tội này là tội gì vậy LS

Chủ đề   RSS   
  • #156013 17/12/2011

    khanhtran_lawer

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tội này là tội gì vậy LS

    A và  B trên đường đi học về có thách C là " tao thách mày cởi được quần con bé kia tao cho 20 ngàn đồng" nghe lời  thách của A và B, C lao vào ôm cô bé và cởi chiếc quần của cô bé, về nhà cô bé nói bố mẹ và bố mẹ đưa đon ra công an,và bố mẹ cô bé có nói với bố mẹ A,B phai đưa 4triệu và C là 17 triệu thì mới rút đơn, nếu không thì kiện ra toà về tội hiếp dâm trẻ em. nghe lời bị hại các bố mẹ A,B,C mang tiền đưa cho bố mẹ cô bé.
    Vậy nếu để bố mẹ cô bé kiện ra toà thì C bị tội gì( người thực hiện hành vi) biết rằng cả A,B,C và cô bé đều học cùng lớp và đều 14 tuổi.
    Đây là chuyện có thật mới xảy ra ngày 10/12/2011 ở gần nhà cháu.
     
    5727 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #156210   19/12/2011

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Đây không thể là tội hiếp dâm trẻ em được, việc bố mẹ của ô gái đưa ra mức bồi thường như thế là quá cao so với mức độ nghiệm trọng của hành vi và theo tôi là không có cơ sở để đưa ra mức bồi thường như thế.
    Vì 3 người A,B,C đó mới 14 tuổi và còn là học sinh, nên nếu việc này bị đưa ra trường thì ba người này sẽ bị kỉ luật.
    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luanls89 vì bài viết hữu ích
    gaumisa94 (21/12/2011)
  • #156238   19/12/2011

    trungdixe
    trungdixe

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (87)
    Số điểm: 844
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thì là tội dâm ô với trẻ em
     
    Báo quản trị |  
  • #156255   19/12/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    trungdixe viết:
    Theo mình thì là tội dâm ô với trẻ em


    Đối với tội dâm ô với trẻ em thì chủ thể của tội phạm phải là người đã thành niên bạn ạ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    trungdixe (19/12/2011)
  • #156301   19/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi xin tư vấn như sau:
    1. Bạn cần xác định chính xác tuổi của A, B, C vì bạn nói mới 14 tuổi. Nếu chưa đủ 14 tuổi (tính tròn tức 1/1/ đến 1/1 năm sau mới được coi là đủ) thì ko phải chịu TNHS về mọi loại tội pham.
    2. Nếu đủ 14 tuổi chỉ phải chịu TNHS đồi với tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
        Tuy nhiên theo tình tiết bạn đưa thì hành vi trên ko đủ yếu tố cấu thành tội Hiếp dam, hiếp dâm trẻ em vì ko có hành vi giao cấu, ko có mục đích giao cấu;
        Tội dâm ô đối với trẻ em cũng ko đảm bảo cấu thành tội phạm như các bạn trên phân tích;
        Tội làm nhục người khác (Điều 121): Nếu là người từ đủ 16 tuổi trở lên thông thường thì trường hợp này đủ yếu tố cấu thành tội pham. Nhưng trường hợp này mới chỉ có từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, do vậy cũng ko đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
    Tóm lại A, B, C ko phạm tội.
         Tuy nhiên A, B, C có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp khác dành diêng cho trẻ vị thành niên, cũng như bị đình chỉ việc học tập ở trường... do hành vi của mình (do nhà trường quyết định các hình thức xử lý). Cho nên gia đình cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình.
    thân mến

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #156342   19/12/2011

    cantuvanluatdansu
    cantuvanluatdansu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiện tại, tôi đang rất hoang mang, cần xin luật sư tư vấn cho tôi.
    Em trai tôi bị bắt vì có tham gia vào một vụ đánh người gây thương tích. Cụ thể sự việc như sau:
       Một thanh niên A, cho đối tượng B vay 1 khoản tiền > 100 triệu, nhưng do đối tượng B không trả tiền, và đòi nhiều lần không được, đối tượng B đã bỏ trốn. Thanh niên A, đã thuê 1 nhóm đối tượng đánh chồng của đối tượng B nhằm dằn mặt lấy tiền. Hôm nhóm đối tượng kia đến gặp thanh niên A, em trai tôi có đèo thanh niên A đến, và đã đi cùng nhóm, hiện tại, tôi chưa biết em tôi có trực tiếp tham gia đánh người hay không, nhưng kết quả là chồng của đối tượng B bị đánh gãy 2 tay, con trai họ đi cùng bị xây xát, và trong quá trình đánh, nhóm đối tượng B kia có dùng hung khí để đánh người.
    Vậy, tôi xin hỏi luật sư ở 2 trường hợp sau thì em tôi sẽ bị những mức phạt như thế nào?
    1. Em tôi đèo đi và không tham gia đánh
    2. Em tôi đèo và có tham gia đánh, nhưng không phải là thuộc nhóm đánh chính, chỉ  mang tính chất đánh "hôi".
    Hiện tại, theo như một số nguồn tin, tôi biết được em mình bị ở khoản 2, tuy nhiên, tôi chưa rõ thực hư thế nào, mong mọi người giúp đỡ, trả lời cho tôi vấn đề này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #156454   20/12/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    cantuvanluatdansu viết:
    Hiện tại, tôi đang rất hoang mang, cần xin luật sư tư vấn cho tôi.
    Em trai tôi bị bắt vì có tham gia vào một vụ đánh người gây thương tích. Cụ thể sự việc như sau:
       Một thanh niên A, cho đối tượng B vay 1 khoản tiền > 100 triệu, nhưng do đối tượng B không trả tiền, và đòi nhiều lần không được, đối tượng B đã bỏ trốn. Thanh niên A, đã thuê 1 nhóm đối tượng đánh chồng của đối tượng B nhằm dằn mặt lấy tiền. Hôm nhóm đối tượng kia đến gặp thanh niên A, em trai tôi có đèo thanh niên A đến, và đã đi cùng nhóm, hiện tại, tôi chưa biết em tôi có trực tiếp tham gia đánh người hay không, nhưng kết quả là chồng của đối tượng B bị đánh gãy 2 tay, con trai họ đi cùng bị xây xát, và trong quá trình đánh, nhóm đối tượng B kia có dùng hung khí để đánh người.
    Vậy, tôi xin hỏi luật sư ở 2 trường hợp sau thì em tôi sẽ bị những mức phạt như thế nào?
    1. Em tôi đèo đi và không tham gia đánh
    2. Em tôi đèo và có tham gia đánh, nhưng không phải là thuộc nhóm đánh chính, chỉ  mang tính chất đánh "hôi".
    Hiện tại, theo như một số nguồn tin, tôi biết được em mình bị ở khoản 2, tuy nhiên, tôi chưa rõ thực hư thế nào, mong mọi người giúp đỡ, trả lời cho tôi vấn đề này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.


    Nếu nguồn tin của bạn chính xác rằng em bạn bị khởi tố theo khoản 2, căn cứ vào nội dung sự việc có thể suy đoán được điều luật áp dụng:

    Bộ luật hình sự 1999 viết:
    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    ..........................................................................................................

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


    Như vậy, có thể suy đoán rằng tổng tỷ lệ thương tật mà chồng và con của A phải chịu là từ 11% đến 30%, bởi có thể thấy ít nhất 2 tình tiết định khung hình phạt (thuộc điểm a đến điểm k khoản 1 điều này) thỏa mãn trong trường hợp này mà tôi trích dẫn ở trên.

    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Việc em trai bạn đèo A cùng nhóm côn đồ đi gặp chồng B đánh dù có tham gia hay không tham gia, nhưng em bạn vẫn phải chịu TNHS với tư cách là đồng phạm, bởi khi đèo A tới gặp nhóm côn đồ mà A thuê thì em trai bạn đã phải biết mục đích của cuộc gặp gỡ để chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và phải có cách xử sự hợp lý (không tham gia hoặc đi báo với cơ quan công an).

    Tuy nhiên, theo tôi, việc này có thể giải quyết được nếu được sự hỗ trợ từ phía A và phía chồng của B. Nếu như thỏa thuận được, có thể yêu cầu chồng B khai rằng một tay bị gẫy không phải do bị đánh (trước khi gặp nhóm của A đã bị gẫy rồi). Nếu như yêu cầu này thực hiện được, có thể giảm được tỷ lệ thương tật mà nhóm A đã gây ra cho chồng B từ 11% đến 30% xuống còn khoảng dưới 11% (người phạm tội chỉ phải chịu TNHS với độ tổn hại thực tế đã gây ra). Khi đó, tội của nhóm A cùng em trai bạn thực hiện sẽ rơi vào khoản 1, ĐIều 104, BLHS 1999.

    Nếu như chuyển được tội danh theo khoản 1, điều 104, BLHS 1999, lúc này, việc khởi tố sẽ phụ thuộc vào yêu cầu phía người bị hại tức chồng của B. Đến trước thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm, chồng của B có đơn yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự đối với nhóm của A gửi đến cơ quan tiến hành tố tụng tùy vào giai đoạn tố tụng ( chồng của B phải tự nguyện) thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải đình chỉ vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Điểm mấu chốt ở đây là, nếu bị khởi tố theo khoản 1, điều 104, BLHS 1999 thì phải phụ thuộc vào phía người bị hại có yêu cầu hay không; còn nếu bị khởi tố theo khoản 2, điều 104, BLHS 1999 thì việc khởi tố sẽ không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại.

    Bộ luật tố tụng hình sự 2003 viết:
    Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.



    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    trungdixe (20/12/2011)
  • #156436   20/12/2011

    trungdixe
    trungdixe

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (87)
    Số điểm: 844
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,
    Theo như hành vi bạn mô tả thì có thể xác định là tội cố ý gây thương tích cho người khác.

    Nhưng cần phải có đánh giá mức độ thương tích của 2 người (chồng của B + con trai họ)
    và bạn cũng ko nói rõ con trai họ bao nhiêu tuổi (<16 tuổi: trẻ em)

    Em của bạn: riêng việc chở A đến đã bị coi là đồng phạm với A và có vai trò người giúp sức. còn việc tham gia đánh chính hay đánh hôi thì vẫn là đánh, với vai trò là người thực hành.

    Tuy đồng phạm, nhưng cần đánh giá mức độ tham gia của em bạn: có sử dụng hung khí hay không?, có đánh con của B không? và có biết việc A thuê nhóm người kia hay không.
     
    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    A) #ff0000;">Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    D) #ff0000;">Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    E) Có tổ chức;

    G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    H) #ff0000;">Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #156445   20/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    #fff8df; font-family: 'times new roman', serif;">Chào bạn! Về vấn đề của bạn Tôi xin tư vấn như sau:

    #fff8df; font-family: 'times new roman', serif;">Trường hợp 1:#fff8df; font-family: 'times new roman', serif;"> Nếu Em trai bạn có đèo A đi cùng nhóm đối tượng X được thuê đến gây thương tích cho ông B mặc dù không trực tiếp tham gia vào việc đánh (gây thương tích) cho B thì em trai bạn có thể#fff8df; font-family: 'times new roman', serif;"> bị coi là đồng phạm với vai trò là người giúp sức theo quy định tại khoản 2-điều 20-BLHS: Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc phạm tội. (Có thể bởi vì cần xem xét đánh giá kỹ lưỡng sự tham gia của em trai bạn thì mới có kết luận chính xác được).

    #fff8df; font-family: 'times new roman', serif;">Trường hợp 2#fff8df; font-family: 'times new roman', serif;">: Nếu Em trai bạn có đèo A đi cùng nhóm đối tượng X được thuê đến gây thương tích cho ông B trực tiếp tham gia vào việc đánh (gây thương tích) cho B thì em trai bạn là đồng phạm đối với A và nhóm X trong vụ án cố ý gây thương tích (Điều 104-BLHS) nêu trên với tư cách là người thực hành: Là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    #fff8df; font-family: 'times new roman', serif;">Về trách nhiệm hình sự#fff8df; font-family: 'times new roman', serif;">: Cần trưng cầu giám định thương tích cụ thể của B để xác định B bị gãy 2 tay….tỷ lệ thương tích cụ thể là bao nhiêu.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
    ......

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

              Khi biết tỷ lệ thương tích cụ thể thì bạn đối chiếu vào quy định tại Điều 104 BLHS nêu trên để biết được mức khung hình phạt mà em trai bạn có thể phải chịu.

    Tuy nhiên em bạn với tư cách là người giúp sức không tham gia một cách tích cực vào việc thực hiện hành vi nêu trên thì HĐXX sẽ cân nhắc để quyết định hình phạt cụ thể.

    Về nguyên tắc thì trách nhiệm hình sự của các đồng phạm áp dụng

    Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

    Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

    Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó
    Có vấn đề gì không rõ bạn đặt câu hỏi để mọi người tư vấn.
    Thân mến!

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |