tội gì??

Chủ đề   RSS   
  • #94800 13/04/2011

    conghuan007

    Male
    Mầm

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2010
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 990
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 12 lần


    tội gì??

    lâu lắm rồi không ghé thăm diễn đàn,
    hôm nay vào phòng Sinh viên có một tình huống muốn trao đổi cùng các bạn đây.

    vào 1 ngày đẹp trời có cô gái tạm gọi là A, cô đi giao bánh kẹo cho các đại lý, cửa hàng tạp hoá...
    ngày 20/3/2011 A vào 1 cửa hàng bán tạp hoá (tạm gọi là B) và bán được 2 thùng kẹo (bibico) cho B giá khoảng 1triệu đồng; khoảng 1 tuần sau có 2 người (tạm gọi là nhóm A1) đến của hàng B. giả vờ vào hỏi giá của mấy thùng kẹo (bibico) kia và nói: "giá ở đây thấp hơn ở chỗ cháu rất nhiều và bảo B đt cho A để lấy thêm 5triệu tiền kẹo trên về bán cho A1, A1 đặt cọc cho B 500nghìn trước rồi chiều tối quay lại lấy kẹo. B đã làm theo những gì 2 bên thoả thuận nhưng mãi không thấy A1 quay lại lấy...điện thoại  cũng không được. tá hoả thì ra A1 là đồng bọn của A (những người tiếp thị kẹo, muốn bán được nhiều hàng để hưởng hoa hồng, và với giá thành như thế này cũng không rẻ, và loại kẹo này trên thị trường có thể là kẹo giả, nhái.) vào để dụ dỗ B lấy kẹo; loại kẹo này trên thị trường rất khó bán.
    Vậy theo các bạn nếu B bắt được A và A1 thì có thể báo công an? đây có phải là 1 phương pháp lừa đảo của bọn tiếp thị??
    rất mong mọi người cho ý kiến!
    thân!

    hot: 0975077851

    “Thà cứu một kẻ có tội còn hơn kết án một kẻ vô tội" .

    VOLTAIRE

     
    8885 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94822   13/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Ở đây có thể thấy có các mối quan hệ như sau

    1. A bán cho B 2 thùng kẹo giá 1 triệu, nghĩa là 500K/thùng. Tiền trao cháo múc.

    2. A1 đặt vấn đề mua kẹo của B với giá cao hơn 500K/thùng. A1 đặt cọc cho B 500K để đảm bảo cho mối quan hệ này.

    3. B mua thêm kẹo của A với giá 500K x 10 thùng = 5 triệu. Tiền trao cháo múc.

    4. A1 không thực hiện quan hệ ở bước 2, do vậy A1 mất 500K tiền cọc.

    Như vậy rõ ràng B "chết" vì 2 lý do : thứ nhất là tham lam, thứ hai là không chịu tìm hiểu thông tin.
     
    Báo quản trị |  
  • #94851   13/04/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Em cũng đồng ý với bác ntdieu.
    Mục đích của tiền đặt cọc là đảm bảo cho giao dịch dân sự đó. Nếu A1 không thực hiện hợp đồng thì A1 coi như mất số tiền cọc đó. Còn việc có hay không hành vi lừa đảo thì còn phải xem xét.
    A và A1 đều không chiếm đoạt tài sản của B, thậm chí A1 còn mất tiền cọc. Do vậy cũng khó có căn cứ nào khép A và A1 vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cả.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #94887   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!
    Theo như ntdieu phân tích thì B sẽ "chết", tức tôi hiểu là A và A1 không có tội.
    Theo anhdv thì A và A1 không bị quy vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng cũng không rõ là ý của anhdv thì A và A1 có tội hay không.
    Theo tôi A và A1 hoàn toàn#e36c09;"> có thể bị khép vào tội Lừa dối khách hàng quy định tại ĐIều 162 Bộ LHS.

    Điều 162. Tội lừa dối khách hàng 

    1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng #c00000;">hoặc #e36c09;">dùng thủ đoạn gian dố#c00000;">i khác gây thiệt #e36c09;">hại nghiêm trọng#c00000;"> cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    Theo như quan điểm của các nhà làm luật thì Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán được hiểu là những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm tưởng là mình nhận định đúng, mua đúng loại hàng với đúng chất lượng ban đầu....
    Ở đây, chúng ta không thể xem hành vi của A và A1 là lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản được, vì hành vi của A và A1 không thể xem là hành vi chiếm đoạt được, mà là sự trao đổi tiền hàng.
    Nhưng trong quá trình trao đổi đó, thì A1 và A đã có những thủ đoạn gian dối làm lừa dối khách hàng là B (không đúng với chất lượng sản phẩm....)
    Cũng xin nói thêm là số hàng hóa này phải được A và A1 chào bán (dùng thủ đoạn gian dối) với gia cao hơn giá thị trường, hay là hàng không đảm bảo đúng chất lượng như thỏa thuận ban đầu...,nhưng nếu hàng được chào bán từ phía A và A1 bị mất giá do mặt khách quan của thị trường thì cũng không thể kết tội A và A1 được.
    Vậy còn lại vấn đề thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng".
    TTLTsố: 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương "Các tội xâm phạm sở hữu, theo đó mức khởi điểm  để xác định hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại từ 50tr đồng trở lên.
    TTLT số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 (trước khi BLHS 1999 ra đời) với mức khởi điểm để xác định hậu quả nghiêm trọng là từ 300 tr đồng trở lên. 
    .........
    Có lẽ phải nhở Tòa bằng cụ thể của một vụ án.
    Trân trọng!!!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #94896   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Ngay phân tích của bạn đã chống lại bạn:
    @nkkhuy : "Theo như quan điểm của các nhà làm luật thì Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán được hiểu là những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm tưởng là mình nhận định đúng, mua đúng loại hàng với đúng chất lượng ban đầu...."

    Như vậy, cần hiểu thủ đoạn gian dối ở đây nếu có là nhằm khiến cho khách hàng hiểu không chính xác về đặc tính chất lượng của hàng hóa, khiếm khuyết, áp dụng vào trường hợp mà conghuan007  đưa ra là không phù hợp. A chỉ giả tạo một giao dịch nhằm để B thực hiện một giao dịch khác. Nếu có xem xét trách nhiệm thì chỉ có thể tính đến giải quyết theo hướng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự) nếu như B chứng minh được mối quan hệ của A với A1. Hơn nữa, việc A xác lập giao dịch với B nếu không chứng minh được (không có người làm chứng, không có văn bản) thì B cũng phải chịu mà thôi !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94907   14/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Ý kiến của tôi là nếu không có thêm tình tiết nào khác, chỉ dựa vào những gì được đưa ra ở bài 1 thì không thể kết tội cho A và A1.

    Thực tế có thể khác. Nếu có 1 vụ án như thế này thì nó sẽ có thêm các tình tiết khác nữa. Kết quả của vụ án phụ thuộc rất nhiều vào những tình tiết thêm này. Việc thảo luận những tình tiết khác theo tôi nghĩ là nằm ngoài phạm vi thảo luận vấn đề này.
     
    Báo quản trị |  
  • #94931   14/04/2011

    conghuan007
    conghuan007

    Male
    Mầm

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2010
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 990
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 12 lần


    rất vui vì nhận được sự đóng góp của mọi người.
    Mình đồng ý với ý kiến của #0072bc; font-size: 13px;">Im_lawyerx0 " A chỉ giả tạo một giao dịch nhằm để B thực hiện một giao dịch khác. Nếu có xem xét trách nhiệm thì chỉ có thể tính đến giải quyết theo hướng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự) nếu như B chứng minh được mối quan hệ của A với A1."
    giữa A và B; B và A1 đều đã có thỏa thuận (giao kết hợp đồng miệng)
    theo Điều 401 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng dân sự như sau: “1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    theo mình nếu B chứng minh đựơc A và A1 là đồng bọn và có ngừơi làm nhân chứng cho các cuộc giao dịch đó thì B có thể yêu cầu A, A1 bồi thường giao dịch dân sự trên...
    thân!
    Cập nhật bởi conghuan007 ngày 14/04/2011 11:07:56 AM

    hot: 0975077851

    “Thà cứu một kẻ có tội còn hơn kết án một kẻ vô tội" .

    VOLTAIRE

     
    Báo quản trị |  
  • #95033   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào lm_lawerx0!
    Tôi tiếp tục tranh luận với bạn ha.
    "Như vậy, cần hiểu thủ đoạn gian dối ở đây nếu có là nhằm khiến cho khách hàng hiểu không chính xác về đặc tính chất lượng của hàng hóa, khiếm khuyết, áp dụng vào trường hợp mà #0072bc;">conghuan007  đưa ra là không phù hợp.#ff0000;"> A chỉ giả tạo một giao dịch nhằm để B thực hiện một giao dịch khác. Nếu có xem xét trách nhiệm thì chỉ#c00000;"> có thể tính đến giải quyết theo hướng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự) nếu như B chứng minh được mối quan hệ của A với A1. Hơn nữa, việc A xác lập giao dịch với B nếu không chứng minh được (không có người làm chứng, không có văn bản) thì B cũng phải chịu mà thôi !"
    Tôi xin trích lại phần trả lời của bạn.
    Bạn hãy trả lời cho tôi những vấn đề sau nhé.
    #ff0000; font-size: 13px;">"A chỉ giả tạo một giao dịch nhằm để B thực hiện một giao dịch khác". Không biết ý của bạn ở đây là gì, A chỉ giả tạo một giao dịch ???? rồi nhằm B thực hiện một giao dịch khác?????  LÀ Sao, bạn giải thích rõ nha.
    Tôi cũng có nghe bạn nhắc đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Bạn căn cứ vào đâu mà giải thích như vậy???? nhớ là có căn cứ pháp lý nha
    Cái tôi muốn hỏi là bạn xác định mối quan hệ giữa A, A1 với B cụ thể là gì????
    Rất mong câu trả lời của bạn.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #95087   14/04/2011

    conghuan007
    conghuan007

    Male
    Mầm

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2010
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 990
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 12 lần




    mình xin trả lời:
    theo mình hiểu ý của m_lawerx0! như sau: A1#ff0000;"> chỉ giả tạo một giao dịch nhằm để B thực hiện một giao dịch khác;
    - A1 tạo giao dịch ở đây là đặt cọc và hứa sẽ lấy kẹo của B nhằm tạo cho B một sự tin tưởng vào sự lừa dối của mình;
    - B thực hiện 1 giao dịch khác là: điện thoại cho A và lấy kẹo để bán cho A1;(nếu không có A1 đề nghị lấy kẹo thì b sẽ không lấy số kẹo nhiều như vậy về nhà).
    như mình đã nói ở trên giữa B với A, A1 đã giao kết một hợp đồng miệng,
    - nên nếu chứng minh được A, A1 cùng nhóm thì có thể sẽ yêu cầu  bồi thường vì số tiền B lấy kẹo về bị tồn đọng, thời gian, công sức bảo quản và vận chuyển kẹo...v v
    thân!

    hot: 0975077851

    “Thà cứu một kẻ có tội còn hơn kết án một kẻ vô tội" .

    VOLTAIRE

     
    Báo quản trị |  
  • #95034   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1)Tôi không nghĩ cần thiết phải đưa những vấn đề phấp lý quá cơ bản đến vậy, khi mà chúng ta không phải dân ngoại đạo !

    2) bạn chỉ nên giới hạn phân tích trong phạm vi tình huống đặt ra, mở rộng hơn thì không biết đâu là đủ !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95045   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào lm_lawyerx0!
    Bạn hãy xem lại cách trả lời của bạn để có thể trả lời bạn có phải là "dân ngoại đạo" hay là không??? (tôi hiểu ý ngoại đạo mà bạn đang nói ở trên là người không công tác trong lĩnh vực pháp luật hay không học luật).
    Tôi hoàn toàn phân tích trong tình huống đặt ra, tuy nhiên bạn cũng nên hiểu rằng, để tư vấn cho một tình huống cụ thể, có thật, với những căn cứ tình tiết rõ ràng thì dễ hơn nhiều so với trả lời những tình huống dưới dạng bài tập, vì vậy, nhằm giải thích rõ ràng hơn, thì không còn cách nào khác là chúng ta nên phân chia trường hợp để giải thích.
    Tôi đang tranh luận với bạn, mà bạn lại chẳng thể giải thích được, hay đưa ra được những căn cứ pháp lý chứng minh cho những quan điểm của bạn, vậy thì tranh luận làm gì. Đúng không bạn?
    Tôi rất muốn học hỏi, và theo tôi, Pháp luật Việt Nam tuy có những quy định chưa rõ ràng, chồng chéo...nhưng chúng ta nên có những cách trả lời sát luật, và cách tốt nhất để thể hiện và thuyết phục người khác chính là việc nêu Điều Luật.
    Có thể tôi là dân "ngoại đạo" như cách bạn suy diễn, vì vậy, mong bạn có câu trả lời cụ thể.
    Chào bạn!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #95050   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Rất tiếc, tôi chỉ tấy trong sự phận tích của bạn nkkhuy là một sự khẳng định một cách chủ quan duy ý chí như kiểu bạn tạo ra những dữ kiện có lợi cho dòng phân tích của bạn.

    Hơn nữa, tôi khẳng định một lần nữa, nhận định bạn đưa vào tội Lừa dối khách hàng theo điều 162, BLHS 1999 hoàn toàn sai lầm trong trường hợp này, không làm rõ bản chất vụ việc.

    Bạn không đưa ra được bất cứ lý lẽ để bảo vệ cho nhận định của mình, phản biện lại những phân tích của tôi.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95051   14/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hai bạn nkkhuyIm_lawyerx0 là dân trong nghề, còn tôi mới là dân ngoại đạo. Vì vậy tôi xin phép đứng ngoài làm quan sát viên.

    Hiện giờ tôi vẫn giữ quan điểm của một người ngoại đạo rằng không có căn cứ nào để kết tội A và A1 trong trường hợp này.
     
    Báo quản trị |  
  • #95071   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn lm_lawyerx0!
    "Hơn nữa, tôi khẳng định một lần nữa, nhận định bạn đưa vào tội Lừa dối khách hàng theo điều 162, BLHS 1999 hoàn toàn sai lầm trong trường hợp này, không làm rõ bản chất vụ việc. 

    Bạn không đưa ra được bất cứ lý lẽ để bảo vệ cho nhận định của mình, phản biện lại những phân tích của tôi."
    Tôi đã phân tích rất rõ ràng trong bài viết của mình. Tôi cũng đã tham khảo quan bài viết của bạn, tôi yêu cầu bạn làm rõ một số vấn đề thì bạn lại chưa trả lời. Giờ bạn lại nói như vậy, có nghĩa là sao????
    Bạn đưa ra quan điểm cụ thể để bác quan điểm của tôi đi, và hãy đưa ra quan điểm của bạn (cụ thể rõ ràng, có căn cứ), tôi sẽ tranh luận cùng bạn. Oke????
    @ntdieu: Em đồng ý với anh là với những tình tiết như tình huống nêu trên thì cũng chưa thể kết luận được điều gì là chính xác. 
    Tất cả sự suy luận của e chỉ mang tính gần đúng nhất (theo suy nghĩ chủ quan).
    Nếu có thể, một lần nữa, xin a hãy đọc lại bài viết của em, và góp ý cùng em nha.
    Cảm ơn anh.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #100431   04/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Mình cho rằng A và A1 không phạm tội. Bởi lẽ, A và A1 không ép buộc B phải mua hàng. Việc B mua hàng hoàn toàn là do ham muốn lợi ích vật chất.
    B hoàn toàn không bị nhầm lẫn về giá trị cũng như chất lượng hàng hóa. Cũng không có thiệt hại vật chất ở đây. Vì việc mua bán giữa A và B đơn giản chỉ là một giao dịch dân sự bình thường.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |