TỔNG HỢP CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ THAM KHẢO

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang «<4567>
Thảo luận
  • #211516   05/09/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

    Tôi muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đóng ở đâu và cần thủ tục gì? Trân trọng cảm ơn Quý báo! (Bùi Tất Thành, Email: thanh.thyssenkrupp@gmail.com).

    Trả lời:

    Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

    Tại phần I Thông tư số02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31-1-2008 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số190/2007/NĐ-CP ngày 28-12-2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì người tham gia BHXH tự nguyện quy định tại điều 2 Nghị định số190/2007/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, gồm:

    Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
    Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
    Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
    Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;

    Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;

    Người tham gia khác.”

    Thứ hai, về hồ sơ và thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

    Tại khoản 2 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội quy định hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: “Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định”

    Theo đó,tại Điều 34 Nghị định190/2007/NĐ-CP nêu rõ:

    Người tham gia BHXH tự nguyện nộp tờ khai cá nhân cho tổ chức BHXH nơi cư trú. Mẫu tờ khai cá nhân do BHXH Việt Nam quy định.

    Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia BHXH tự nguyện, tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH

    Như vậy, nếu bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định nêu trên đây, đề nghị bạn liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của bạn để được hướng dẫn cụ thể.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #211517   05/09/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ thai sản có được nghỉ thêm?

    (Dân trí) - Vợ tôi là giáo viên cấp 2. Tháng 6 này vợ tôi sinh cháu. Vì trùng với những ngày nghỉ hè nên vợ tôi xin phòng GDĐT nghỉ thai sản từ tháng 8 đến tháng 12.

    Nhưng phòng GDĐT không cho phép, mà yêu cầu vợ tôi sinh ngày nào thì bắt đầu nghỉ thai sản ngày đó. Tôi xin tư vấn pháp luật của Dân trí như thế nào là đúng pháp luật? Xin cám ơn Quý báo! ( Nguyễn Khải, Email: nguyenkhai_bx_vp@yahoo.com.vn)

    Trả lời:

    Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số28/2009/TT-BGĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định: “Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

    Căn cứ điểm a khoản 1 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây: Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường”.

    Căn cứ khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, ngày Tết, ngày nghỉ hàng tuần”.

    Theo các quy định nêu trên nếu thời gian vợ anh nghỉ thai sản trùng vào thời gian nghỉ hè thì vợ anh không được cộng thêm hai tháng nghỉ hè mà chỉ được nghỉ 04 tháng.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #211520   05/09/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà?

     Mình thuê nhà ở của ông nội, ông và mình ở tại địa phương A, nhà ở tại địa phương B, mình nhờ địa phương A chứng thực hợp đồng. Vậy có giá trị pháp lý không? (Văn Công Sơn, email: sonvancong@yahoo.com.vn)

    Trả lời:

    Tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Vì bạn không nói cụ thể, bạn thuê nhà của ông trong thời gian bao lâu, theo quy định nêu trên thì nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Tại Điều 37 Luật Công chứng năm 2007 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở”

    Tại Điều 5 Nghị định số79/2007/NĐ-CP về chứng thực bản sao và chữ ký,có quy định: “1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

    b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giầy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

    Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1 Điều này và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

    2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã”.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên thì đối với hợp đồng cho thuê nhà ở trên sáu tháng, các bên phải đi công chứng. Thẩm quyền chứng nhận hợp đồng về nhà ở thuộc về công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng tại địa bàn nơi có nhà ở cho thuê.

    Vì bạn không cung cấp đầy đủ địa phương A và B có cùng huyện, tỉnh hay ở hai tỉnh khác nhau, nên chúng tôi giả định như sau: nếu trong cùng một huyện, hoặc cùng tỉnh thì có thể công chứng hợp đồng thuê nhà ở tại phòng công chứng thuộc địa phương A hoặc B, còn nếu A và B là hai tỉnh khác nhau thì chỉ có thể công chứng tại phòng công chứng thuộc địa phương B - nơi có nhà cho thuê . Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền chứng thực bản sao hoặc chứng thực chữ ký mà thôi. Do vậy. muốn làm thủ tục thuê nhà ở, bạn phải đến Phòng công chứng nơi có nhà ở cho thuê để làm thủ tục thuê nhà ở.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #211524   05/09/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thời hạn sử dụng Giấy phép lái xe?

    (Dân trí) - Tôi có bằng lái xe nước ngoài thời hạn sử dụng 10 năm. Vậy khi tôi về Việt Nam tôi muốn đổi sang bằng lái xe Việt Nam thì thời hạn sử dụng là bao lâu? (Đỗ Thị Hoa Mai, Email: mai.fusionzone@yahoo.com)

    Trả lời:

    Vì bạn không cung cấp đầy đủ dữ liệu nên chúng tôi giả định bạn là người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài và đã được cấp Giấy phép lái xe ô tô của nước ngoài, chúng tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định tại Điểm h khoản 5 Điều 44Thông tư số07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì: “Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe Quốc tế hoặc Quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam”.

    Tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 Thông tư07/2009/TT-BGTVT quy định về thời hạn của Giấy phép lái xe: Hạng A4, B1, B2: 05 năm kể từ ngày cấp; hạng C, D, E và các hạng F: 03 năm.

    Tuy nhiên theo Khoản 5 Điều 40: “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có giấy phép lái xe nước ngoài, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

    Do bạn không cung cấp cho chúng tôi biết bạn được cấp bằng lái xe nước ngoài là nước nào nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được. Do vậy, đối chiếu quy định trên, bạn có thể hiểu được cách thức và thời hạn sử dụng bằng lái xe sau khi cấp đổi như thế nào, đồng thời muốn tìm hiểu thêm về quy trình cấp đổi liên quan tới thủ tục cấp đổi bạn có thể tham khảo Thông tư số07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #211525   05/09/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Thành lập công ty chuyên về định giá đấu giá và thanh lý tài sản

    (Dân trí) - Tôi muốn thành lập 1 công ty chuyên về định giá, đấu giá và thanh lý tài sản thì cần những thủ tục và điều kiện gì? Xin cảm ơn Quý báo! (Lương Quang Đô, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

    Trả lời:

    Về trường hợp của bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

    Hiện nay theo quy định của pháp luật thì “thanh lý tài sản” không được quy định là một ngành nghề kinh doanh mà chỉ là hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, không có điều kiện áp dụng cho trường hợp này khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đặt tên doanh nghiệp, bạn có thể để cụm từ “thanh lý tài sản” như yếu tố riêng của doanh nghiệp bên cạnh cụm từ “định giá, đấu giá”.

    Do bạn không nói rõ bạn muốn thành lập công ty dưới loại hình doanh nghiệp nào (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh) nên chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề sau để bạn tham khảo và áp dụng vào trường hợp của mình:

    A/ Về điều kiện thành lập

    Ngoài các điều kiện thành lập doanh nghiệp phù hợp với mô hình bạn lựa chọn theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì khi bạn muốn thành lập 1 công ty có chức năng định giá, đấu giá và thanh lý tài sản bạn cần đáp ứng các điều kiện:

    1/ Lĩnh vực định giá tài sản:

    Theo khoản 2, Mục IV, Thông tư17/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về Thẩm định giá có quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá: “2.1. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá phải có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số101/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    - Có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá còn giá trị hành nghề trở lên, trong đó người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá.

    Chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá chỉ được làm chủ một doanh nghiệp thẩm định giá tư nhân.

    Thành viên hợp danh của công ty thẩm định giá hợp danh phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá chỉ được làm một thành viên hợp danh của một công ty thẩm định giá hợp danh.

    - Có đăng ký cung cấp hoạt động tư vấn thẩm định giá, các hoạt động có chức năng thẩm định giá với cơ quan đăng ký kinh doanh

    2.2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) về việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá và danh sách thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.

    2.3. Trong quá trình hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải thường xuyên đảm bảo có đủ điều kiện quy định tại điểm 2.1 nêu trên ...”.

    2/ Lĩnh vực đấu giá tài sản

    Theo khoản 2, khoản 3 điều 16, Nghị định17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản: “2. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên;

    b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản.

    3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đăng ký kinh doanh cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính”.

    B/ Về thủ tục thành lập doanh nghiệp

    1/ Hồ sơ đăng ký kinh doanh

    Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ tương ứng với loại hình doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn áp dụng. Bạn có thể tham khảo các loại hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng được quy đinh tại các điều 16, điều 17, điều 18, điều 19 Luật doanh nghiệp 2005.

    2/ Trình tự đăng ký kinh doanh, theo quy định tại điều 15, Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh; 2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung ...”.

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #211557   05/09/2012

    linhdaiviet
    linhdaiviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2012
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 539
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Đầu tư theo loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh

    Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình đầu tư, trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả, được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận (gọi chung là hợp doanh)[1].

     

    Tuy nhiên, bất kỳ hình thức đầu tư nào bên cạnh những ưu thế nổi trội cũng tiềm ẩn trong nó những điểm hạn chế nhất định. Khi lựa chọn hình thức đầu tư, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ những ưu thế cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất đối với từng dự án đầu tư nhằm đảm bảo dự án đầu tư thu về được lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất. Hình thức đầu tư theo hợp BCC là hình thức đầu tư ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam vì nó được đánh giá là dễ tiến hành, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn đầu tư ngắn.

    1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh

    Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy đinh tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2005[2]. Tuy nhiên, khái niệm trên chưa thực sự chính xác do hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC mới là một hình thức đầu tư, còn hợp đồng hợp tác kinh doanh về bản chất nó vẫn là một hợp đồng dân sự, vì vậy, nó phải là sự thỏa thuận giữa các bên.

    Khoản 1 Điều 9 Nghị định108/2006/NĐ-CP đã khắc phục được hạn chế của khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Luật Đầu tư. Tuy nhiên, Có thể dễ dàng thấy được quy định này cũng chưa thực sự chính xác bởi vì nó chỉ hướng đến quan hệ hợp đồng giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài, một bên là nhà đầu tư trong nước, quy định như vậy là không đầy đủ.

    Như vậy, để hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Còn hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    2. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

    2.1. Ưu điểm.

    Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản quý hiếm… do những ưu điểm nổi trội của nó mà các hình thức đầu tư khác không có.

    Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới cũng như chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vì vậy, hình thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.

    Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại. Như vậy, đối với các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”

    Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư. Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty. Như vậy, những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra, họ giống như một “chủ nợ” hơn là một nhà đầu tư. Nhưng đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau[4].

    2.2. Hạn chế

    Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này.

    Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này. Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư. Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được. Có thể xem trong một ví dụ điển hình trong một dự án đầu tư kinh doanh trường đua ngựa giữa công ty Thiên Mã và Câu lạc bộ Phú Thọ. Việc “mượn” pháp nhân trong dự án đầu tư này đã gây ra không ít rắc rối cho các nhà đầu tư, nhất là trong việc đối ngoại, phân chia lợi nhuận cũng như quyền quản lý công ty. Công ty Thiên Mã, người trực tiếp bỏ tiền ra, thì cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì mọi việc đều phải thông qua con dấu của đối tác. Ngược lại, Câu lạc bộ Phú Thọ thì mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực tiếp đóng con dấu. Đó là chưa kể đến trường hợp nếu do bất đồng mà một bên không cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận thì điều gì sẽ xảy ra? Đương nhiên, dự án sẽ phải dừng lại.

    Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra. Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư  bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.

    Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.  Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này.

    Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hiện nay trở nên phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào.

    Nguồn: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4449

    Cập nhật bởi linhdaiviet ngày 05/09/2012 11:20:56 SA

    DaiViet Group (Luật sư - Công chứng Đại Việt) - Website:www.luatdaiviet.vn

    Add : Số 335 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Hot-line: 0933.668.166 - Tell: 04.37.47.8888

    Email: info@luatdaiviet.vn

    ====================================

     
    Báo quản trị |  
  • #211720   05/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục thành lập trung tâm giới thiệu việc làm

    Điều kiện thành lập trung tâm GTVL

    • Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm;
    • Có trang thiết bị và các phương tiện phù hợp;
    • Có ít nhất 5 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ. Những cán bộ này phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án.
    • Ngoài ra, việc thành lập trung tâm phải phù hợp với quy hoạch trung tâm GTVL trên địa bàn của địa phương đã được phê duyệt.

    Hồ sơ thành lập trung tâm giới thiệu việc làm bao gồm

    • Công văn của cơ quan đề nghị thành lập trung tâm (cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội) gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập.
    • Đề án thành lập trung tâm GTVL với các nội dung: sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và việc bảo đảm các điều kiện để thành lập và hoạt động của trung tâm, tính khả thi của đề án.
    • Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh đủ các điều kiện để thành lập trung tâm.
    • Đối với trung tâm GTVL do các bộ, ngành, tổ chức chính trị đề nghị thành lập thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) nơi có cơ quan đề nghị tiếp nhận, thẩm định hồ sơ. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm GTVL theo đề nghị của Sở LĐ-TB&XH.
    • Việc thành lập trung tâm GTVL thuộc tổ chức chính trị – xã hội do các cơ quan Trung ương, bộ, ngành quản lý do thủ trưởng các cơ quan đó quyết định, sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi trung tâm sẽ thành lập và hoạt động.
    • Người ra quyết định thành lập trung tâm GTVL có quyền ra quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của trung tâm.

    Thời hạn cấp phép

    Thời hạn để ra quyết định thành lập trung tâm GTVL là 15 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không được cấp phép thành lập trung tâm GTVL phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     Hoạt động nghiệp vụ của trung tâm GTVL

    Sau khi thành lập, trung tâm GTVL được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau:

    • Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động.
    • Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
    • Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và cả nước.
    • Tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #211722   05/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục Thành lập bệnh viện tư nhân

    Điều kiện thành lập bệnh viện

    - Người đứng đầu cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế phải có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dược, doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế thì người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân.

    - Cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế; doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.

    - Cơ sở y, dược tư nhân phải có đủ người làm công việc chuyên môn, bảo đảm điều kiện về địa điểm, trang thiết bị y tế và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

    - Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, dược tư nhân phải có bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và phải thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.

    - Người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, y dược học cổ truyền tư nhân phải được Bộ Y tế Việt Nam cho phép.

    - Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo hoặc phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có trình độ trung cấp trở lên về y; đối với y dược học cổ truyền thì người phiên dịch phải là lương y hoặc có trình độ trung cấp y học cổ truyền trở lên.

    Thủ tục thành lập bệnh viện tư nhân

    Theo Công văn số3902/YT-ĐT ngày 02/6/2004 của Bộ y tế, quy trình thành lập bệnh viện tư nhân bao gồm:

        Chủ đầu tư có Đơn xin thành lập Bệnh viện và Đề án thành lập Bệnh viện gửi đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi đặt Bệnh viện.

        Sở Y tế có Công văn kèm theo Đề án thành lập Bệnh viện gửi đến UBND tỉnh.

        Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn trả lời Sở Y tế đồng ý cho phép thành lập Bệnh viện … tại địa điểm …

        Sở Y tế có công văn đề nghị Bộ Y tế cho phép thành lập Bệnh viện, kèm theo Đề án thành lập bệnh viện và Công văn ý kiến của UBND tỉnh.

        Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân là Giám đốc Bệnh viện và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân cho Bệnh viện.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #211723   05/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục thành lập công ty in ấn

    1. Cách thức thực hiện:
    Nộp hồ sơ  tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ  đặt trụ sở chính.
    2. Hồ sơ bao gồm:
    •    Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
    •    Dự thảo điều lệ;
    •    Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc Danh sách thành viên Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;
    •    Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:
    - Đối với cá  nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
    - Đối với tổ  chức: GCN đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
    Ngoài dịch vụ in ấn , nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định và ngành nghề có chứng chỉ thì phải có thêm các văn bản sau:
    •    Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
    •    Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
    3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
    4. Kết quả thủ tục hành chính:
    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    5. Mã  ngành nghề in ấn:
    Mã ngành    Tên ngành nghề
    1811    18110    In ấn
    1812    18120    Dịch vụ liên quan đến in
    Chi tiết:
    1811 - 18110: In ấn
    Nhóm này gồm:
    - In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in op set, in nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;
    - In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm; Các  ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.
    Nhóm này cũng gồm: In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in khác).
    Loại trừ:
    - In trên lụa (bao gồm in nhiệt) trên các trang phục được phân vào nhóm 13130 (Hoàn thiện sản phẩm dệt);
    - Sản xuất các sản phẩm bằng giấy như gáy sách được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);
    - Xuất bản các  ấn phẩm in được phân vào ngành 581 (Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác);
    - Bản sao các văn bản được phân vào nhóm 8219 (Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác).
    1812 - 18120: Dịch vụ liên quan đến in
    Nhóm này gồm:
    - Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalog,…bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;
    - Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử;
    - Dịch vụ làm  đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp sét và in sắp chữ);
    - Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm;
    - Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);
    - Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem; - In thử;
    - Các sản phẩm nghệ  thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ  để làm các bản khắc);
    - Sản xuất các sản phẩm sao chụp;
    - Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;
    - Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.
    (Theo Quyết  định số337/QĐ-BKH của Bộ  kế hoạch và Đầu tư  ngày 10/4/2007 )
     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #211725   05/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thành lập công ty lữ hành quốc tế

    Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp giấy phép được phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
    Doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc kinh doanh lữ hành nội địa cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

    I. Điều kiện, hồ sơ xin giấy phép Kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm:
    1. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
    a. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
    b. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
    c. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

    2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.
    Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
    a. Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
    b. Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
    c. Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch;
    d. Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.

    II. Điều kiện, hồ sơ xin giấy phép Kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
    1. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế:
    a. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
    b. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật du lịch.
    c. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
    d. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
    e. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

    2. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
    a. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
    - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
    - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
    - Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
    b. Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
    - Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt
    hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
    - Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.
    c. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
    - Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
    - Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;
    - Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật du lịch;
    - Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.
    d. Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    3. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
    a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
    - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
    Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
    b. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
    - Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
    - Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
    - Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp biết.

    III. Hồ sơ Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
    1. Các trường hợp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
    a. Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế;
    b. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    c. Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp;
    d. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.

    2. Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
    a. Đơn đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
    b. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp cho doanh nghiệp;
    c. Giấy tờ liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40, 41 Luật Du lịch.
    d. Thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

    3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có sự thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40, 41 Luật du lịch, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương;
    Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh biết.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #211726   05/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non tư thục

    Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó, có sửa đổi bổ sung điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục.

    Thành lập trường mầm non tư thục

    Theo dự thảo này, nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện:

        Có đề án thành lập trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phư¬ơng và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đề án thành lập trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

    Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ; có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường, nhà trẻ đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ GD&ĐT; có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy; có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

        Trong thời hạn 02 năm, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi.

    Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ; thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; sát nhập, chia tách; đình chỉ; giải thể hoạt động giáo dục cũng được sửa đổi, theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục. Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; quyết định sát nhập, chia tách; giải thể nhà trường, nhà trẻ. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được bổ sung thêm việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hàng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

    Ngoài ra, dự thảo còn sửa đổi bổ sung những nội dung liên quan đến biển tên nhà trường, nhà trẻ; hồ sơ và thủ tục thành lập nhà trường, nhà trẻ; sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể nhà trường, nhà trẻ; điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #211731   05/09/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Thủ tục Thành lập cơ sở, trung tâm dạy nghề

    Điều kiện cho phép thành lập cơ sở dạy nghề

    • Phù hợp với quy hoạch chung mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch chi tiết của bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh.
    • Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh đối với Trung tâm Dạy nghề tư thục.
    • Đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 3, Điều 158 Luật Dạy nghề, trong đó:
    • Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
    • Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo.
    • Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn ViệtNamTCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết đinh số21/2003/QĐ- BXD ngày 28/7/2003 của bộ trưởng bộ Xây dựng. Cụ thể:
    • Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
    • Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học tối thiểu là 1,3m2/01 học sinh quy đổi;
    • Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề sơ cấp.Diện tích phòng học thực hành tối thiểu 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi.
    • Thiết bị dạy và học nghề: Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.
    • Khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của Trung tâm Dạy nghề. Vốn pháp định thành lập Trung tâm Dạy nghề là 02(hai) tỷ đồng.
    • Có đủ chương trình, giáo trình dạy nghề theo quy định.

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #171930   14/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Có được cư trú với người khác giới khi chưa kết hôn?

    Hỏi: Tôi là công nhân ở khu công nghiệp Hòa Khánh, trước đây tôi thuê nhà ở chỗ khác, nhưng thời gian tới tôi dự định đến nhà người yêu tôi để ở cùng phòng trọ với nhau nhằm tiết kiệm tiền thuê nhà. Tôi và anh ấy đã hơn 20 tuổi, việc chung sống của chúng tôi có được pháp luật cho phép không? Chúng tôi là nam, nữ khác nhau có bị buộc phải sống ở hai nơi khác nhau hay không? (Nguyễn Thị Hà, Liên Chiểu, Đà Nẵng)

     

    Trả lời: Pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm hai người đã trưởng thành chưa có vợ, có chồng yêu thương nhau cư trú tại một nơi ở hợp pháp. Theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì “cá nhân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú”, tuy nhiên quyền cư trú của công dân phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về cư trú. Khoản 1, Điều 12 Luật Cư trú quy định:  “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

     

    Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

     

    Pháp luật không cấm việc bạn ở cùng nhà với người yêu của bạn, nhưng pháp luật quy định chỗ ở của bạn và người yêu bạn phải là chỗ ở hợp pháp và bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú hoặc thường trú. Nếu bạn đăng ký thường trú thì thực hiện thủ tục tại công an quận Liên Chiểu, nếu đăng ký tạm trú thì bạn thực hiện tại công an phường nơi bạn sinh sống. Về trình tự, thủ tục cụ thể bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại Điều 21, Điều 30 Luật cư trú và văn bản hướng dẫn.

     

    Ngoài ra, hiện nay pháp luật cũng không cấm việc người nam, người nữ dù không có cùng huyết thống, không có quan hệ thân thích gì chung sống tại một nơi ở hợp pháp. Trừ trường hợp việc chung sống đó vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và bị cấm theo khoản 2, Điều 4 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”

    Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

    (Công ty Luật hợp danh FDVN Đà Nẵng,

    ĐT: 05113. 890 568 www.fdvn.vn)

     

    Bài đã đăng trên báo Tuổi trẻ (24h) ngày 17/02/2012

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
  • #171929   14/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Người thân tặng nhà, có phải đóng lệ phí trước bạ?

    (Dân Việt) - Tôi được người thân tặng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất, khi làm sổ đỏ có phải đóng lệ phí trước bạ hay không? Nếu phải đóng, mức đóng là bao nhiêu? (Trần Văn Hảo, Quảng Ngãi)

    Trả lời: Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Nghị định45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và hướng dẫn tại khoản 10 Điều 3 Thông tư124/2011/TT-BTC thì nhà, đất không phải nộp lệ phí trước bạ là nhà, đất có nguồn gốc là quà tặng mà người nhận tài sản lần đầu tiên được nhận quà tặng từ vợ (hoặc chồng), từ cha đẻ (mẹ đẻ), từ cha nuôi (mẹ nuôi), từ cha vợ (mẹ vợ), từ cha chồng (mẹ chồng), từ ông nội (bà nội), từ ông ngoại (bà ngoại), từ con đẻ (con nuôi), từ con dâu (con rể), từ cháu nội (cháu ngoại), từ anh, chị, em ruột.

    Nếu “người thân” trong trường hợp bạn nói thuộc các trường hợp chúng tôi nêu trên thì không phải nộp thuế trước bạ, nếu không thì theo khoản 1 Điều 7 Nghị định45/2011/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Thông tư124/2011/TT-BTC, bạn phải đóng mức lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị nhà, đất.

    Ngoài các trường hợp khi nhận tặng cho tài sản là nhà, đất không phải nộp lệ phí trước bạ như chúng tôi nêu trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định45/2011/NĐ-CP, khoản 1 Điều 8 Thông tư124/2011/TT-BTC trong trường hợp của mình, bạn cũng có thể được miễn lệ phí trước bạ nếu thuộc các trường hợp: Có giấy chứng nhận là hộ nghèo do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận là hộ nghèo theo quy định về chuẩn nghèo của Chính phủ; Cá nhân và hộ gia đình, trong đó vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; Hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

    (Công ty Luật Hợp danh FDVN; 193 Nguyễn Tri Phương, TP. Đà Nẵng;
    Website: www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568)

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
  • #171931   14/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Vợ chết, chồng có được hủy di chúc đã lập chung?

    (Dân Việt) - Hỏi: Ông và bà nội tôi trước đây có lập di chúc chung để lại nhà, đất cho người em trai của ông tôi. Nay bà tôi đã mất được 3 năm, ông tôi không muốn để lại nhà, đất cho em trai mà muốn hủy di chúc và để lại nhà, đất cho bố tôi và các cô, chú là con của ông tôi, vậy có được không? (Lê Trung Hoài, TP.Huế)

    Đáp: Theo quy định tại khoản 1, Điều 664, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) thì “vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào”. Trong trường hợp bạn thắc mắc, thì do bà bạn đã chết nên theo quy định tại khoản 2, Điều 644 Bộ luật Dân sự, thì "nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình".

    Hiện nay, do bà bạn đã chết nên ông bạn chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến tài sản của ông mà không được hủy bỏ di chúc chung đã lập đó. Theo quy định tại Điều 668 Bộ luật Dân sự thì “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Như vậy, đến thời điểm ông bạn chết sau này, di chúc chung sẽ có hiệu lực pháp luật. Ý nguyện của bà bạn để lại phần tài sản của bà bạn cho người em trai của ông bạn vẫn sẽ được thực hiện.

    Nếu ông bạn không muốn để lại phần tài sản của mình cho người em trai thì ông bạn có thể làm thủ tục sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của ông bạn. Trong trường hợp này, về thủ tục theo quy định tại khoản 3, Điều 48 Luật Công chứng thì ông bạn có thể liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng viên sửa đổi, bổ sung di chúc theo hướng phần tài sản của ông bạn trong khối tài sản chung được để lại cho các con của ông bạn.

    (Công ty Luật hợp danh FDVN;
    193 Nguyễn Tri Phương, TP. Đà Nẵng;
    ĐT: 05113. 890 568 Website: www.fdvn.vn)

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
  • #175028   29/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Ai chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đi bảo hành?

    Hỏi: Tôi mới mua chiếc tủ lạnh được gần ba tháng, nhưng chức năng làm lạnh kém khiến gia đình không thể làm nước đá được để dùng. Tôi mang phiếu bảo hành đến công ty kinh doanh hàng điện lạnh nơi đã mua để yêu cầu bảo hành nhưng họ bảo tôi phải thuê người vận chuyển tủ lạnh đến tận công ty mới được bảo hành. Xin hỏi việc vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc trách nhiệm của công ty đã bán cho tôi hay thuộc trách nhiệm của khách hàng? (Trần Thị Thu Hiền, Tam Kỳ, Quảng Nam)

     

    Trả lời: Theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì hàng hoá, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thoả thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hoá, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá có trách nhiệm chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.

     

    Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì công ty đã bán cho bạn hàng hóa phải bảo hành có trách nhiệm (hoặc chi phí) vận chuyển hàng hóa đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành về nhà bạn.

     

    Ngoài ra, Điều 21 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định các trách nhiệm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa trong trường hợp hàng hóa được bảo hành như: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành; Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành; Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi; Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi; Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.

    Luật sư Võ Công Hạnh

    (Công ty Luật hợp danh FDVN; 193 Nguyễn Tri Phương, TP.Đà Nẵng; Website: www.fdvn.vn)

     

    Bài đăng trên Báo Tuổi trẻ (24h) ngày 17/3/2012.

    Luật sư FDVN - Luật sư tại Hội An, Luật sư tại Tam Kỳ, Luật sư tại Quảng Nam, Luật sư tại Huế, Luật sư tại Đông Hà, Luật sư tại Đồng Hới, Luật sư tại Quảng Bình, Luật sư tại Quảng Ngãi, Luật sư tại Bình Định, Luật sư tại Phú Yên, Luật sư tại Khánh Hòa, Luật sư tại Nha Trang, Luật sư tại Đắk Lắk, Luật sư tại Gia Lai, Luật sư tại Đà Lạt, Luật sư tại Đắk Nông, Luật sư tại Hà Tĩnh, Luật sư tại Nghệ An ...

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawcao vì bài viết hữu ích
    vanhungtv.luat (16/11/2013)
  • #171932   14/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Có được trả lại hàng đã mua bị hỏng?

    Hỏi: Đầu tháng nay tôi mua hàng ở một đại lý kinh doanh thực phẩm đóng gói. Do thấy ghi trên bao bì hạn sử dụng còn hơn một năm nên tôi đã mua với khối lượng lớn để gia đình trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên, khi mở ra để sử dụng thì phát hiện sản phẩm hư hỏng, lên mốc không thể sử dụng được nữa. Tôi đem đến đại lý để đổi lại hàng nhưng không được đại lý chấp nhận với lý do hàng đã bán rồi không được đổi lại. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật tôi có thể đổi được hàng không? (Trần Thị Lan, Liên Chiểu, Đà Nẵng)

     

    Trả lời: Theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì việc “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng” được coi là hành vi trái pháp luật, bị cấm. Khoản 3 Điều 17 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định người tiêu dùng có quyền “yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật”. Đồng thời, theo khoản 10 Điều 16 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì người bán hàng có nghĩa vụ “hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại”. Do đó, bạn có quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa bị hư hỏng, lên mốc cho người bán hàng (đại lý) và người bán hàng có nghĩa vụ phải hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới và nhận lại hàng bị hư hỏng mà bạn đã mua.

     

    Trường hợp nếu bạn bị thiệt hại do việc mua sản phẩm nói trên, theo quy định tại khoản 4 Điều 17, Điều 61 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; Điều 23, Điều 24 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp chứng minh được khuyết tật của hàng hoá không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 cùng các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan.

     

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 66, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     

    Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

    (Công ty Luật hợp danh FDVN, www.fdvn.vn, ĐT: 05113. 890 568)

     

    Bài đã đăng trên Tuổi trẻ 24h ngày 17/01/2012

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
  • #171927   14/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Đòi bồi thường thiệt hại do... cây dừa gây ra

    (Dân Việt) - Hàng xóm tôi có cây dừa lớn nghiêng sang phía nhà tôi, có nguy cơ sụp đổ nên tôi đã yêu cầu chặt cây để tránh việc gãy đổ, gây tai nạn và làm thiệt hại cho gia đình tôi. Thế nhưng người hàng xóm không thực hiện...

    ... Ngày 19.2.2012, cây dừa đổ đè lên nhà bếp của tôi làm hư hỏng nhà, tủ lạnh, tivi... Hàng xóm có phải bồi thường thiệt hại cho tôi không?

    Nguyễn Thị Tuyết (Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)

    Ảnh minh họa

    Đáp: Theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) thì trong trường hợp cây cối có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây. Bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm phải chặt cây; nếu người đó không chặt cây thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây. Chi phí chặt cây do người hàng xóm chịu.

    Việc không chịu chặt cây của người hàng xóm là hành vi có lỗi, dẫn đến cây đổ gây thiệt hại tài sản nhà bạn. Theo Điều 604 BLDS, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Điều 626 BLDS cũng quy định chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Theo đó, khi người hàng xóm có lỗi trong việc cây đổ mà bạn hỏi trên, thì thiệt hại được bồi thường theo quy định tại Điều 608 BLDS, bao gồm: Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng là căn nhà, tủ lạnh, tivi và các tài sản khác; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị thiệt hại đó; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại (nếu có).

    (Công ty Luật hợp danh FDVN; 193 Nguyễn Tri Phương, TP. Đà Nẵng; Website: www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568)

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
  • #171925   14/03/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Mua đất ở của người được miễn thuế: Có phải nộp thuế TNCN?

    (Dân Việt) - Hỏi: Tôi có mua một mảnh đất ở của người bạn và đã làm thủ tục chuyển nhượng tại văn phòng công chứng. Hợp đồng có ghi nghĩa vụ thanh toán thuế, lệ phí do bên mua chịu...

    ... Do đó, mặc dù bên bán đất cho tôi thuộc trường hợp chỉ có một mảnh đất ở duy nhất ở Việt Nam và được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhưng cán bộ thuế nói rằng theo hợp đồng thì tôi phải nộp thuế vì tôi không thuộc đối tượng được miễn bởi tôi đã có nhà, đất khác nữa. Xin hỏi cán bộ thuế hướng dẫn đúng không, tôi có phải nộp thuế TNCN không?

    Đáp: Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư161/2009/TT-BTC ngày 12.8.2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN thì đối tượng nộp thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản là cá nhân chuyển nhượng. Trường hợp trong hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng thực hiện các nghĩa vụ thuế thay thì người nhận chuyển nhượng thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế.

    Cũng theo khoản 3, Điều 2 Thông tư161/2009/TT-BTC nói trên thì đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có quyền sử dụng đất ở duy nhất tại Việt Nam, được miễn thuế TNCN theo quy định tại điểm 2, Mục III, Phần A Thông tư số84/2008/TT-BTC ngày 30.9.2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN.

    Như vậy, mặc dù có thỏa thuận việc bạn nộp thuế, lệ phí nhưng vì bạn không phải là đối tượng chịu thuế TNCN, đồng thời người chuyển nhượng đất cho bạn cũng được miễn thuế TNCN nên cả bạn và người chuyển nhượng đất cho bạn đều không phải nộp thuế TNCN.

    (Công ty Luật hợp danh FDVN - 193 Nguyễn Tri Phương, TP.Đà Nẵng; Website: www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568)

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
  • #215243   21/09/2012

    anhnguyenvt1
    anhnguyenvt1

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

     

    HỒ SƠ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC:

    1. Thực phẩm thông thường

    - Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 bản sao y công chứng) * Ngành nghề có chức năng sản xuất thực phẩm

    - Giấy chứng nhận Cơ sở sản xuất đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm (02 bản sao y công chứng)

    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vệ sinh và chỉ tiêu kim loại nặng).

    - Mẫu sản phẩm (03 mẫu) * VinaBrand hỗ trợ kiểm nghiệm các chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vệ sinh và chỉ tiêu kim loại nặng tại Cơ quan có chức năng

    Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 07 ngày làm việc (kể từ ngày gửi mẫu)

    Thời gian công bố: 12 ngày làm việc (kể từ ngày ký hồ sơ công bố)

    Nơi cấp: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương


    2. Thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm

    - Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 bản sao y công chứng) * Ngành nghề có chức năng sản xuất thực phẩm

    - Giấy chứng nhận Cơ sở sản xuất đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm (02 bản sao y công chứng)

    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vệ sinh và chỉ tiêu kim loại nặng).

    - Mẫu sản phẩm (03 mẫu) * VinaBrand hỗ trợ kiểm nghiệm các chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vệ sinh và chỉ tiêu kim loại nặng tại Cơ quan có chức năng

    Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 10 ngày làm việc (kể từ ngày gửi mẫu)

    Thời gian công bố: 15 ngày làm việc (kể từ ngày ký hồ sơ công bố)

    Nơi cấp: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y Tế


    HỒ SƠ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU:

    1. Thực phẩm thông thường

    - Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 bản sao y công chứng) * Ngành nghề có chức năng sản xuất thực phẩm

    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (Certificate Of Analysis - CA): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực Lãnh sự quán VN (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan)

    - Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (02 bộ nhãn có đóng dấu của thương nhân).


    Thời gian công bố: 15 ngày làm việc (kể từ ngày ký hồ sơ công bố)

    Nơi cấp: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y Tế


    2. Thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm

    - Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 bản sao y công chứng) * Ngành nghề có chức năng sản xuất thực phẩm

    - Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (Certificate Of Analysis - CA): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực Lãnh sự quán VN (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan)

    - Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực Lãnh sự quán VN

    - Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (02 bộ nhãn có đóng dấu của thương nhân).

    Thời gian công bố: 15 ngày làm việc (kể từ ngày ký hồ sơ công bố)

    Nơi cấp: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y Tế

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 21/09/2012 07:28:17 CH cắt bỏ quảng cáo, ghép bài viết
     
    Báo quản trị |