ hưu trí.

    (Căn cứ Điều 53 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    44/ Điều kiện hưởng lương hưu

    * Nhóm NLĐ gồm:

         + Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ, có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

         + Cán bộ, công chức, viên chức.

         + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

         + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

         + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

         + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    - Trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

    Mở rộng đối tượng hưởng lương hưu
    - Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp:

        + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

        + Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

        + NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

        + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    Mở rộng thêm 02 trường hợp được hưởng lương hưu.

    * Nhóm NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

    - Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp:

         + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.

         + Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

         + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    Mở rộng thêm trường hợp được hưởng lương hưu đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND…

    (Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    45/ Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

    - Tất cả NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định trên nếu thuộc một trong các trường hợp:

       + Từ ngày 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm 01 tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

       + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

       + Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành.

    - NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định trên khi thuộc một trong các trường hợp:

       + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên.

       + Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành.

    Quy định thêm điều kiện để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

    (Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    46/ Mức lương hưu hằng tháng

    - Từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018:

    Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

    Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Trong đó: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:

         * Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

    Mốc thời gian tham gia BHXH

    Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu

    Trước 01/01/1995

    05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000

    06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.

    08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015

    10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

    15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

    20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Từ 01/01/2025 trở đi

    Toàn bộ thời gian

        * Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

    Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

        * Nhóm NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

    Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH chung của các thời gian.

    Bổ sung thêm cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    - Từ 01/01/2018:

    Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH:

    Năm nghỉ hưu

    2018

    2019

    2020

    2021

    2022 trở đi

    Lao động nam

    16 năm

    17 năm

    18 năm

    19 năm

    20 năm

    Lao động nữ

    15 năm

     

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2% cho cả lao động nam và lao động nữ.

    Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Mức tăng thêm được tính bằng nhau cho cả nam và nữ, không như trước đây 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

    - Mức lương hưu hàng tháng trong trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%.

    Trước đây chỉ giảm 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp này.

    Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi.

    - Đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi:

    Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Từ 16 – 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

    Đây là quy định mới mà Luật bảo hiểm xã hội 2006 trước đây không có quy định.

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất = mức lương cơ sở, trừ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi.
    (Căn cứ Điều 56, 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    47/ Trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu

    - NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

    - Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    (Căn cứ Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    48/ Thời điểm hưởng lương hưu

    - Đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc trừ người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do NSDLĐ lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định pháp luật.

    - Đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.

    - Đối với NLĐ là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

    Đây là điểm mới mà trước đây không có quy định cụ thể về nội dung này.

    (Căn cứ Điều 59 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    49/ Bảo hiểm xã hội 01 lần

    - NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

          + Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nêu trên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

         + Ra nước ngoài để định cư.

         + Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. (Trước đây không quy định nội dung này)

        + Trường hợp người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    - Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

        + 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

        + 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

        + Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Mức hưởng BHXH 01 lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ người đang bị mắc 01 trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế.

    Thời điểm tính hưởng BHXH một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.

    Quy định thêm về mức hưởng BHXH 01 lần

    (Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    50/ Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

    - Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với NLĐ tham gia BHXH trước 01/01/2016.

    Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh như quy định dưới đây.

    Đây là quy định nhằm tạo ra sự công bằng khi hưởng lương hưu cho các đối tượng làm việc hưởng lương do Nhà nước quy định và NSDLĐ quy định.

    - Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ hưởng lương theo quyết định của NSDLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

    (Căn cứ Điều 63 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn nữa – sẽ tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 30/03/2015 04:54:32 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #376795   31/03/2015

    eastwestlegal
    eastwestlegal

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 50 lần


    Nỗ lực tổng hợp của nguyenanh thật đáng ghi nhận. Tuy nhiên có một số điểm luật mới hủy bỏ thì chưa thấy nguyenanh đề cập. Ví dụ như vấn đề dư luận đang quan tâm là không cho hưởng BHXH một lần.

    Cụ thể khoản c Điều 55 Luật BHXH năm 2006 như dưới đây đã bị hủy bỏ. Mình góp ý nguyenanh nên nêu tai Mục 49 trong bài tổng hợp của bạn để nó đầy đủ hơn.

    Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

    c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

     

    Cập nhật bởi eastwestlegal ngày 31/03/2015 09:46:31 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #376857   31/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Mình cám ơn ý kiến đóng góp của bạn eastwestlegal rất nhiều. Sẽ ghi nhận và bổ sung ở những phần tiếp theo.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Thiensu_email (30/09/2015) dungtv.ttc (12/06/2015) DOMINO_03 (04/01/2016) lemanhkhuyp (06/04/2015)
  • #376900   31/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 6

    51/ Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

    - Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp:

       + Xuất cảnh trái phép.

       + Bị Tòa án tuyên bố là mất tích.

       + Có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định pháp luật.

    Thêm trường hợp mới, đồng thời bỏ quy định tạm dừng trong trường hợp phải chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo.

    Cụ thể hóa quy định về việc hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng:

    - Lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định pháp luật về cư trú.

    Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.

    - Cơ quan BHXH khi quyết định tạm dừng hưởng BHXH khi có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định pháp luật phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan BHXH phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng BHXH thì phải nêu rõ lý do.

    (Căn cứ Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    52/ Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

    Đây là quy định mới mà Luật bảo hiểm xã hội 2006 trước đây không có.

    - Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp 01 lần.

    - Mức trợ cấp 01 lần đối với người đang hưởng lương hưu = (1,5 tháng lương hưu đang hưởng x số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (02 tháng lương hưu đang hưởng x số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi) – (0,5 tháng lương hưu x số tháng đã hưởng lương hưu)

    Mức trợ cấp 01 lần đối với người đang hưởng lương hưu thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

    - Mức trợ cấp 01 lần đối với người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.

    (Căn cứ Điều 65 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    53/ Trợ cấp mai táng

    - Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận 01 lần trợ cấp mai táng:

       + NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên. (cụ thể hóa trường hợp được nhận trợ cấp mai táng)

        + NLĐ chết do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

    Đây là điểm mới được bổ sung vào Luật bảo hiểm xã hội 2014

       + Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

    - Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định trên chết.

    - Người quy định trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định vừa nêu trên.

    (Căn cứ Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    54/ Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

    - Những người quy định nêu trên thuộc một trong các trường hợp sau khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

       + Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH 01 lần.

       + Đang hưởng lương hưu.

       + Chết do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

       + Đang hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

    Không thay đổi các trường hợp mà chỉ mở rộng đối tượng để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng căn cứ theo quy định trên.

    - Thân nhân của những người quy định trên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

       + Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.

    Trước đây, quy định con dưới 15 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, đồng thời không có quy định con được sinh khi bố chết mà mẹ đang mang thai được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

       + Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

       + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ hoặc dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

    Cụ thể hóa các mối quan hệ cha vợ, cha chồng, mẹ vợ, mẹ chồng để tránh gây nhầm lẫn.

    - Thân nhân quy định trên trừ con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.

    Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công.

    Đây là quy định mới mà Luật bảo hiểm xã hội 2006 không có, đồng thời quy định thêm về thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:

       + Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia BHXH chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

       + Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân bao gồm con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

    (Căn cứ Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    55/ Mức trợ cấp tuất hằng tháng

    Về cơ bản, không thay đổi nội dung mà chỉ thay cụm từ “mức lương tối thiểu chung” thành cụm từ “mức lương cơ sở”

    Ngoài ra, thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định nêu trên chết.

     Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

    Trước đây, không có quy định này tại Luật bảo hiểm xã hội 2006.

     (Căn cứ Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    56/ Bổ sung trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

    Những người quy định được hưởng trợ cấp mai táng thuộc một trong các trường hợp sau khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 01 lần:

    - NLĐ chết không thuộc các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

    - NLĐ chết thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại Luật này.

    Bổ sung thêm 02 trường hợp được hưởng trợ cấp tuất 01 lần:

    - Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định trên mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất 01 lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    - Trường hợp NLĐ chết mà không có thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà họ đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì trợ cấp tuất 01 lần được thực hiện theo quy định pháp luật về thừa kế.

    (Căn cứ Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    57/ Mức trợ cấp tuất một lần

    Cách tính mức trợ cấp tuất 01 lần có phần khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    - Mức trợ cấp tuất 01 lần đối với thân nhân của NLĐ đang tham gia BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH (thay cụm từ “đang làm việc“ bằng cụm từ “đang tham gia BHXH”) = (1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x số năm đã đóng BHXH trước năm 2014) + (02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi)

    Mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính trợ cấp tuất 01 lần thực hiện theo quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 01 lần. (đã trình bày ở phần trước)

    - Mức trợ cấp tuất 01 lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết không thay đổi so với Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    - Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất 01 lần là mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ theo quy định được hưởng trợ cấp mai táng chết.

    Đây là quy định được bổ sung nhằm cụ thể hóa cách tính trợ cấp, tránh gây nhầm lẫn.

    (Căn cứ Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    58/ Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Quy định có phần khác về cách xác định chế độ được hưởng so với trước đây.

    Chế độ hưu trí và tử tuất đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được thực hiện như sau:

    - Có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    - Có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc.

    - Có từ đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc.

    (Căn cứ Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Các nội dung nêu từ mục 59 đến mục 66 thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội tự nguyện

    59/ Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

    Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

    Trước đây không quy định cụ thể về độ tuổi mà chỉ quy định chung chung là trong độ tuổi lao động.

    (Căn cứ Điều 72 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    60/ Mức lương hưu hằng tháng

    - Từ thời điểm 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng được tính như Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    - Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

    Năm nghỉ hưu

    Năm 2018

    Năm 2019

    Năm 2020

    Năm 2021

    Năm 2022

    Lao động nam

    16 năm

    17 năm

    18 năm

    18 năm

    20 năm

    Lao động nữ

    15 năm

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

    Trong đó, mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính như sau:

      + Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

      + Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

    - Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện như đối với trường hợp điều chỉnh lương hưu theo chế độ BHXH bắt buộc.

     (Căn cứ Điều 74, 79 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    61/ Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

    - NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 01 lần.

    Do cách tính hưởng lương hưu có phần khác so với trước đây, nên ở quy định mới không ghi cụ thể là vượt quá bao nhiêu năm như trước.

    - Mức trợ cấp 01 lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

     (Căn cứ Điều 75 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    62/ Thời điểm hưởng lương hưu

    Thời điểm hưởng lương hưu của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

    Trước đây chưa có quy định cụ thể về nội dung này.

    (Căn cứ Điều 76 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    63/ Bảo hiểm xã hội một lần

    - NLĐ tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp:

       + Đủ điều kiện về tuổi (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH.

       + Ra nước ngoài để định cư.

    Thêm trường hợp mới, đồng thời bãi bỏ trường hợp không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH 01 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH:

       + Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

    - Mức hưởng BHXH 01 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

       + 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

       + 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

       + Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

    Cách xác định mức hưởng có phần khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2006, đồng thời bổ sung thêm một số quy định mới:

    - Mức hưởng BHXH 01 lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

    - Thời điểm tính hưởng BHXH 01 lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.

    - Việc thực hiện chế độ BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện như đối với chế độ BHXH bắt buộc.

    (Căn cứ Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    64/ Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu

    Quy định này không khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2006, tuy nhiên bổ sung thêm nội dung:

    Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện theo quy định như đối với chế độ BHXH bắt buộc.

    (Căn cứ Điều 78 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    65/ Trợ cấp mai táng

    - Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

        + NLĐ có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên. (Trước đây quy định phải có ít nhất 05 năm đóng BHXH)

        + Người đang hưởng lương hưu.

    - Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định trên chết.

    - Trường hợp người quy định trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp theo mức vừa nêu trên.

    (Căn cứ Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    66/ Trợ cấp tuất

    Quy định mới về cách tính trợ cấp tuất đối với thân nhân của NLĐ đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:

    - Mức trợ cấp tuất 01 lần đối với thân nhân của NLĐ đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH = (1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x số năm đã đóng BHXH trước năm 2014) + (02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi)

    Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

     Trường hợp NLĐ có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

    (Căn cứ Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn nữa – sẽ tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 31/03/2015 05:43:48 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #377071   01/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 7

    67/ Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

    - Trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định trên.

    - Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

    Nội dung được bổ sung nhằm bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ sinh con, người nhận nuôi con nuôi và NLĐ hưởng trợ cấp ốm đau mắc bệnh theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế.

    - Chi phí quản lý BHXH theo quy định.

    - Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do NSDLĐ  giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH.

    Đây là điểm mới được bổ sung tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    - Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

    (Căn cứ Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    68/ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

    - NLĐ bao gồm:

         + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động.

         + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

         + Cán bộ, công chức, viên chức.

         + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

         + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

         + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

    Hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    - NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    Cụ thể hóa mức đóng và phương thức đóng với NLĐ là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

         + Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ  trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

        + Phương thức đóng được thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

    Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

    Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

    - NLĐ hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng BHXH hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

    Trước đây, Luật bảo hiểm xã hội 2006 sử dụng cụm từ “theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh”

    - NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Đồng thời quy định thêm một số nội dung mới:

    - NLĐ là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng mà giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì chỉ đóng BHXH bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên.

    - Việc xác định thời gian đóng BHXH để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì 01 năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp NLĐ đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng thì NLĐ được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của NLĐ và NSDLĐ theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    - Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ được tính như sau:

        + Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm.

        + Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

    (Căn cứ Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    69/ Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

    - NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ bao gồm:

         + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động.

         + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

         + Cán bộ, công chức, viên chức.

         + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

         + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

         + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

    Trong đó:

         i. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.

          ii. 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

          iii. 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    - NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ là Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:

         i. 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

        ii. 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    - NSDLĐ là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

    Ngoài ra, quy định thêm một số nội dung mới:

    - NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

    - NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

    (Căn cứ Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    70/ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    - NLĐ thuộc nhóm tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng NSNN trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.

    Đây là nội dung được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Đồng thời, bổ sung thêm phương thức đóng:

    + Hằng tháng.

    + 03 tháng một lần.

    + 06 tháng một lần.

    + 12 tháng một lần.

    + Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

    (Căn cứ Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    71/ Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

    Ngoài quy định về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như Luật bảo hiểm xã hội 2006, còn thêm các quy định sau:

    - Hết thời hạn tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất , NSDLĐ và NLĐ tiếp tục đóng BHXH và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

    - NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam thì NLĐ và NSDLĐ được tạm dừng đóng BHXH. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định NLĐ bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

    (Căn cứ Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    72/ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

    - NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

    Nội dung này được bổ sung thêm vào Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    - Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

    Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

    Khoản này được bổ sung thêm vào từ thời điểm 01/01/2018 trở đi.

    - Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    Thay cụm từ “mức lương tối thiểu chung” thành cụm từ “mức lương cơ sở”.

    (Căn cứ Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    73/ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

    Không còn quy định “Chi phí quản lý BHXH bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước”. Đồng thời, bổ sung thêm:

    - Chi phí quản lý BHXH được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ :

        + Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH.

        + Cải cách thủ tục BHXH, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH.

        + Tổ chức thu, chi trả BHXH và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các cấp.

    Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý BHXH.

    (Căn cứ Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    74/ Các hình thức đầu tư

    Quy định có phần khác so với Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    - Mua trái phiếu Chính phủ.

    - Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - Cho ngân sách nhà nước vay.

    (Căn cứ Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    75/ Cơ quan bảo hiểm xã hội

    Cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra việc đóng BHXH, BHTN, BHYT và nhiệm vụ khác theo quy định.

    Trước đây quy định tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp mà không phải là cơ quan nhà nước, hơn nữa, cơ quan BHXH được trao quyền và nhiệm vụ nhiều hơn so với trước.

    (Căn cứ Điều 93 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    76/ Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

    - Hội đồng quản lý BHXH được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan BHXH và tư vấn chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

    - Hội đồng quản lý BHXH gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan quản lý nhà nước về BHYT, BHXH Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.

    - Hội đồng quản lý BHXH có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.

    Bổ sung thêm nội dung về các thành viên Hội đồng quản lý BHXH.

    (Căn cứ Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    77/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

    Cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ và bổ sung thêm một số nội dung

    - Thông qua chiến lược phát triển ngành BHXH, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

    Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan BHXH về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, chiến lược phát triển BHXH, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

    - Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trên cơ sở đề nghị của cơ quan BHXH.

    - Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

    - Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; mức chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

    - Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

    (Căn cứ Điều 95 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn nữa – sẽ cập nhật cho đến khi hoàn thành

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 01/04/2015 05:54:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #408674   04/12/2015

    AATu
    AATu

    Female
    Sơ sinh


    Tham gia:23/09/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 2 lần


    nguyenanh1292 viết:

     

    72/ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

    - NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    NLĐ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

    Nội dung này được bổ sung thêm vào Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    - Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

    Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

    Khoản này được bổ sung thêm vào từ thời điểm 01/01/2018 trở đi.

    - Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    Thay cụm từ “mức lương tối thiểu chung” thành cụm từ “mức lương cơ sở”.

    (Căn cứ Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    ...

    Các bạn luật sư vui lòng cho mình hỏi một chút: Nghị định 115 mới ra không đề cập gì về khoản "Trường hợp tiền lương tháng quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở...".  Vậy thì phải nộp theo Nghị định hay Luật ạ?  

    Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #377182   02/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần 8

    78/ Sổ bảo hiểm xã hội

    Đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH.

    Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ BHXH bằng phương thức giao dịch điện tử.

    Trước đây chỉ quy định chung chung sẽ dần thay thế sổ BHXH bằng thẻ BHXH điện tử mà không có mốc thời gian cụ thể, đồng thời, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết chế độ BHXH bằng phương thức điện tử.

    (Căn cứ Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    79/ Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

    - Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu bao gồm:

       + Tờ khai tham gia BHXH của NSDLĐ kèm theo danh sách NLĐ tham gia BHXH.

       + Tờ khai tham gia BHXH của NLĐ.

    Quy định thêm hồ sơ cần thiết khi có nhu cầu cấp lại sổ BHXH. Đồng thời, các trình tự, thủ tục đăng ký tham gia và cấp sổ BHXH đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND…sẽ do Chính phủ quyết định.

    - Hồ sơ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

        + Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH của NLĐ.

        + Sổ BHXH trong trường hợp bị hỏng.

    - Đối với Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí để tham gia và được cấp sổ BHXH sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.

    (Căn cứ Điều 97 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    80/ Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội

    Đây là quy định mới mà Luật bảo hiểm xã hội 2006 không có.

    - NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin tham gia BHXH.

    - Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của NLĐ tham gia BHXH bao gồm:

        + Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân.

        + Sổ BHXH.

        + Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định pháp luật.

    (Căn cứ Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    81/ Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

    - Việc giải quyết đăng ký tham gia BHXH lần đầu như sau:

        + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, NSDLĐ nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

        + NLĐ tham gia BHXH tự nguyện nộp tờ khai tham gia BHXH của NLĐ cho cơ quan BHXH.

    - NLĐ nộp hồ sơ cấp lại sổ BHXH theo quy định trên cho cơ quan BHXH.

    Rút ngắn thời gian xem xét để cấp sổ BHXH, đồng thời quy định thời hạn đối với việc cấp lại sổ BHXH, điều chỉnh thông tin tham gia BHXH:

    - Cơ quan BHXH phải cấp sổ BHXH trong thời hạn:

        + 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia BHXH bắt buộc lần đầu.

        (Trước đây là 30 ngày)

        + 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia BHXH tự nguyện lần đầu.

        (Trước đây là 20 ngày)

       + 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng BHXH phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

       + 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia BHXH của NLĐ thì cơ quan BHXH phải cấp lại sổ BHXH. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng tham gia và được giải quyết chế độ BHXH theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng BLĐTBXH quy định.

    (Căn cứ Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    82/ Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

    Đơn giản hóa thủ tục để được hưởng chế độ ốm đau so với trước, cho phép sử dụng bản sao giấy ra viện trong hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và quy định cả trường hợp điều trị ngoại trú, khám chữa bệnh tại nước ngoài.

    - Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị nội trú. Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

    - Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định vừa nêu trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

    - Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do NSDLĐ lập.

    (Căn cứ Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    83/ Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    Bổ sung thêm một số giấy tờ trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản so với trước.

    - Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

         + Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

         + Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

         + Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.

         + Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

         + Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi đã đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    - Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

    - Trường hợp NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

    Trước đây quy định con nuôi dưới 04 tháng tuổi.

    - Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

    Điểm mới này là hệ quả của quy định cho phép lao động nam có vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản.

    - Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do NSDLĐ lập.

    (Căn cứ Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    84/ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

    Bổ sung thêm một số quy định:

    - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, NLĐ phải nộp hồ sơ quy định trên cho NSDLĐ.

    Trường hợp NLĐ thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ theo quy định trên đối với lao động nữ sinh con, đối với người nhận nuôi con nuôi thì nộp giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, NSDLĐ phải lập hồ sơ quy định trên nộp cho cơ quan BHXH.

    Trước đây, quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, NSDLĐ phải giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ.

    - Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH:

         + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ NSDLĐ, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ.

    Quy định này được rút ngắn hơn so với trước đây, Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định thời hạn này là 15 ngày.

        + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ NLĐ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ.

    - Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    (Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    85/ Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, NSDLĐ lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.

    Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NSDLĐ phải giải quyết chế độ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản.

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trước đây thời hạn này kéo dài đến 15 ngày.

    (Căn cứ Điều 103 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    86/ Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

    - Sổ BHXH.

    - Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

    - Giấy ra viện sau khi đã điều trị TNLĐ.

    - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

    - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.

    (Căn cứ Điều 104 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    87/ Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    - NSDLĐ lập danh sách người đã hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. (trước đây chỉ quy định chung chung là nộp hồ sơ)

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho NLĐ và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho NLĐ.

    (Căn cứ Điều 107 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    88/ Hồ sơ hưởng lương hưu

    - Hồ sơ hưởng lương hưu đối với NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

         + Sổ BHXH.

          + Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởng chế độ hưu trí.

    Trước đây là quyết định nghỉ việc của người đang đóng BHXH; đơn đề nghị hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH.

          + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp NLĐ quy định tại Điều 54 của Luật này.

    - Hồ sơ hưởng lương hưu đối với NLĐ đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

         + Sổ BHXH.

         + Đơn đề nghị hưởng lương hưu.

         + Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

        + Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép.

        + Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

    Bổ sung thêm các giấy tờ vào hồ sơ hưởng lương hưu trong một số trường hợp.

    (Căn cứ Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    89/ Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

    Cụ thể hóa thủ tục hưởng BHXH 01 lần.

    - Sổ BHXH.

    - Đơn đề nghị hưởng BHXH 01 lần của NLĐ.

    - Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ:

         + Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

         + Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

        + Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

    - Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

    - Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện ra nước ngoài để định cư thì hồ sơ hưởng trợ cấp 01 lần được thực hiện theo quy định trên.

    (Căn cứ Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    90/ Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

    Quy định rõ hơn thời hạn giải quyết hưởng lương hưu, BHXH 01 lần so với trước.

    - Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ được hưởng lương hưu, NSDLĐ nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

    - Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ được hưởng lương hưu, NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

    - Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH 01 lần nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

    - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng BHXH 01 lần, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Thời hạn giải quyết hưởng lương hưu được rút ngắn hơn so với trước, Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định thời hạn 30 ngày đối với người hưởng lương hưu và thời hạn 15 ngày đối với trường hợp hưởng BHXH 01 lần.

    (Căn cứ Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    91/ Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

    Bổ sung hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong mỗi trường hợp.

    - Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng BHXH và người bảo lưu thời gian đóng BHXH gồm:

        + Sổ BHXH.

        + Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

         + Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.

         + Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định trên; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp.

         + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    - Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:

        + Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

        + Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất 01 lần.

         + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    (Căn cứ Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    92/ Giải quyết hưởng chế độ tử tuất

    Quy định cụ thể về thời gian giải quyết hưởng chế độ tử tuất.

    - Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

    Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định trên cho NSDLĐ.

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của NLĐ, NSDLĐ nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của NLĐ. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Rút ngắn lại còn 15 ngày để giải quyết chế độ tử tuất so với trước đây.

    (Căn cứ Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    93/ Hồ sơ và giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp và người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về

    Đây là quy định mới tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    - Hồ sơ:

         + Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.

         + Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp.

         + Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp Tòa án tuyên bố mất tích trở về đã có hiệu lực pháp luật.

    - Trình tự giải quyết:

        + NLĐ nộp hồ sơ quy định trên cho cơ quan BHXH.

        + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH phải giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    (Căn cứ Điều 113, 114 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    94/ Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

    Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng BHXH ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan BHXH nơi đang hưởng.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan BHXH phải giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    (Căn cứ Điều 115 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    95/ Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

    Đây là quy định mới mà trước đây chưa có nhằm nâng cao trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho NLĐ.

    - Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định cơ quan BHXH phải giải quyết hưởng chế độ thai sản, ốm sau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, ốm đau, hưởng lương hưu, BHXH 01 lần, hưởng trợ cấp tuất thì phải giải trình bằng văn bản.

    - Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ BHXH chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của NLĐ hoặc thân nhân của NLĐ thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHXH.

    (Căn cứ Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    96/ Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội

    Quy định mới được bổ sung vào Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    - Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ BHXH do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

    - Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định pháp luật.

    (Căn cứ Điều 117 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Còn tiếp

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 02/04/2015 01:56:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #377338   03/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp điểm mới Luật bảo hiểm xã hội 2014_phần cuối

    97/ Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

    - NLĐ, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    - NSDLĐ có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Đối tượng bị khiếu nại không chỉ là NLĐ, NSDLĐ, cơ quan BHXH như trước mà còn là những đối tượng khác, gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (Căn cứ Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    98/ Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

    - Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về BHXH được thực hiện theo quy định  pháp luật về khiếu nại.

    Trước đây, sẽ phải thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    - Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về BHXH không thuộc trường hợp trên thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức:

         + Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm.

    Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về BHXH bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.

         + Khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.

    - Trường hợp người khiếu nại lần đầu theo quy định trên không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

    - Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định pháp luật về khiếu nại.

    (Căn cứ Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    99/ Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội

    Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định pháp luật về tố cáo.

    Trước đây, sẽ phải thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    (Căn cứ Điều 120 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    100/ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

    Luật bảo hiểm xã hội 2006 không có quy định này, quy định này được bổ sung nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc quản lý thực hiện chế độ BHXH.

    - Thẩm quyền của cơ quan BHXH bao gồm:

         + Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

         + Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

         + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định trên có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.

    - Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (Căn cứ Điều 121 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    101/ Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

    Quy định cụ thể số lãi mà NSDLĐ phải nộp nếu chưa đóng hoặc chậm đóng trong các trường hợp mới, các nội dung còn lại vẫn được giữ nguyên.

    - NSDLĐ có hành vi vi phạm sau: trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; chậm đóng tiền BHXH, BHTN, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

    Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

    (Căn cứ Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

    Hết

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 03/04/2015 09:22:26 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #377341   03/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Mình đã cập nhật xong 101 điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Đồng thời, mình có đính kèm bản word đầy đủ bên dưới, các bạn có thể tải về để dùng khi cần thiết nhé.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #398471   03/09/2015

    Cảm ơn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #377609   04/04/2015

    datm711
    datm711

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn nguyenanh1292 nhiều nhiều lắm. rất chi tiết, rất tuyệt vời.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn datm711 vì bài viết hữu ích
    thuydung291 (27/10/2015)
  • #378737   13/04/2015

    mylan155
    mylan155

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn nguyenanh1292 nhiều

    mylan

     
    Báo quản trị |  
  • #378865   13/04/2015

    duynini
    duynini

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật sư cho em hỏi là em đã nghỉ việc tại công ty XXX được 1 năm nay rồi. Em làm ở đó được 1 năm rưỡi, vậy em có được thanh toán tiền bảo hiểm thất nghiệp + bảo hiểm xã hội hay không? và được tính như thế nào? 

     
    Báo quản trị |  
  • #378878   13/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chào bạn duynini,

    Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ bạn phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do CQNN thành lập, đồng thời bạn phải đáp ứng đủ điều kiện thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Bạn đã nghỉ làm hơn 01 năm rồi thì sẽ không được hưởng mức trợ cấp trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    tamronoptical (21/04/2015)
  • #380423   23/04/2015

    tulaphl
    tulaphl

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:02/08/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn Nguyenanh nhiều nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #380604   23/04/2015

    kitty195
    kitty195

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn cho mình hỏi, Doanh nghiệp mình có 1 nhân viên nữ tạp vụ sinh ngày 11/01/1961 vậy đến 10/01/2016 nhân viên đó tròn 55 tuổi, nếu chưa nghỉ hưu, doanh nghiệp mình có được tiếp tục đóng bảo hiểm cho nhân viên đó không (vì tính đến 31/12/2015 nhân viên đó mới đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm 10 tháng).

    Vậy nhân viên đó được đóng bảo hiểm tiếp tới khi đủ 20 năm hay bắt buộc phải nhận trợ cấp 1 lần.

    Mình cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #380615   23/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chào bạn kitty195,

    Đến thời điểm 10/01/2016, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực, vì thế sẽ áp dụng theo Điều 60 của Luật này là NLĐ đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH 01 lần thì được nhận BHXH 01 lần nhe.

    Trường hợp này gọi là BHXH 01 lần nhé, khác với trường hợp trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, bạn nên phân biệt rõ 02 khái niệm này.

     
    Báo quản trị |