Tòa không thụ lý khi 1 đồng thừa kế không đồng ý chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #190989 03/06/2012

    lsvthap

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tòa không thụ lý khi 1 đồng thừa kế không đồng ý chia tài sản


    Tại mục 2.4. nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP  ngày 10 tháng 8 năm 2004 của HĐTP TANDTC Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: “a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết”. 
     Hiện nay có một số Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện chia tài sản chung theo nghị quyết 02/2004 của HĐTP TAND TC với lý do có một đồng thừa kế  không đồng ý chia. một số vụ đã thụ lý thì Tòa xử bác đơn lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Điều luật viện dẫn trên không xác định rõ việc này. Đây là việc rất bức xúc của người dân.
    xin chao đổi trường hợp này với các Luật gia. Tòa án xử như vậy có đúng không?

     
    22371 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #261317   14/05/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Chào bạn!

    Trong trường hợp này Tòa án xử như vậy là hòan toàn đúng luật.

    Bởi vì điều khoản trên đã quy định rỏ không áp dụng thời hiệu đối với trường hợp tất cả các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế

     
    Báo quản trị |  
  • #261323   14/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Một vấn đề đã cũ xưa, nhưng giá trị thực tại hiện vẫn còn nguyên vẹn!

    1/ Theo thông tin bài viết, việc Tòa án từ chối thụ lý vì lý do một người không đồng ý chia theo tôi là không đúng, bởi NQ 02 quy định:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    - Theo quy định của BLDS về chia tài sản chung:

    Ðiều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

    1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

    2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    2/ Riêng việc bác đơn kiện do không đủ điều kiện khởi kiện, chưa rõ nên không không biết thế nào.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #261344   14/05/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào mọi người!

    Đây có lẻ là vấn đề khá cũ, nhưng nay lại có quan điểm mới?

    Tôi đồng tình với việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp lsvthap nêu ra bởi lẻ:

    - Theo quy định tiểu mục 2.4 mục 2 phần I nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP thì điều kiện để không áp dụng thời hiệu khởi kiện ( khi đã quá 10 năm) gồm 2 điều kiện:

    (1) Các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế

    (2) Đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

    Chỉ khi nào đủ cả (1) và (2) thì Tòa án mới thụ lý giải quyết, còn nếu thiếu 01 điều kiện trong 02 điều kiện trên thì Tòa án từ chối thụ lý là đúng quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp lscthap đưa ra thì thiếu điều kiện (2) nên việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    SAdmin (14/05/2013)
  • #261396   15/05/2013

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào mọi người,

    Đối với trường hợp "sau khi kết thúc thời hạn mười năm", theo quan điểm của tôi, nếu Tòa chỉ dựa vào việc có một đồng thừa kế không đồng ý chia tài sản của người chết để lại để cho rằng không thỏa mãn điều kiện "đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia" là chưa xem xét vấn đề một cách toàn diện.

    Có hai thời điểm cần phân biệt rõ: 1) thời điểm "di sản chuyển thành tài sản chung" 2) thời điểm "một trong các đồng thừa kế nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung (tranh chấp đã hoặc phát sinh)". Tôi thấy đa số mọi người thường đồng nhất hai thời điểm này làm một , như vậy là không chính xác bởi điều kiện để "di sản chuyển thành tài sản chung" phải có là sự thống nhất của các đồng thừa kế về việc di sản chưa được chia; trong khi đó, điều kiện dẫn đến việc một trong các đồng thừa kế nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa chia tài sản chunggiữa các bên phát sinh tranh chấp không thể tự thỏa thuận. Rõ ràng, 2 điều kiện là cơ sở xuất hiện của 2 sự kiện hoàn toàn đối lập. Đó là lý do tôi cho rằng, hai thời điểm mà tôi tạm phân biệt không thể cùng xuất hiện ! Nếu đồng nhất 2 thời điểm nêu trên, sẽ không bao giờ có một vụ án chia tài sản chung nào giữa các đồng thừa kế, như vậy quy định "Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết” sẽ trở thành vô nghĩa. Vì thế có thể dẫn đến 2 trường hợp như sau:

    - TH1: Các đồng thừa kế thống nhất về việc di sản chưa được chia, khi đó, ngay lập tức, di sản của người chết tự động chuyển hóa thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Sau này, nếu một trong các đồng thừa kế nộp đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì Tòa buộc phải giải quyết mà không thể viện dẫn việc có một đồng thừa kế không đồng ý để trả lại đơn. Mặc dù Nghị quyết không hướng dẫn rõ, nhưng tôi cho rằng cần có một văn bản thỏa thuận rõ ràng về việc các đồng thừa kế xác nhận di sản chưa chia chứng minh việc di sản đã được chuyển hóa thành tài sản chung,

    -TH2: Đồng thừa kế thực hiện việc nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết việc chia tài sản chung không chứng minh được trước đó đã có sự thống nhất giữa các đồng thừa kế về việc di sản của người chết chưa chia, tôi cũng đồng ý với hướng giải quyết là trả lại Đơn khởi kiện của Tòa.

    Tất nhiên chúng ta đang bàn luận trên tinh thần trao đổi, căn cứ vào quy định của pháp luật và thực tiễn, TH1 mà tôi đưa ra có được Tòa chấp nhận giải quyết hay không lại là một vấn đề khác, tùy thuộc vào nhận thức của thẩm phán đối với vấn đề liên quan.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #261402   15/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


     

    Re:Tòa không thụ lý khi 1 đồng thừa kế không đồng ý chia tài sản.

    Chào mọi người !

       Tôi là người trực tiếp tham gia vào vụ kiện "tranh chấp thừa kế", sau đó chuyễn thành tranh chấp"chia tài sản chung" do hết thới hiệu tranh chấp thừa kế, với tư cách là bị đơn.

       Trong thực tế,Tòa áp dụng nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP là để xác định "tài sản thừa kế" sau 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế có phải là tài sản chung hay không? có phải là đối tượng giải quyết của vụ án hay không?

       Vì vậy, người khởi kiện phải cung cấp chứng cứ cho điều này, chứng cứ có thể là giấy chứng nhận quyền sở hửu, qyền sử dụng có ghi tên của tất cả các đồng thừa kế hoặc là văn bản cùng xác nhận.

       Do việc cung cấp chứng cứ có thể thực hiện sau khi tòa thụ lý hoặc thông qua việc lấy lời khai do Thẩm phán thực hiện (các đương sự cùng thừa nhận) nên tòa không trã đơn mà chỉ đình chỉ vụ án sau khi thụ lý với lý do : không có văn bản thõa thuận của tất cả các đồng thừa kế (không xác định được đó là tài sản chung).

     

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #262191   18/05/2013

    admin
    admin
    Top 100
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (717)
    Số điểm: 22498
    Cảm ơn: 8184
    Được cảm ơn 1534 lần
    ContentAdministrators

    Cám ơn các bạn đã tham gia chia sẻ và thảo luận tại chủ đề này dù đã hơi lâu từ tháng 06/2012, nhưng với những vấn đề mang tính thực tiễn thì việc chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm là điều không thể thiếu.

    Thành viên  cũng đã có bài viết phản hồi tới mọi người như sau:

    Rất cám ơn các ý kiến của các bạn đã tham gia trao đổi về chủ đề "Tòa không thụ lý khi một đồng thừa kế không đồng ý chia tài sản". Đây là quyết định của Tòa làm cho cả nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự phải dở khóc, dở cười.

    Tại mục 2.4. Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP  ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Với quy định này phần còn trong thời hạn 10 năm ta bỏ qua. ở đây cần tập trung vào: “ sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi cú tranh chấp và yêucầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết”. Lời văn Nghị Quyết  không quy định bắt buộc các đồng thừa kế phải có văn bản cùng ký kết là (đều thừa nhận – chưa chia), do đó nếu có một trong số các đồng thừa kế không thừa nhận thì phải có căn cứ pháp lý để chứng minh là đã được (chia rồi) nếu không có cơ sở để chứng minh là đã được (chia rồi)  thì đương nhiên (phải thừa nhận là chưa chia). Toà án không thể căn cứ vào một lời khai không có chứng cứ pháp lý của một trong số các đồng thừa kế để rồi bác hoặc trả lại đơn khởi kiện của tất cả các đồng thừa kế khác với lý do là có một đồng thừa kế không đồng ý chia.

    Bị đơn thường không thừa nhận di sản là tài sản chung để đem chia cho các đồng thừa kế. ViệcTòa án nương theo ý kiến phản đối của bị đơn để từ chối chia tài sản đó vô tình đã khoét sâu tranh chấp, làm sứt mẻ tình cảm gia đìnhtăng thêm sự mâu thuẫn trong nội bộ dẫn đến việc gây mất trật tự an ninh ở địa phương. Cho dù Tòa án có  có bác hoặc trả lại đơn khởi kiện chia tài sản chung thì tài sản đó vẫn là tài sản chung của các đồng thừa kế, vì Toà án không phân định tài sản tranh chấp thuộc về ai. Nếu một đồng thừa kế có chiếm quyền quản lý, sử dụng tài sản vượt quá phần quyền của mình. Nhưng về góc độ hành chính di sản thừa kế của các đồng thừa kế, không thể nhượng bán, tặng cho được.

    Nếu Tòa trả lại đơn vô hình dung Toà đã treo lơ lửng vụ án, treo cả khối di sản của người chết để lại, không cho ai có quyền quản lý sử dụng, làm cho cả nguyên đơn và bị đơn đều phải dở khóc dở cười. Cười là Toà không phân định di sản cho ai, mình vẫn có phần quyền trong khối di sản của ông cha để lại. Khóc là vì Toà không phân định rõ để mình được trực tiếp quản lý sử dụng, định đoạt phần di sản mà mình được hưởng.

    Đây là những vấn đề rất thực tế đã diễn ra rất bức xúc trong quá trình xét xử dân sự. Theo tôi HĐTPTA TC nên bỏ hẳn quy định này đã hết thời hiệu khởi kiện thì thôi. nếu không thì nên sửa quy định này cho cụ thể hơn để việc nhận thức pháp luật trong XX dân sự cho được thống nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn admin vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (18/05/2013)
  • #262208   18/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Xin chào admin !

         Rất nhiều ý kiến đồng tình với ý kiến Thành viên . Tuy nhiên trong thực tế, mỗi gia đình có thể sẽ có một vài thành viên họ cư xử không như thườnh tình ! Ví dụ : Khi phát sinh thừa kế (2 căn nhà) thì có người không chịu kê khai thừa kế để nhận thừa kế căn nhà họ đang ở, dù giấy tờ nhà mang tên của người để lại di sản (không ai có thể ép họ đến phòng công chứng được); Ngược lại, muốn bán chia căn nhà mà họ không ở (cũng là di sản) để được nhận được tiền.

          "Lời văn Nghị Quyết  không quy định bắt buộc các đồng thừa kế phải có văn bản cùng ký kết là (đều thừa nhận – chưa chia)". Không quy định bằng văn bản, nhưng nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh. Muốn chứng minh thì phải xuất trình văn bản cùng xác nhận (hoặc từng người xác nhận, nhưng phải đủ người thừa kế); hoặc cùng khai với thẩm phán là thừa nhận đó là tài sản chung và ký vào bản khai.

         "do đó nếu có một trong số các đồng thừa kế không thừa nhận thì phải có căn cứ pháp lý để chứng minh là đã được (chia rồi) nếu không có cơ sở để chứng minh là đã được (chia rồi)  thì đương nhiên (phải thừa nhận là chưa chia)". Nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là thuộc về nguyên đơn, không thể suy đoán như vậy được ! Tôi không chứng minh được là đã trả nợ bạn thì không thể suy ra là tôi còn nợ bạn được (có thể là tôi không có nợ bạn thì tôi không thể chứng minh là đã trả nợ). Không cùng ký văn bản xác nhận tài sản chưa chia đơn giản là từ trước đến nay tôi không đồng ý chia (lý do thì rất nhiều). 

    Nếu bỏ quy định trên thì cũng được, nhưng sẽ phát sinh tranh chấp thừa kế sau 50-60 năm sau, ở đời con cháu thì càng phức tạp. Việc gì cũng có 2 mặt.

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #262371   18/05/2013

    lsvthap
    lsvthap

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn PhanTanTai có bài phản hồi  "Nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh, muốn chứng minh phải có văn bản cùng xác nhận". Rất đồng tình với quan điểm của bạn. Nhưng đó là diễn biến tại phiên Tòa. Ở đây đang bàn việc Tòa không thu lý. Khi đương sự có đơn khởi kiện thường là họ đã trình bầy rõ là không có văn bản, chứng cứ nào xác định là tài sản đã chia rồi. Vậy Tòa căn cứ vào đâu để xác định là TS đã được chia mà không thụ lý đơn?

    Điểm a Khoản 1 Điều 80 BLTTDS quy định những tình thiết sự kiện không phải chứng minh: "Những tình tiết sự kiện mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận". K2 Điều 80 BLTTDS quy định "Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết sự kiện mà bên kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh".  Đã không có chứng cứ để chứng minh đã được chia rồi thì nó là chưa chia. Ở đây không phải là suy đoán đâu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsvthap vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (18/05/2013)
  • #262385   18/05/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    Trước hết, nội dung chủ đề này là chúng ta đang bàn luận về vấn đề Tòa án có thụ lý hay không thụ lý vụ án chứ không bàn ở quá trình sau khi vụ án được thụ lý thì giải quyết như thế nào, vì vậy việc LSvthap trích dẫn điểm a khoản 1 Đièu 80BLTTDS vào đây là không phù hợp bởi vì khi vụ án chưa thụ lý thì chưa có cái gọi là đương sự.

     

    Về phần bài viết của admin thì tôi không rõ tại sao admin lại đăng bài của lsvthap? Tôi không rõ bài này là của admin hay của thành viên lsvthap? Nhưng tôi không đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết ở những điểm sau:

    Bạn cho rằng Lời văn Nghị Quyết  không quy định bắt buộc các đồng thừa kế phải có văn bản cùng ký kết là (đều thừa nhận – chưa chia), do đó nếu có một trong số các đồng thừa kế không thừa nhận thì phải có căn cứ pháp lý để chứng minh là đã được (chia rồi) nếu không có cơ sở để chứng minh là đã được (chia rồi)  thì đương nhiên (phải thừa nhận là chưa chia). Toà án không thể căn cứ vào một lời khai không có chứng cứ pháp lý của một trong số các đồng thừa kế để rồi bác hoặc trả lại đơn khởi kiện của tất cả các đồng thừa kế khác với lý do là có một đồng thừa kế không đồng ý chia”. Tôi cho rằng quan điểm này của bạn là hoàn toàn sai lầm vì, lúc này vụ án chưa được thụ lý thì bạn làm sao biết được có đồng thừa kế khác không đồng ý? Dựa vào đâu để yêu cầu họ chứng minh là đã chia di sản? Đó là chưa nói đến luật quy định Tòa chỉ thụ lý khi có 02 điều kiện, trong đó có điều kiện là phải có sự thừa nhận đó là di sản của người chết để lại chưa chia thì bạn căn cứ vào đâu mà buộc người đó họ phải chứng minh, tôi giả sử vụ án đã được Tòa án thụ lý đi chăng nữa nhưng khi triệu tập lấy lời khai thì có 1 người thừa kế cho rằng đó không phải là di sản thì sao? Trong trường hợp này nghĩa vụ chứng minh thuộc về phía nguyên đơn chứ không thuộc về phía bị đơn, như vậy lời khai của bị đơn là khác với nguyên đơn như vậy bạn sẽ không có cơ sở để áp dụng điểm a khoản 1 Điều 80 BLTTDS.

    Thứ đến bạn cho rằng việc Tòa không thụ lý đã vô hình làm sứt mẻ tình cảm anh em… đục khoét tranh chấp… và cho rằng Tòa án đã treo lơ lững phần tài sản đó …thì tôi lại nghĩ khác. Nếu thực sự họ có tình cảm với nhau, đoàn kết với nhau thì có xảy ra việc tranh chấp như trên không? Pháp luật đã cho phép các bên yêu cầu chia thừa kế trong thời hiệu 10 năm tại sao các bên lại không thực hiện quyền đó của mình mà giờ mới thực hiện?

    Bạn cho rằng nên bỏ quy định thời hiệu khởi kiện thì tôi lại có quan điểm khác, việc quy định thời hiệu trong án dân sự đặc biệt là trong trường hợp chia di sản thừa kế là cần thiết, nếu không quy định vấn đề này thì có những người chết cách đây 20-30 năm hoặc là sau.. n.. năm thì Tòa án cũng phải xét xử chia di sản của người chết để lại hay sao? Liệu tài sản đó có còn tồn tại hay không? Những người được quyền hưởng thừa kế còn hay đã chết? những chứng cứ liệu có còn đảm bảo tính khách quan hay không? Điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi thì sao …?

    Vài lời trao đổi cùng mọi người. Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (18/05/2013)
  • #262397   18/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn lsvthap !

    bạn viết "Rất đồng tình với quan điểm của bạn. Nhưng đó là diễn biến tại phiên Tòa."

     Bạn nói rất đúng! ý tôi nói đến diễn biến tại phiên tòa là như vậy. Theo tôi thì Tòa án phải thụ lý rồi sau đó sẽ đình chỉ theo tinh thần quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.

     Việc bạn nói "Tòa không thụ lý" tức là trả đơn khởi kiện

     Theo tôi được biết nếu tòa án trả đơn là không đúng. Lý do :

    Trả đơn khởi kiện thì tòa án chỉ có thể viện dẫn hai lý do (các trường hợp khác theo điều 168 của Bộ Luật Tố Tụng Dân sự đều rỏ ràng không phù hợp) : 

    -Người khởi kiện không có quyền khởi kiện : trường hợp này, theo "tài liệu tập huấn hướng dẫn thi hành bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi bổ sung) của Tòa Án Tối Cao thì "Nếu nói một cách tổng quát thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại điều 161 và điều 162 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.

    -Chưa đủ điều kiện khởi kiện : Theo tài liệu tập huấn hướng dẫn thi hành bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi bổ sung) của Tòa Án Tối Cao phải là trường hợp "người" đó có quyền khởi kiện , nhưng vì chưa đủ điều kiện do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận nên chưa được khởi kiện vụ án dân sự.Ví dụ : người vợ đang mang thai thì người chồng chưa được khởi kiện vụ án ly hôn ; trường hợp tranh chấp đất đai mà chưa qua hòa giải ở cơ sở theo quy định của luật đất đai 2003 ; người khởi kiện không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở thời điểm khởi kiện v v...hoặc trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận nếu xãy ra tranh chấp phải qua hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã nơi cả hai bên cư trú, nếu không hòa giải được mới khởi kiện ra tòa án. khi xãy ra tranh chấp, hai bên chưa yêu cầu Ủy ban nhân dân xã hòa giải mà đã khởi kiện thì tòa án trả lại đơn khởi kiện.

           Như vậy, nếu làm đúng tố tụng thì Tòa án không được trả đơn khởi kiện; Phải thụ lý, rồi sau đó sẽ đình chỉ vụ kiện nếu trong quá trình gỉai quyết vụ án nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ theo yêu cầu của quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.

           Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn : "Điểm a Khoản 1 Điều 80 BLTTDS quy định những tình thiết sự kiện không phải chứng minh: "Những tình tiết sự kiện mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận". K2 Điều 80 BLTTDS quy định "Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết sự kiện mà bên kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh".

       Điều này chỉ thực hiện được sau khi vụ án đã được thụ lý, chưa thụ lý thì làm sao biết đương sư có thừa nhận hay phản đối không ? Trả đơn khởi kiện là sai tố tụng.

        Tuy nhiên tôi không đồng ý với bạn là :"Đã không có chứng cứ để chứng minh đã được chia rồi thì nó là chưa chia."

       Điều này không có cơ sở và trái với nguyên tắc Người khởi kiện phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình.

       Nếu tôi khởi kiện đòi nợ bạn, bạn không chứng minh được là không có nợ, thì là có nợ hay sao ?

       Thật ra, Văn bản cùng xác nhận là tài sản "chưa chia" không phải nhằm xác định "chưa chia" thì "chia" đâu bạn. Quan trọng là người khởi kiện xác định di sản đó là tài sản chung thì phải chứng minh. Luật dân sự 2005 cũng quy định căn cứ để xác định tài sản chung như sau :

    "Điều 215. Xác lập quyền sở hữu chung

    Quyền sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán."

    Không xác định đó là tài sản chung thì làm sao chia tài sản chung được.

       

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #262448   19/05/2013

    nguyetnm15251963
    nguyetnm15251963

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin lỗi tôi chỉ là người dân, quan điểm và suy nghỉ của tôi là người sống theo Hiến pháp và Pháp luật thôi,

    Qua các bài viết trên, Tôi cho rằng các quan điểm của các bạn nêu đều không giải quyết được vấn đề quan trọng đó là Ý CHÍ CỦA NGƯỜI ĐÃ MẤT như thế nào, tại sao 1 đồng thừa kế không đồng ý thì nhiều đồng thừa kế khác phải chịu, ai/cơ quan nào sẽ giải quyết việc này, hay cứ để tài sản của cá nhân mà cũng chính là của chung xã hội, bị tình trạng cha chung không ai khóc, bị đóng băng hoặc đời con tranh chấp, đời cháu cũng tiếp tục tranh chấp, Luật pháp phải rõ ràng chứ, các quan điểm như thế này thì tránh sao xã hội cứ lùng nhùng mãi tranh chấp và khiếu kiện, LÀM SAO ĐỂ LUẬT LÀ LUẬT MIỄN BÀN,

    Trường hợp các bạn ở trong hoàn cảnh khi cả gia đình sống nhờ vào tài sản (căn nhà) duy nhất (nhiều người ở) , người mất khi viết di chúc thường đã xét đến mọi khía cạnh, hoàn chảnh mới di chúc lại cho các con theo tỉ lệ nào đó, giờ 1 người không đồng ý, mà người này chắc chắn được tỉ lệ ít hơn, vậy thì phải làm sao, giải quyết như thế nào khi tòa bác đơn đây, xin các bạn cho ý kiến với

     
    Báo quản trị |  
  • #262464   19/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào Chị nguyetnm15251963 !

    Trước tiên tôi xin chúc mừng sinh nhật chị !

        Chị viết "vấn đề quan trọng đó là Ý CHÍ CỦA NGƯỜI ĐÃ MẤT",  Tôi nghĩ tất cả mọi người đều công nhận điều này đó chị; Luật pháp củng thừa nhận và bảo vệ điều này.

        Tuy nhiên, vấn đề là chủ đề đang bàn về trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu đối với phần tài sản thừa kế. Do không có di chúc nên không biết được ý chí của người đã mất như thế nào?

         Nếu biết được ý chí người đã mất thì tôi không dám có ý kiến đâu ! Tôi rất sợ tối bị "họ" về bóp cổ.

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |