TỔNG HỢP CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ THAM KHẢO

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang <1234567>
Thảo luận
  • #209682   27/08/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục mua bán doanh nghiệp

    (Dân trí) – Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân có đăng ký kinh doanh từ năm 2008. Nay tôi muốn chuyển doanh nghiệp này sang cho người khác. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì?

    (Lê Huyền Trang – Hà Nôi , tranghl@gmail.com).

     

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Khi bạn chuyển tên doanh nghiệp tư nhân cho người khác tôi hiểu rằng bạn muốn hoàn toàn rút ra khỏi các hoạt động của doanh nghiệp, để người khác toàn quyền quản lý, kinh doanh doanh nghiệp. Để làm được điều này bạn cần làm thủ tục bán doanh nghiệp theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp.

    Theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp, phụ lục số III-7 của thông tư số14/2010/TT-BKH, trước khi chuyển giao doanh nghiệp cho người khác 15 ngày, chủ doanh nghiệp tư nhân cần phải nộp thông báo về việc bán doanh nghiệp lên Cơ quan đăng ký kinh doanh với những nội dung được quy định tại Điều 145 Luật doanh nghiệp, bên cạnh đó người bán doanh nghiệp và người nhận mua doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp theo mẫu tại phụ lục số III-7 của thông tư số14/2010/TT-BKH (mẫu thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân).

    Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân cũ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán doanh nghiệp và chủ nợ có thỏa thuận khác.

    Điều 145 Luật Doanh nghiệp:  Bán doanh nghiệp

    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó; 2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác; 3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động; 4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này”.

    Cập nhật bởi linhdaiviet ngày 27/08/2012 02:54:04 CH

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhdaiviet vì bài viết hữu ích
    daudaucantho (28/09/2012)
  • #209683   27/08/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục thay đổi bổ sung ngành, nghề kinh doanh

    (Dân trí) - Công ty tôi thành lập cách đây mấy năm, hiện nay tôi đang mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh nên có nhu cầu thay đổi, bổ sung thêm một số ngành nghề. Tôi có được phép bổ sung ngành nghề kinh doanh không? Thủ tục như thế nào?

    (Relax Men, quyhung_dhxd@yahoo.com).

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 34, Nghị định43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);

    b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

    c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.

    Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Kèm theo Thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

    Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ doanh nghiệp.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #209688   27/08/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục mở chi nhánh Công ty nước ngoài tại Việt Nam

    (Dân Trí) - Tôi có một công ty may mặc trụ sở đặt tại Hàn Quốc. Tôi muốn xin giấy phép xuất, nhập khẩu mặt hàng này tại thị trường Việt Nam thì nên mở chi nhánh hay công ty tại Việt Nam (Hải Phòng)? (Phan Kim Loan, Email: kimloan_75@gmail.com).

     

    Ảnh minh họa

    Trả lời

    Hiện nay Công ty Hàn Quốc có trụ sở đặt tại Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là Công ty Hàn Quốc) của anh chị hoàn toàn có quyền mở chi nhánh hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng, Việt Nam.

    Điều kiện để mở chi nhánh tại Việt Nam, anh chị tham khảo tại Nghị định72/2006/NĐ-CP, ngày 25/07/2006 hướng dẫn Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn.

    Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.

    Tại điểm a, Điều 1 Quyết định số10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (sau đây gọi tắt là Quyết định số10/2007/QĐ-BTM) quy định:

    “Điều 1. Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo cam kết trong Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên như sau:

    a) Hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (chi tiết theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này).”

    Tại điểm 1, Mục I của Thông tư09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định23/2007/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Thương mại ban hành thì để Nhà Đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư09/2007/TT-BTM) quy định:

    “1. Đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

    Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số23/2007/NĐ-CP có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (sau đây gọi tắt là Quyết định số10/2007/QĐ-BTM).”

    Từ những căn cứ trên đây cho thấy để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thì công ty Hàn Quốc của anh chị phải đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh với nhà đầu tư trong nước.

    Như vậy, trong trường hợp này, Công ty Hàn Quốc không thể mở chi nhánh mà chỉ có thể thành lập công ty tại Việt Nam để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng may mặc. Công ty Hàn Quốc có thể tiến hành làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu nêu trên hoặc tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước sau đó tiến hành thủ tục bổ sung quyền này vào Giấy chứng nhận đầu tư.

    Căn cứ điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư09/2007/TT-BTM thì hồ sơ để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu nêu trên sẽ bao gồm:

    - Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

    - Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động;

    - Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #209811   28/08/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

    (Dân trí) – Công ty tôi thành lập được hai năm, đến nay chúng tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Xin hỏi, thủ tục làm hồ sơ để đăng ký nhãn cần những gì? Xin chân thành cảm ơn (Nguyễn Hải Ninh, Email:ninh122@gmail.com).

     

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Trường hợp của công ty bạn theo quy đinh tại Thông tư01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007(“TT01/2007/TT-BKHCN”) để đăng ký nhãn hiệu thì bạn cần làm một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
     
    Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT01/2007/TT-BKHCN; 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;  Giấy đăng ký kinh doanh(bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn; Chứng từ nộp phí, lệ phí

    Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.  Hồ sơ của công ty bạn sẽ được thẩm định theo quy trình sau:

    a) Thẩm định hình thức:

    Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không .Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

    Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

    b) Công bố đơn hợp lệ:

    Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

    c) Thẩm định nội dung:

    Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

    Sau thời gian quy định trên nếu đơn của công ty bạn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho công ty bạn.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhdaiviet vì bài viết hữu ích
    daudaucantho (28/09/2012)
  • #210091   29/08/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục mở văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

    (Dân trí) - Công ty tôi ở Hà Lan, do một người làm chủ sở hữu. Công ty này muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Xin luật sư cho tôi biết điều kiện để thành lập văn phòng và thủ tục để thành lập? Tôi xin chân thành cảm ơn!

    (Thế Minh, Email: vnpupylove296@yahoo.com).

     

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Trả lời

    Căn cứ vào Nghị định72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về hướng dẫn Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, để thành lập được văn phòng đại diện tại Việt Nam (“VPĐD”), bạn phải thực hiện việc xin Giấy phép thành lập VPĐD. Về vấn đề xin Giấy phép thành lập VPĐD, bạn cần lưu ý:

    Thứ nhất: Về điều kiện để được cấp phép thành lập VPĐD
    Công ty phải đảm bảo các vấn đề sau: Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
    Thứ hai: Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD:
    Hồ sơ để được cấp Giấy phép thành lập VPĐD sẽ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (VPĐD); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận; Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế; Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam); bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện; Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

    (Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận trong hồ sơ xin giấy phép thành lập VPĐD nêu trên sẽ phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam)

    Thứ ba: Về trình tự xin giấy phép thành lập VPĐD

    Bạn nộp bộ hồ sơ xin giấy phép thành lập VPĐD lên Sở công thương tỉnh, thành phố nơi dự địn đặt văn phòng. Theo quy định của pháp luật thì trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương sẽ hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập VPĐD.

    Lưu ý, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, VPĐD phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp; phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

    Cập nhật bởi linhdaiviet ngày 29/08/2012 12:32:01 SA

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #210489   30/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    thủ tục thành lập công ty kiểm toán, kế toán

    Xin hướng dẫn thủ tục pháp lý liên quan tới việc thành lập công ty kiểm toán:

    A.  THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

    Phạm vi hướng dẫn áp dụng: Thành lập công ty 100% vốn trong nước (thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh).

    1. Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán:

    Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo 3 hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

    2. Điều kiện thành lập:

    -         Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất ba người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.

    -         Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

    -         Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này sau 6 tháng liên tục thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;

    -         Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.

    3. Nơi nộp hồ sơ thành lập công ty:

    Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    4. Hồ sơ thành lập công ty:

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    - Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

    - Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:

    + Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số43/2010/NĐ- CP đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;

    + Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số43/2010/NĐ- CP của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.

    - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

    - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    Ghi chú:

    Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số102/2010/NĐ-CP)

    Điều 24. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

    2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:

    a) Hộ chiếu Việt Nam;

    b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.

    3. Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

    4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

    B. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    Nghị định số105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập

    Nghị định số30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số105/2004/NĐ-CP;

    Thông tư số60/2006/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán;

    Thông tư64/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập

    Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

    Nghị định của Chính Phủ số43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2010

    Nghị định của Chính Phủ số101/2010/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2010;

    Quyết định số10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    Quyết định số337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;

    Các văn bản pháp lý có liên quan.

     

    Cập nhật bởi legalservice ngày 30/08/2012 07:59:35 CH Cập nhật bởi legalservice ngày 30/08/2012 07:56:46 CH

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210574   31/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

    Xin được đưa thủ tục thành lập công ty chứng khoán, mọi người cùng tham khảo:

    A. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

    1. Trình tự thực hiện:

    - Đối với cá nhân, tổ chức:

    + Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán đến UBCKNN

    Sau khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tổ chức xin cấp phép sẽ được UBCKNN chấp thuận nguyên tắc việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động

    + Hoàn thiện các thủ tục để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chính thức

    Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, tổ chức xin cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán có trách nhiệm hoàn tất việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị đủ người hành nghề chứng khoán và gửi số vốn pháp định vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do UBCKNN chỉ định và phải có xác nhận của ngân hàng này về số vốn trên tài khoản phong tỏa. Số vốn này chỉ được giải tỏa và phải được chuyển vào tài khoản của công ty chứng khoán sau khi được UBCKNN chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

    - Đối với cơ quan hành chính nhà nước:

    + Tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày UBCKNN xem xét chấp thuận nguyên tắc việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.

    + UBCKNN sẽ tổ chức đoàn công tác tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty chứng khoán trước khi chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

    + Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được xác nhận phong tỏa vốn của ngân hàng do UBCKNN chỉ định và biên bản kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở công ty, UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán.

    2. Cách thức thực hiện:

    + Gửi Hồ sơ trực tiếp tại trụ sở UBCKNN (bộ phận một cửa)

    +        Hoặc theo đường bưu điện

    3.  Thành phần, số lượng hồ sơ:

    - Thành phần hồ sơ, bao gồm:

    +      Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

    +      Bản thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo hợp đồng nguyên tắc chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở công ty

    +      Biên bản họp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập và Nghị quyết về việc thành lập công ty chứng khoán,

    +      Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán cùng bản cam kết sẽ làm việc cho công ty chứng khoán của những người này;

    +      Danh sách cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và cổ đông, thành viên khác

    +      Cam kết góp vốn của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và cổ đông, thành viên khác kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sơ yếu lý lịch đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân;

    +      Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn cụ thể như sau:

    (i) Đối với cá nhân: Tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định126/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007.

    (ii) Đối với pháp nhân: Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ và đã được một công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động hợp pháp xác nhận. Pháp nhân có công ty con, công ty liên doanh liên kết, phải nộp bổ sung báo cáo tài chính hợp nhất năm gần nhất có kiểm toán.

    Trường hợp khoảng thời gian quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, pháp nhân phải nộp bổ sung báo cáo tài chính quý gần nhất đã được kiểm toán tính đến ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

    + Dự thảo Điều lệ công ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua

    + Phương án hoạt động kinh doanh trong ba (03) năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của UBCKNN.

    + Trường hợp cấp phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ phải có thêm:

    (i) Hợp đồng liên doanh đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh hoặc cam kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài

    (ii) Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm các tài liệu: Bản sao hợp lệ Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của pháp nhân đó do nước nguyên xứ cấp; Quyết định về việc thành lập hoặc góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam của cấp có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài.

    - Số lượng hồ sơ: 02 bản gốc

    4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày

    5.  Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

    6.  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBCKNN

    + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán

    1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

    B. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    +    Luật Chứng khoán số 70/QH11 ngày 29/6/2006; có hiệu lực ngày 01/01/2007

    +    Nghị định14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; có hiệu lực ngày 08/02/2007

    + Quyết định27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán; hiệu lực ngày 14/8/2007

    +    Quyết định126/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007; hiệu lực ngày 10/4/2009

    +    Thông tư số134/2009/TT-BTC ngày 01/07/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210576   31/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục thành lập công ty du lịch

    A. Thủ tục thành lập công ty du lịch

    Phạm vi hướng dẫn áp dụng: Thành lập công ty 100% vốn trong nước (thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh).

    1. Nơi nộp hồ sơ thành lập công ty:

    Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    2. Hồ sơ thành lập công ty:

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    - Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

    - Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:

    + Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số43/2010/NĐ- CP đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;

    + Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số43/2010/NĐ- CP của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.

    - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

    - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    3. Mã ngành nghề:

    Mã ngành

     

    Tên ngành nghề

    7911

    79110

    Đại lý du lịch

    7912

    79120

    Điều hành tua du lịch

    7920

    79200

    Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

    Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

    Ghi chú: Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    Điều 24. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

    2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:

    a) Hộ chiếu Việt Nam;

    b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.

    3. Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

    4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

    B.  CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

    Nghị định của Chính Phủ số43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2010

    Nghị định của Chính Phủ số102/2010/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2010;

    Quyết định số10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    Quyết định s��337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;

    Các văn bản pháp lý có liên quan.

    CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

    Nghị định của Chính Phủ số88/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2006;

    Nghị định của Chính Phủ số139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2007;

    Thông tư số03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế hoạch Đầu tư;

    Thông tư số05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 ;

    Quyết định số10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    Quyết định số337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    II.  THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VẬN TẢI

    1. Cách thức thực hiện:

    Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.

    2. Hồ sơ bao gồm:

    Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

    Dự thảo điều lệ;

    Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc Danh sách thành viên Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;

    Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:

    - Đối với cá nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;

    - Đối với tổ chức: GCN đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;

    Ngoài dịch vụ vận tải, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định và ngành nghề có chứng chỉ thì phải có thêm các văn bản sau:

    Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

    Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.

    4. Kết quả thủ tục hành chính:

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    5. Mã ngành nghề:

    Cấp

    1

    Cấp 2

    Cấp 3

    Cấp 4

    Cấp 5

    Tên ngành

     

    49

     

     

     

    Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống

     

     

    491

     

     

    Vận tải đường sắt

     

     

     

    4911

    49110

    Vận tải hành khách đường sắt

     

     

     

    4912

    49120

    Vận tải hàng hóa đường sắt

     

     

    492

    4920

    49200

    Vận tải bằng xe buýt

     

     

    493

     

     

    Vận tải đường bộ khác

     

     

     

    4931

     

    Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

     

     

     

     

    49311

    Vận tải hành khách bằng tàu điện ngầm

     

     

     

     

    49312

    Vận tải hành khách bằng taxi

     

     

     

     

    49313

    Vận tải hành khách bằng xe lam, xe lôi, xe máy

     

     

     

     

    49319

    Vận tải hành khách bằng xe đạp, xe xích lô và xe thô sơ khác

     

     

     

    4932

     

    Vận tải hành khách đường bộ khác

     

     

     

     

    49321

    Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

     

     

     

     

    49329

    Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu

     

     

     

    4933

     

    Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

     

     

     

     

    49331

    Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng

     

     

     

     

    49332

    Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)

     

     

     

     

    49333

    Vận tải hàng hóa bằng xe lam, xe lôi, xe công nông

     

     

     

     

    49334

    Vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ

     

     

     

     

    49339

    Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác

     

     

    494

    4940

    49400

    Vận tải đường ống

     

    50

     

     

     

    Vận tải đường thủy

     

     

    501

     

     

    Vận tải ven biển và viễn dương

     

     

     

    5011

     

    Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

     

     

     

     

    50111

    Vận tải hành khách ven biển

     

     

     

     

    50112

    Vận tải hành khách viễn dương

     

     

     

    5012

     

    Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

     

     

     

     

    50121

    Vận tải hàng hóa ven biển

     

     

     

     

    50122

    Vận tải hàng hóa viễn dương

     

     

    502

     

     

    Vận tải đường thuỷ nội địa

     

     

     

    5021

     

    Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa

     

     

     

     

    50211

    Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới

     

     

     

     

    50212

    Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng phương tiện thô sơ

     

     

     

    5022

     

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

     

     

     

     

    50221

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới

     

     

     

     

    50222

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa bằng phương tiện thô sơ

     

    51

     

     

     

    Vận tải hàng không

     

     

    511

    5110

    51100

    Vận tải hành khách hàng không

     

     

    512

    5120

    51200

    Vận tải hàng hóa hàng không

    Lưu ý:

    Những nội dung quy định nêu trên được tổng hợp tại các văn bản hướng dẫn, áp dụng đối với việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư trong nước. Chúng tôi đã hết sức cố gắng mang đến cho người sử dụng những thông tin chính xác, cập nhật và có tính thực tiễn. Tuy nhiên, những thông tin cũng như các văn bản quy phạm pháp luật tham chiếu có thể có những thay đổi vào thời điểm người sử dụng có được những ý kiến này. Người sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý về vấn đề của mình.

    Cập nhật bởi legalservice ngày 31/08/2012 10:26:31 SA Cập nhật bởi legalservice ngày 31/08/2012 10:25:52 SA

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalservice vì bài viết hữu ích
    daudaucantho (28/09/2012)
  • #210579   31/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục thành lập công ty vận tải

    I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

    Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

    Nghị định của Chính Phủ số88/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2006;

    Nghị định của Chính Phủ số139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2007;

    Thông tư số03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế hoạch Đầu tư;

    Thông tư số05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7 năm 2009 ;

    Quyết định số10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    Quyết định số337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    II.  THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VẬN TẢI

    1. Cách thức thực hiện:

    Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.

    2. Hồ sơ bao gồm:

    Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

    Dự thảo điều lệ;

    Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc Danh sách thành viên Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;

    Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:

    - Đối với cá nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;

    - Đối với tổ chức: GCN đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;

    Ngoài dịch vụ vận tải, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định và ngành nghề có chứng chỉ thì phải có thêm các văn bản sau:

    Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

    Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.

    4. Kết quả thủ tục hành chính:

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    5. Mã ngành nghề:

    Cấp

    1

    Cấp 2

    Cấp 3

    Cấp 4

    Cấp 5

    Tên ngành

     

    49

     

     

     

    Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống

     

     

    491

     

     

    Vận tải đường sắt

     

     

     

    4911

    49110

    Vận tải hành khách đường sắt

     

     

     

    4912

    49120

    Vận tải hàng hóa đường sắt

     

     

    492

    4920

    49200

    Vận tải bằng xe buýt

     

     

    493

     

     

    Vận tải đường bộ khác

     

     

     

    4931

     

    Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

     

     

     

     

    49311

    Vận tải hành khách bằng tàu điện ngầm

     

     

     

     

    49312

    Vận tải hành khách bằng taxi

     

     

     

     

    49313

    Vận tải hành khách bằng xe lam, xe lôi, xe máy

     

     

     

     

    49319

    Vận tải hành khách bằng xe đạp, xe xích lô và xe thô sơ khác

     

     

     

    4932

     

    Vận tải hành khách đường bộ khác

     

     

     

     

    49321

    Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

     

     

     

     

    49329

    Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu

     

     

     

    4933

     

    Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

     

     

     

     

    49331

    Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng

     

     

     

     

    49332

    Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)

     

     

     

     

    49333

    Vận tải hàng hóa bằng xe lam, xe lôi, xe công nông

     

     

     

     

    49334

    Vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ

     

     

     

     

    49339

    Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác

     

     

    494

    4940

    49400

    Vận tải đường ống

     

    50

     

     

     

    Vận tải đường thủy

     

     

    501

     

     

    Vận tải ven biển và viễn dương

     

     

     

    5011

     

    Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

     

     

     

     

    50111

    Vận tải hành khách ven biển

     

     

     

     

    50112

    Vận tải hành khách viễn dương

     

     

     

    5012

     

    Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

     

     

     

     

    50121

    Vận tải hàng hóa ven biển

     

     

     

     

    50122

    Vận tải hàng hóa viễn dương

     

     

    502

     

     

    Vận tải đường thuỷ nội địa

     

     

     

    5021

     

    Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa

     

     

     

     

    50211

    Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới

     

     

     

     

    50212

    Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa bằng phương tiện thô sơ

     

     

     

    5022

     

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

     

     

     

     

    50221

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới

     

     

     

     

    50222

    Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa bằng phương tiện thô sơ

     

    51

     

     

     

    Vận tải hàng không

     

     

    511

    5110

    51100

    Vận tải hành khách hàng không

     

     

    512

    5120

    51200

    Vận tải hàng hóa hàng không

    Lưu ý:

    Những nội dung quy định nêu trên được tổng hợp tại các văn bản hướng dẫn, áp dụng đối với việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư trong nước. Chúng tôi đã hết sức cố gắng mang đến cho người sử dụng những thông tin chính xác, cập nhật và có tính thực tiễn. Tuy nhiên, những thông tin cũng như các văn bản quy phạm pháp luật tham chiếu có thể có những thay đổi vào thời điểm người sử dụng có được những ý kiến này. Người sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý về vấn đề của mình.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210662   31/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục thành lập chi nhánh của Công ty nước ngoài tại Việt Nam

    Xin hướng dẫn một thủ tục liên quan tới quá trình hoạt động của DN, mọi người tham khảo:

    I. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

    Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

    1. Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

    2. Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

    II. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi .

    2. Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;

    3. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;

    4. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

     Các giấy tờ quy định tại điểm 2,3,4 trên phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    III. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

    1. Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh đến Bộ Công thương.

    2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.

    3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn này không tính vào thời hạn cấp giấy phép trên.

    4. Ngay sau khi hết thời hạn quy định mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalservice vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2012)
  • #210669   31/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa

    Trong thời gian vừa qua, tôi có nhận được khá nhiều Email yêu cẩu hỗ trợ việc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa:

    Xin được đưa ra hướng dẫn, thủ tục mọi người cùng tham khảo:

    1. Đối với công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài:

    Hồ sơ gồm có :

    1.1 Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh của và Công ty phân phối sản phẩm tại Việt Nam.

    1.2 Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) - Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ

    1.3 Nhãn phụ sản phẩm (Artwork)

    1.4 Công thức Sản Phẩm (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)

    - Phiếu kiểm định chất lượng(nước sở tại).

    - Chứng nhận chất lượng hàng hóa(nước sở tại).

    2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:

    2.1.  Giấy đăng ký KD bản sao công chứng của công ty đứng ra công bố;

    2.2.  Kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm định đo lường tiêu .

    2.3. 03 Mẫu sản phẩm yêu cầu kiểm nghiệm.

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ:

    1. Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng .

    2. Quyết định của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm ban hành tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói .

    3. Quy trình sản xuất thực phẩm cơ sở  (vẽ riêng hoặc vẽ kèm trong bản công bố)

    4. Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam (bản sao công chứng).

    5. Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

    6. Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).

    7. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao).

    8. Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).

    9. Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

    .

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalservice vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2012)
  • #210697   31/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Xin Giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại

     

    Theo quy định tại Thông tư07/2007/TTLT-BTM-BTC thì hình thức khuyến mại mà công ty bạn định tổ chức thuộc hình thức bán hàng kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xúc tiến thương mại. Vì bạn không nói rõ các bạn định tổ chức chương trình trên phạm vi 1 tỉnh, thành phố hay trên phạm vi nhiều tỉnh thành phố nên chúng tôi chia ra hai trường hợp như sau:

    • Trường hợp 1: Chương trình khuyến mại được tổ chức trên phạm vi 1 tỉnh, thành phố thì các bạn phải đăng ký chương trình khuyến mại tại Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi tổ chức chương trình khuyến mại.
    • Trường hợp 2: Chương trình khuyến mại được tổ chức trên phạm vi từ 2 tỉnh, thành phố trở lên thì chương trình khuyến mại phải được đăng ký tại Cục Xúc tiến thương mại của Bộ Công thương.

    Về hồ sơ giấy tờ các bạn cần chuẩn bị như sau:

    a) Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại;

    b) Thể lệ chương trình khuyến mại;

    c) Mẫu thẻ cào dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành thẻ cào dự thưởng;

          d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

          đ) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng (nếu có);

          e) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa khuyến mại và hàng                hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).

    Như vậy, theo quy định trên các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký chương trình khuyến mại, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ cơ quan tiếp nhận đăng ký khuyến mại sẽ có công văn chấp thuận việc đăng ký chương trình khuyến mại của các bạn.

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalservice vì bài viết hữu ích
    daudaucantho (28/09/2012)
  • #210822   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Giấy phép cho nhà thầu xây dựng nước ngoài tại Việt Nam

    Xin hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép cho nhà thầu xây dựng nước ngoài tại Việt Nam:

     

    Ngành nào cần           

    09

    41: Khai thác, lọc và phân phối nước

    42

    43

    711: Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê

    741: Các hoạt động về luật pháp, kế toán, kiểm toán, tư vấn về thuế, nghiên cứu thị trường, tư vấn về quản lý và kinh doanh

    74909

    Nơi nộp hồ sơ            

       +  Bộ Xây dựng (Dự án nhóm A và các Dự án khác thuộc địa bàn hai tỉnh trở lên);

        + Sở Xây dựng cấp phép cho các Dự án nhóm B, C và các Dự án tại địa phương.

    Thời hạn: Mỗi giấy phép có hiệu lực trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng

    Các hồ sơ cần khi đăng ký     

    Các nhà thầu sẽ đệ trình 01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ hồ sơ copy tới cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền chấp nhận các giấy phép hợp đồng, mỗi bộ hồ sơ được chuẩn bị bằng tiếng Việt, các tài liệu nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt khi trình các cơ quan thẩm quyền, bao gồm:

    Đối với các doanh nghiệp nước ngoài:

        Đơn xin cấp giấy phép thầu;

        Một bộ hồ sơ copy kết quả đấu thầu hoặc quyết định lựa chọn nhà thầu hoặc hợp đồng có giá trị pháp lý;

        Giấy phép thành lập copy và điều lệ của công ty (hoặc chứng chỉ đăng ký kinh doanh) và các chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;

        Báo cáo các hoạt động xây dựng được tiến hành giống với các công việc đã ký hợp đồng;

        Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong vòng 3 năm gần nhất- trong trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu không bắt buộc phải áp dụng theo quy địnhcủa luật pháp Việt nam về đấu thầu.

        Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt nam hoặc bản cam kết giao cho nhà thầu Việt nam thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu).

        Giấy uỷ quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.

    Đối với người nước ngoài

        Đơn xin cấp giấy phép thầu.

        Một bộ hồ sơ copy kết quả đấu thầu hoặc quyết định lựa chọn nhà thầu hoặc hợp đồng có giá trị pháp lý.

        Bản sao Giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp.

        Báo cáo năng lực thực hiện (tự công bố) cùng bản copy các hợp đồng đã thực hiện trong 3 năm gần đây.

    Hồ sơ tham dự đệ trình trong 3 năm liên tiếp bởi cùng nhà thầu chỉ cần các tài liệu tại điểm 1, 2 và 6 đối với doanh nghiệp nước ngoài và điểm 1, 2 đối với người nước ngoài

    Trình tự thủ tục          

        Cơ quan quản lý nhà nước nhận được các tài liệu dự thầu (Bộ Xây dựng hoặc Sở xây dựng các tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương) sẽ tổ chức đánh giá.

        Giấy chứng nhận sẽ được cấp phép trong vòng 20 ngày.

        Trong trường hợp không chấp thuận, lý do sẽ được giải thích rõ ràng.

    Thời hạn trả lời hồ sơ 20 ngày làm việc

    Cơ quan thanh, kiểm tra        

    Thanh tra Sở Xây Dựng

    Hình thức xử phạt vi phạm    

    Nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt nam vi phạm các quy định của luật pháp Việt nam tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý như sau:

        Đình chỉ công việc đang thực hiện tại Việt nam.

        Phạt hành chính.

        Bị thu hồi giấy phép thầu, đình chỉ quyền tham gia nhận thầu tại Việt nam có thời hạn hoặc không có thời hạn hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

        Trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Các văn bản luật liên quan     

    Quyết định của Thủ tướng chính phủ số87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của Nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam

    Thông tư số05/2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

    Thông tin bổ sung      

     

    Mẫu hồ sơ dự thầu được cung cấp bởi Sở xây dựng quản lý dự án xây dựng hoặc nơi đặt trụ sở chính của liên doanh nước ngoài.

    Cập nhật bởi legalservice ngày 01/09/2012 10:38:48 SA Cập nhật bởi legalservice ngày 01/09/2012 10:14:31 SA

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210825   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục xin giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài

    Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài

    Mục đích:        Điều chỉnh hoạt động mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài

    Thể loại :         Giấy phép

    Ngành nào cần:

     

    00: Mọi hoạt động kinh doanh, Các đối tượng muốn mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài

    Nơi nộp hồ sơ            

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Lệ phí và Thời hạn      Không xác định

    Các hồ sơ cần khi đăng ký     

     

        Tổ chức kinh tế Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh quốc tế thuộc các ngành hàng không, hàng hải, bưu điện, bảo hiểm, du lịch, xuất khẩu lao động, nhận thầu các công trình ở nước ngoài có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các khoản thu - chi thường xuyên, các khoản tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng tham gia đấu thầu quốc tế; thanh toán bù trừ hoặc thực hiện theo các điều ước, hiệp ước, thoả thuận đã ký với nước ngoài phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:

            Đơn xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (Phụ lục 5);

            Bản sao công chứng Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

            Các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền bên nước ngoài hoặc bên Việt Nam có liên quan đến yêu cầu, mục đích cần thiết phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.

        Các tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các khoản vay vốn trung - dài hạn có giá trị từ 5.000.000 (năm triệu) đô la Mỹ trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Các khoản vay này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận cho đăng ký và bên cho vay yêu cầu phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để quản lý nguồn vốn vay và theo dõi việc trả nợ. Tổ chức phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:

            Đơn xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (Phụ lục 5);

            Bản sao công chứng quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư;

            Hợp đồng vay vốn đã ký với phía nước ngoài và giấy chấp nhận cho đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước;

            Văn bản chứng minh bên cho vay nước ngoài yêu cầu phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.

        Các tổ chức kinh tế được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:

            Đơn xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (Phụ lục 5);

            Bản sao công chứng Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

            Bản sao công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài.

        Các tổ chức tín dụng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ở nước ngoài phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:

            Đơn xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (Phụ lục 6);

            Bản sao công chứng Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng;

            Bản sao giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp.

            Các tổ chức khác không phải là các đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực và phạm vi nói trên có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.

        Người cư trú là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, tiếp nhận viện trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài. Các tổ chức phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:

            Đơn xin cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (Phụ lục 7);

            Bản sao công chứng quyết định thành lập;

            Một trong các loại văn bản sau:

                Đối với vay và trả nợ của Chính phủ: Bản sao hợp đồng vay và trả nợ của Chính phủ có quy định việc phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài;

                Đối với tiếp nhận viện trợ ở nước ngoài: Văn bản chứng minh bên nước ngoài yêu cầu phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ của nước ngoài;

                Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đối với các trường hợp khác.

     

    Trình tự thủ tục :     

     

        Người nộp hồ sơ gửi hồ sơ xin cấp giấy phép đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)

        Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép cho tổ chức và cá nhân xin mở tài khoản, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản trả lời về lý do từ chối không cấp giấy phép

     

    Thời hạn trả lời hồ sơ 15 ngày làm việc

    Cơ quan thanh, kiểm tra         Thanh tra Ngân hàng nhà nước, Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố

    Hình thức xử phạt vi phạm    

     

    Mức tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Xem chi tiết tại Điều 18 của Nghị định số202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

    Các văn bản luật liên quan     

    Luật Các tổ chức tín dụng số07/1997-QHX ngày 12/12/1997

    Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức Tín dụng

    Thông tư số01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/04/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Thông tin bổ sung      

     

    Cập nhật bởi legalservice ngày 01/09/2012 10:37:47 SA Cập nhật bởi legalservice ngày 01/09/2012 10:24:29 SA Cập nhật bởi legalservice ngày 01/09/2012 10:21:55 SA

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210827   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Hồ sơ đăng ký đầu tư

    Hồ sơ đăng ký đầu tư:

    • Đối với dự án đầu tư trong nước:
      • Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng VN và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
      • Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng VN và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ bao gồm:
    1. Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    2. Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
    3. Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
    4. Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
    5. Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
    • Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
    1. Văn bản đăng ký đầu tư theo mẫu;
    2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh, đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
    3. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư ( do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)
    • Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ bao gồm:
    1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
    2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;
    3. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
    4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
    5. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
    • Đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ bao gồm:
    1. Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng;
    2. Và tất cả các hồ sơ nêu trên cho từng trường hợp cụ thế.

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210834   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    Điều kiện:

    Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi người lao động nước ngoài có đủ các điều kiện sau:

    1. Đủ 18 tuổi trở lên.
    2. Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc.
    3. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống), có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
      Đối với người lao động nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân.
    4. Không có tiền án, tiền sự; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
    5. Có giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 (ba) tháng trở lên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

    Hồ sơ

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động
    2. Đơn xin làm việc;
    3. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền củanước mà người lao động cư trú cấp. Trường hợp người nước ngoài đã cưtrú tại ViệtNamtừ 06 (sáu) tháng trở lên thì còn phải có phiếu lý lịchtư pháp do Sở Tư pháp của ViệtNamnơi người nước ngoài đang cư trú cấp.
    4.  Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài quy địnhtại tiết c khoản 1 Điều 5 của Nghị định số105/2003/NĐ-CP và có dán ảnh của người nước ngoài..
    5. Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở ViệtNamthì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy địnhcủa Bộ Y tế ViệtNam;
    6. Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghềcủa người nước ngoài bao gồm:  bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiếnsĩ hoặc giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn tay nghể của người laođộng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân nhữngngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trongđiều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có văn bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơquan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;
    7. Ba ảnh màu (kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần,chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01(một) năm.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210838   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục Đăng ký hoạt động dạy nghề cho cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

    Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động cơ sở dậy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

    Điều kiện:

    1. Có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được phê duyệt; nếu không có quy hoạch và việc đầu tư cơ sở dạy nghề là cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Lao động thương binh xã hội sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
    2. Cơ sở dạy nghề có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đào tạo nghề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo.
    3. Có đủ điều kiện cần thiết về đội ngũ quản lý, giáo viên, tài liệu giảng dạy và kỹ thuật.
    4. Có địa điểm ổn định trong quá trình thực hiện
    5. Hiệu trưởng Trường dạy nghề, Giám đốc Trung tâm dạy nghề là người có năng lực tổ chức quản lý, am hiểu về công tác giáo dục và đào tạo, đã trải qua công tác quản lý đào tạo hoặc trực tiếp giảng dạy ít nhất 05 năm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
    6. Hiệu trưởng Trường dạy nghề có trình độ đại học một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của Trường;
    7. Có đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm bảo trình độ, số lượng và cơ cấu với tỷ lệ 1 giáo viên lý thuyết/35 học viên và 1 giáo viên thực hành/18 học viên
    8. Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 67 Luật Giáo dục và Điều 11, 20 của Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số02/2001/NĐ-CP).
    9. Có đủ các phòng học, nhà xưởng phù hợp với quy mô và các nghề đào tạo đã đăng ký;
    10. Có văn phòng của Ban Giám hiệu, phòng giáo viên, thư viện, phòng đọc, khu văn hoá, thể thao bảo đảm yêu cầu đào tạo;
    11. Công nghệ, thiết bị, máy móc, phương tiện của Cơ sở dạy nghề phải là sản phẩm mới và tiên tiến.

    Đối với Giấy phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề

    Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài đối với trường học, trung tâm dạy nghề và các hoạt động dạy nghề có thu phí ngắn hạn bao gồm:

    1. Tất cả các giấy tờ theo yêu cầu tại Thông tư số12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư
    2. Bản giải trình kinh tế- kỹ thuật của dự án, bao gổm các nội dung:
      1. Tên của cơ sở được thành lập,
      2. Mục tiêu đào tạo và chương trình,
      3. Địa vị pháp lý và khả năng tài chính của nhà đầu tư,
      4. Cơ cầu tổ chức và kế hoạch tuyển dụng giáo viên đối với cơ sở,
      5. Địa điểm đào tạo, bao gổm các tài liệu chứng minh quyển sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.
      6. Quy định về mức thu học phí và các khoản đóng góp
      7. Bằng cấp và chứng chỉ được cấp.

    Về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề:

    Các hồ sơ, tài liệu được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng. Đối với những bản sao phải dịch ra tiếng Việt và có công chứng. Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề được lập thành 04 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Hồ sơ bao gổm:

    1. Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do người đại diện theo pháp luật của Cơ sở dạy nghề ký, đóng dấu (Mẫu số 2 kèm theo Thông tư);
    2. Quy chế tổ chức hoạt động của Cơ sở dạy nghề, bao gổm cơ cấu quản lý, cơ chế bổ nhiệm, cách chức hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đối với trường học và giám đốc, phó giám đốc trung tâm, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp quản lý…
    3. Bản sao giấy phép đầu tư có công chứng
    4. Danh sách cán bộ quản lý đào tạo chủ chốt, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường dạy nghề (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề), trưởng các Phòng, Ban, Khoa (nếu có), đội ngũ giáo viên cơ hữu kèm theo bản sao có công chứng các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, sư phạm, hợp đồng lao động của cán bộ, giáo viên nói trên
    5. Giấy tờ chứng minh có địa điểm đào tạo ổn định.
    6. Giấy tờ về các thông tin đăng ký, bao gổm:
      1. Tên của cơ sở và người đại diện theo pháp luật
      2. Tên ngành nghề giảng dạy, mục tiêu đào tạo, quy mô và thời gian
      3. Nội dung đào tạo và sách giáo khoa
      4. Các môn đào tạo và thủ tục đăng ký
      5. Các quy định về học phí
      6. Bằng và chứng chỉ được cấp
      7. Danh sách cán bộ quản lý và đào tạo chủ chốt

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalservice vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/09/2012)
  • #210871   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên thành trở lên Công ty cổ phần

    Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty cổ phần

    a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

    1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

    2. Quyết định và Biên bản họp của hội đồng thành viên về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

    3. Điều lệ công ty chuyển đổi;

    4. Danh sách cổ đông sáng lập Công ty chuyển đổi;

    5. Bản sao hợp lệ CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực đối với cá nhân; Bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN đối với tổ chức, kèm theo bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng của tổ chức.

    6. Hợp đồng chuyển nhượng vốn và giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng (nếu có chuyển nhượng vốn góp); hoặc Biên bản thoả thuận góp vốn đầu tư;

    7. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:

    - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

    - Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

     b) Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210893   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục hợp nhất công ty cổ phần

    Theo quy định tại Điều 152 – Luật Doanh Nghiệp năm 2005 và Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh thì thủ tục Hợp Nhất Công Ty cổ phần được tiến hành như sau:

    Công Ty cổ phần (hoặc các công ty cổ phần) bị Hợp Nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu như sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

    Các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Ngoài các văn bản, giấy tờ nêu trên, công ty cổ phần được hợp nhất phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

    1.1     Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    1.2     Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

    1.3     Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập. Kèm theo danh sách cổ đông sáng lập phải có:

    a.              Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực của các cổ đông: (i) Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam, (ii) Hộ chiếu Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài, (iii) Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, (iv) Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam;

    b.             Bản sao hợp lệ Quyết định Thành Lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân.

    1.4     Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong trường hợp công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

    1.5     Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một cổ đông (hoặc một số nhân viên trong công ty trong trường hợp không bắt buộc cổ đông công ty là người phải có chứng chỉ hành nghề) nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

    Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

    Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

    Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #210895   01/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục hợp nhất công ty TNHH hai thành viên

    Trường hợp tiến hành Hợp Nhất hai hoặc nhiều Công Ty TNHH hai thành viên trở lên được tiến hành như sau:

    Công Ty TNHH hai thành viên (hoặc các công ty TNHH hai thành viên) bị Hợp Nhất chuẩn bị Hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu như sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

    Các thành viên của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Ngoài các văn bản, giấy tờ nêu trên, công ty TNHH hai thành viên được hợp nhất phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

    1.1     Giấy đề nghị đăng ký Doanh Nghiệp;

    1.2     Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên sáng lập. Các thành viên sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

    1.3     Danh sách thành viên sáng lập công ty TNHH lập. Kèm theo danh sách thành viên sáng lập phải có:

    a.              Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực của các thành viên: (i) Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam, (ii) Hộ chiếu Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài, (iii) Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, (iv) Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam;

    b.             Bản sao hợp lệ Quyết định Thành Lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.

    1.4     Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong trường hợp công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

    1.5     Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một thành viên (hoặc một số nhân viên trong công ty trong trường hợp không bắt buộc thành viên công ty là người phải có chứng chỉ hành nghề) nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

    Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

    Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

    Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |