Tình yêu có phải là tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #62609 30/09/2010

    heocononline

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình yêu có phải là tài sản?

    Hai sinh viên đại học yêu nhau, nhưng rất nghèo, không đủ tiền ăn học. Nữ sinh viên bỏ học đilàm phục vụ bàn trong một quán ăn để nuôi nam sinh viên ăn học, sau khi nam sinh viên đã cam kết lấy nữ sinh viên làm vợ khi ra trường.

    Trong quá trình sống chung cả hai không có tài sản gì đáng kể. Khi ra trường nhận bằng đại học, nam sinh viên bội ước không cưới cựu nữ sinh viên.

    Câu hỏi: trình độ đại học có phải là một loại tài sản để nữ sinh viên yêu cầu phân chia hay không? Tại sai?

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 01/10/2010 08:28:18 AM
     
    6919 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #62653   30/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Nam sinh viên cam kết lấy nữ sinh viên làm vợ khi ra trường chứ có yêu cầu nữ sinh bỏ học để kiếm tiền nuôi mình đâu.

     Như vậy có quan hệ dân sự hay hôn nhân gì đâu mà chia tài sản.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 01/10/2010 08:29:16 AM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #62659   30/09/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào các bạn,

    Tôi cũng vừa đọc nội dung này và rất tán thành ý kiến của bạn manhtamvt. Khi xưa có nghe chuyện ở nước ngoài người nữ đòi được tiền (tòa xử) tính theo thời gian (hay số lượng gì đó) về quan hệ nam nữ giữa hai bên khi chia tay. Tuy nhiên ở ta thì không được, kể cả "ngàn vàng" đã mất trong trường hợp này cũng không đòi được. Trình độ đại học chưa được coi là tài sản để có thể chia theo BLDS.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 01/10/2010 08:30:07 AM

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #62698   30/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào manhtamvt và Bác Nghị!

    BachThanhDC xin phép bổ sung một tý nhé.

    @
    #0072bc;">heocononline
    Tài sản là gì nhỉ?

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 163 BLDS).

    Vậy chắc chắn trình độ đại học không phải là vật, tiền và giấy tờ có giá rồi.

    Vấn đề còn lại phải xác định: trình độ đại học có phải là quyền tài sản không?

    Điều 181 BLDS quy định: quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

    Quyền sở hữu trí tuệ
    gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền lđối với giống cây trồng.

    Các quy định trên cho thấy trình độ đại học cũng không phải là quyền tài sản.

    Vậy kết luận là: trình độ đại học không phải là tài sản.

    Kết hợp ý kiến của tôi, anh manhtamvt và LS_CaoSyNghi, bạn đã có câu trả lời đầy đủ và chính xác.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 01/10/2010 08:31:09 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62817   01/10/2010

    heocononline
    heocononline

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình thì bằng đại học ở đây là một loại tài sản vô hình, không thể phân chia được. nhưng trong trường hợp có tranh chấp thì có thể quy ra tiền để giải quyết. hơn nữa, nếu như sinh viên nữ có thể chứng minh bằng đại học mà nam sinh viên đã nhận là có công sức của minh góp vào, như vậy thì có quyền đòi bồi thường

     
    Báo quản trị |  
  • #62825   01/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trời đất ơi!
    Câu hỏi bạn đặt ra là "Trình độ đại học có phải là một loại tài sản không?".
    Còn bạn cho rằng "bằng đại học" là một loại tài sản thì tôi phải kếu trời thêm lần nữa.
    Phải nhắc lại với bạn lần nữa về khái niện tài sản. Theo quy định tậi Điều 163 BLDS: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản".
    Là tiền thì bỏ qua nhé.

    Vật: với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật chất của con người. Ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao dịch dân sự.
    Bằng Đại học có đáp ứng được nhu cầu trên không? Có đặc trưng giá trị không? 
    Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.

    Giấy tờ có giá: là các loại giấy tờ giá trị được bằng tiền và đưa được vào giao dịch dân sự. Các loại giấy tờ được coi là tài sản phải được chuẩn hoá về tên gọi cũng như về tính chất, được quy định cụ thể trong các văn bản về giấy tờ có giá. Ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, séc, công trái...
    Bằng Đại học có giá trị được bằng tiền không? Có đưa vào giao dịch được không? Có được văn bản nào quy định nó là giấy tờ có giá không?
    Câu trả lời vẫn chắc chắn là KHÔNG. Có những trường hợp người ta mua bán bằng đại học, nhưng đó là giao dịch bất hợp pháp.

    Về quyền tài sản thì tôi đã phân tích ở trên rồi. Và khẳng định luôn Bằng Đại học không phải là quyền tài sản.

    Ấy vậy mà bạn lại cho rằng Bằng Đại học là một loại tài sản.
    Vậy có một câu hỏi đặt ra cho bạn:
    Nếu cô SV yêu cầu chia cái trình độ đại học (hoặc kể cả là yêu cầu chia cái Bằng Đại học) của anh chàng SV kia, bạn sẽ chia thế nào?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62827   01/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trao đổi thêm với bạn một tý.
    Cầm một tấm bằng đại học trên tay, bạn có quy được ra nó là bao nhiêu tiền không?
    Về yêu cầu bồi thường:
    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi nào?
    Đó là khi có đầy đủ 4 yếu tố gồm:
    - Có thiệt hại xảy ra.
    - Có hành vi vi phạm pháp luật.
    - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
    - Có lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người gây thiệt hại.

    Có thể chấp nhận là cô SV kia có thiệt hại.
    Còn anh chàng SV có vi phạm pháp luật không? Chắc bạn trả lời được.
    Vậy thì chẳng có mối quan hệ nhân quả nào ở đây cả.
    Anh ta cũng chẳng hề có lỗi gì trong trường hợp này luôn.


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62830   01/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    heocononline viết:

    Trình độ đại học có phải là một loại tài sản để nữ sinh viên yêu cầu phân chia hay không? Tại sao?



    Ý bạn là, theo mình hiểu, đang xem trình độ đại học giống như là một bí quyết kinh doanh, kiến thức công nghệ mà anh ấy có được sau mấy năm nghiên cứu, dùi mài kinh sử. Vậy khi anh ấy sử dụng bí quyết kinh doanh, kiến thức công nghệ đó kiếm ra tiền thì phải chia cho cô ấy hay ít nhất cũng hoàn trả cho cô ấy chi phí ban đầu vì cô ấy cũng có phần đóng góp (về mặt vật chất và nâng đỡ tinh thần) trong việc anh sinh viên đạt được kiến thức, công nghệ có đúng không.

    Về mặt lý luận thì nghe rất phù hợp và đó là lý do tại sao ở một số nước ngoài lại xử cho cô gái thắng như bác Nghị đã nói (nhưng cũng chỉ giới hạn ở mức hoàn trả chi phí ban đầu thôi). Nhưng ở VN thì để khởi kiện anh ấy (hòa giải không được thì phải khởi kiện) cô ấy phải có gì:

    1 - Bằng chứng về chi phí và tình phí trong thời gian lo lắng cho anh ấy. Có thể có nếu cô ấy có chủ định kiện anh ấy sau này.
    2 - Bằng chứng về thỏa thuận việc góp vốn (tạm gọi là thế) trong việc hợp tác đầu tư cho anh ấy đi học lấy bằng, phân chia lợi nhuận và các hình thức phạt nếu anh ấy vi phạm. Cái này chắc chắn là không vì nếu ký thì anh đã cao chạy xa bay sớm. Do thiếu tính tự nguyện ở anh sinh viên, vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, nên tòa cũng bác thôi.

    Giả định vụ này mà tòa chấp nhận khởi kiện loại này thì chắc ối đàn ông phải đứng xếp hàng chờ tòa xét xử. Vì vậy cô ấy nên rút kinh nghiệm lần sau cố lừa cho anh ấy ký thỏa thuận nhé.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |