Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

Chủ đề   RSS   
  • #421852 18/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 122 lần


    Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

    Các văn bản có đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai thường xuyên được phát hành trong công tác văn thư của doanh nghiệp. Hiểu rõ tính pháp lý của việc đóng dấu treo và dấu giáp lai là điều cần thiết để tránh những sai sót có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.  

    Nghị định số 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu có quy định ý nghĩa của con dấu là thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.

    Điều 1. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.

    • Dấu treo

    Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính. 

    • Dấu giáp lai

    Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên  để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

    Thông thường khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu. Đối với hợp đồng có nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai 1 lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết các trang của hợp đồng đó và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp với con dấu của doanh nghiệp.

     

    Dấu treo và dấu giáp lai mặc dù đều sử dụng con dấu để đóng vào văn bản được ban hành tuy nhiên liệu chúng có khẳng định giá trị pháp lý của văn bản hay không vẫn còn là một vấn đề chưa rõ ràng. Nhìn chung, giá trị pháp lý của văn bản có thể không chỉ được xác định qua dấu treo và giáp la mà còn căn cứ vào các yếu tố khác như chữ ký của người có thẩm quyền, hơn nữa, việc đóng dấu treo hay dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó, do đó, cần tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau để đưa ra nhận định.

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    145547 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #422141   20/04/2016

    truongk42
    truongk42

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Nghị định trên lỗi thời và sắp bị hết hiệu lực rồi.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn truongk42 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/04/2016) LeLaiLai (22/03/2018)
  • #422359   22/04/2016

    exampleviet
    exampleviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 14 lần


    2 cái bác nêu ra kia là đvs CQNN trong công tác văn thư, thế con DN thì sao. Liệu có bắt buộc phải giáp lai không =))

    Nhưng giữa bộn bề tất tả chậm nhanh

    Còn có đau thương cho tình yêu đã lỡ?

    Mơ ước giản đơn, đã trở thành dang dở

    Ta sống nửa hồn, nửa đã chết từ lâu

    Một nửa hồn đã mất lúc xa nhau

    Ta đem chôn cùng những niềm hy vọng

    Còn thân xác, vì đời, nên vẫn sống

    Vẫn nói cười, vẫn cố tỏ yêu thương

    Rồi gặp nhau giữa tấp nập phố phường

    Liệu ta có thản nhiên quay mặt

    Hay ôm chặt lấy nhau, tủi hờn nước mắt

    Bọn mình sẽ thế nào? Nếu ta chẳng cưới nhau...

     
    Báo quản trị |  
  • 3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    exampleviet (24/04/2016) LeLaiLai (22/03/2018) maivophatdat (05/11/2018)
  • #422559   24/04/2016

    exampleviet
    exampleviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 14 lần


    Chắc bạn không hiểu ý của mình, ý mình là cái "Dấu treo" với "Giáp lai" kia kìa, =)))) Chắc bạn cũng chưa đọc toàn văn mấy cái quy định về con dấu nhỉ.

    Nhưng giữa bộn bề tất tả chậm nhanh

    Còn có đau thương cho tình yêu đã lỡ?

    Mơ ước giản đơn, đã trở thành dang dở

    Ta sống nửa hồn, nửa đã chết từ lâu

    Một nửa hồn đã mất lúc xa nhau

    Ta đem chôn cùng những niềm hy vọng

    Còn thân xác, vì đời, nên vẫn sống

    Vẫn nói cười, vẫn cố tỏ yêu thương

    Rồi gặp nhau giữa tấp nập phố phường

    Liệu ta có thản nhiên quay mặt

    Hay ôm chặt lấy nhau, tủi hờn nước mắt

    Bọn mình sẽ thế nào? Nếu ta chẳng cưới nhau...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn exampleviet vì bài viết hữu ích
    thaiphongnet (15/10/2019)
  • #422994   27/04/2016

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    exampleviet viết:

    Chắc bạn không hiểu ý của mình, ý mình là cái "Dấu treo" với "Giáp lai" kia kìa, =)))) Chắc bạn cũng chưa đọc toàn văn mấy cái quy định về con dấu nhỉ.

    Đương nhiên là dù có là CQNN hay DN thì để 1 văn bản có tính đảm bảo khi người khác nhìn vào trong trường hợp không có người ký và đóng dấu hoặc người ký không thuộc thẩm quyền được đóng dấu lên chữ ký thì đóng dấu treo là cách duy nhất để khẳng định tính hiệu lực của văn bản!

    Còn với giáp lai thì như chủ thớt đã trình bày ở trên đó, mục đích chủ yếu là nhằm tránh hợp đồng, văn bản bị thay thế, sửa đổi... ngoài ý muốn thì bạn phải giáp lai thôi, còn nếu không thì ngoài trang cuối có ký và dấu ra các trang còn lại mà không được giá lai thì ai chẳng sửa chữa, thay thế được!

     
    Báo quản trị |  
  • #422997   27/04/2016

    exampleviet
    exampleviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 14 lần


    Riêng đvs Doanh nghiệp không có quy định nào về việc giáp lai cả, thế nên ví dụ với HS DN trong nước thì chuyên viên yêu cầu giáp lai, còn DN FDI thì hàu hết là không. Ok rằng việc giap lai là để đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản, thiết nghĩ nên có quy định về vấn đề này.

    Nhưng giữa bộn bề tất tả chậm nhanh

    Còn có đau thương cho tình yêu đã lỡ?

    Mơ ước giản đơn, đã trở thành dang dở

    Ta sống nửa hồn, nửa đã chết từ lâu

    Một nửa hồn đã mất lúc xa nhau

    Ta đem chôn cùng những niềm hy vọng

    Còn thân xác, vì đời, nên vẫn sống

    Vẫn nói cười, vẫn cố tỏ yêu thương

    Rồi gặp nhau giữa tấp nập phố phường

    Liệu ta có thản nhiên quay mặt

    Hay ôm chặt lấy nhau, tủi hờn nước mắt

    Bọn mình sẽ thế nào? Nếu ta chẳng cưới nhau...

     
    Báo quản trị |  
  • #445190   12/01/2017

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

    Mình không nghiên cứu nhiều vụ này, nhưng mình cứ suy nghĩ:

    1. Đóng dấu treo hay dấu giáp lai các giấy tờ, tài liệu, văn bản, thông báo, công văn... ("tài liệu") dù phát hành ra ngoài hay sử dụng nội bộ đều tuân thủ các quy định hoặc quy chế nội bộ trước đã.

    Nếu không có quy định nội bộ về việc này thì:

    2. Đóng dấu treo khi người ký trên tài liệu không phải là NĐDTPL hoặc người được ủy quyền hợp lệ; và

    3. Đóng dấu giáp lai khi tài liệu có từ 2 trang trở lên hoặc có phụ lục đính kèm.

    Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (13/01/2017)
  • #445217   13/01/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Luật Doanh Nghiệp mới quy định về việc bỏ con dấu (nghĩa là DN có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng - không bắt buộc như trước nữa). Như vậy khả năng tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai sẽ mất đi theo tính pháp lý của con dấu. 

     

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (13/01/2017) saigonimex (13/01/2017)
  • #445262   13/01/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Luật Doanh Nghiệp mới quy định về việc bỏ con dấu (nghĩa là DN có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng - không bắt buộc như trước nữa). Như vậy khả năng tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai sẽ mất đi theo tính pháp lý của con dấu. 

     

     

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

    Đâu có quy định về việc bỏ con dấu đâu bác?
     

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn quangkhanh2t vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (16/01/2017) Maiphuong5 (13/01/2017)
  • #445397   16/01/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    quangkhanh2t viết:

     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Luật Doanh Nghiệp mới quy định về việc bỏ con dấu (nghĩa là DN có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng - không bắt buộc như trước nữa). Như vậy khả năng tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai sẽ mất đi theo tính pháp lý của con dấu. 

     

     

     

     

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

    Đâu có quy định về việc bỏ con dấu đâu bác?
     

    Luật quy định như trên, không nói rõ ràng là được bỏ con dấu hay không. Tuy nhiên, hiện nay thực tế đang có một cách hiểu là DN được quyền không sử dụng con dấu đó bạn. 

    Nếu lúc trước con dấu là bắt buộc và khắc dấu phải đăng ký tại cơ quan công an để quản lý thì hiện nay DN "có quyền" quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu đồng thời khắc dấu ở các công ty bên ngoài. Vậy nếu doanh nghiệp VN quyết định không sử dụng con dấu (mà chỉ sử dụng chữ ký của người có thẩm quyền) trên các giấy tờ như nước ngoài thì sao? - Hiện vẫn chưa có câu trả lời. 

    Cám ơn bạn đã góp ý chính xác. 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    maivophatdat (05/11/2018)
  • #445398   16/01/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

     

    quangkhanh2t viết:

     

     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Luật Doanh Nghiệp mới quy định về việc bỏ con dấu (nghĩa là DN có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng - không bắt buộc như trước nữa). Như vậy khả năng tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai sẽ mất đi theo tính pháp lý của con dấu. 

     

     

     

     

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

    Đâu có quy định về việc bỏ con dấu đâu bác?
     

     

     

    Luật quy định như trên, không nói rõ ràng là được bỏ con dấu hay không. Tuy nhiên, hiện nay thực tế đang có một cách hiểu là DN được quyền không sử dụng con dấu đó bạn. 

    Nếu lúc trước con dấu là bắt buộc và khắc dấu phải đăng ký tại cơ quan công an để quản lý thì hiện nay DN "có quyền" quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu đồng thời khắc dấu ở các công ty bên ngoài. Vậy nếu doanh nghiệp VN quyết định không sử dụng con dấu (mà chỉ sử dụng chữ ký của người có thẩm quyền) trên các giấy tờ như nước ngoài thì sao? - Hiện vẫn chưa có câu trả lời. 

    Cám ơn bạn đã góp ý chính xác. 

     

    Trường hợp này luật chỉ cho phép quyết định hình thức, số lượng con dấu nhưng trên con dấu bắt buộc phải có các thông tin:

    - Tên doanh nghiệp
    - MSDN
    - Tỉnh Thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở.

    Vậy theo bác thì quy định như thế có nghĩa là anh có quyền bỏ con dấu không?

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
  • #445399   16/01/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

     

    quangkhanh2t viết:

     

     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Luật Doanh Nghiệp mới quy định về việc bỏ con dấu (nghĩa là DN có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng - không bắt buộc như trước nữa). Như vậy khả năng tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai sẽ mất đi theo tính pháp lý của con dấu. 

     

     

     

     

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

    Đâu có quy định về việc bỏ con dấu đâu bác?
     

     

     

    Luật quy định như trên, không nói rõ ràng là được bỏ con dấu hay không. Tuy nhiên, hiện nay thực tế đang có một cách hiểu là DN được quyền không sử dụng con dấu đó bạn. 

    Nếu lúc trước con dấu là bắt buộc và khắc dấu phải đăng ký tại cơ quan công an để quản lý thì hiện nay DN "có quyền" quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu đồng thời khắc dấu ở các công ty bên ngoài. Vậy nếu doanh nghiệp VN quyết định không sử dụng con dấu (mà chỉ sử dụng chữ ký của người có thẩm quyền) trên các giấy tờ như nước ngoài thì sao? - Hiện vẫn chưa có câu trả lời. 

    Cám ơn bạn đã góp ý chính xác. 

     

     

    Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu, tuy nhiên con dấu phải có nội dung: Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp.

    Theo như các bạn nói thì mình có thể hiểu là doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng con dấu là 0 miễn sao có đầy đủ tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp là được nhỉ

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
  • #445403   16/01/2017

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


     

    quangkhanh2t viết:

     

     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

     

    quangkhanh2t viết:

     

     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Luật Doanh Nghiệp mới quy định về việc bỏ con dấu (nghĩa là DN có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng - không bắt buộc như trước nữa). Như vậy khả năng tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai sẽ mất đi theo tính pháp lý của con dấu. 

     

     

     

     

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

    Đâu có quy định về việc bỏ con dấu đâu bác?
     

     

     

    Luật quy định như trên, không nói rõ ràng là được bỏ con dấu hay không. Tuy nhiên, hiện nay thực tế đang có một cách hiểu là DN được quyền không sử dụng con dấu đó bạn. 

    Nếu lúc trước con dấu là bắt buộc và khắc dấu phải đăng ký tại cơ quan công an để quản lý thì hiện nay DN "có quyền" quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu đồng thời khắc dấu ở các công ty bên ngoài. Vậy nếu doanh nghiệp VN quyết định không sử dụng con dấu (mà chỉ sử dụng chữ ký của người có thẩm quyền) trên các giấy tờ như nước ngoài thì sao? - Hiện vẫn chưa có câu trả lời. 

    Cám ơn bạn đã góp ý chính xác. 

     

     

     

     

    Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu, tuy nhiên con dấu phải có nội dung: Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp.

    Theo như các bạn nói thì mình có thể hiểu là doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng con dấu là 0 miễn sao có đầy đủ tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp là được nhỉ

     

     

    Khoản 1, điều 44 về “Con dấu của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp”, chứ không hề quy định doanh nghiệp có quyền quyết định việc giữ hay bỏ con dấu. Cũng không loại trừ cách hiểu, nếu đã được quyền quyết định số lượng con dấu, thì doanh nghiệp cũng có thể ấn định con số bằng không. Ngay chính một số dự thảo ban đầu hướng dẫn Luật Doanh nghiệp cũng đã viết: doanh nghiệp được quyền quyết định “có con dấu hoặc không có con dấu”.

    Luật tiếp tục không rõ khi tại khoản 9, điều 97 về “Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp hội đồng thành viên”, đã quy định, hội đồng thành viên có quyền “sử dụng bộ máy điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình”. Từ “nếu có” trong đoạn này chỉ được làm rõ cho bộ phận giúp việc (có thể có hoặc không), mà không giải thích cho từ “con dấu”.

    Nhưng đến điểm e, khoản 1, điều 120 về “Cổ phiếu”, thì lại quy định: Cổ phiếu phải có một trong các nội dung bắt buộc là “dấu của công ty (nếu có)”. Chữ “nếu có” ở đây, sẽ được hiểu là doanh nghiệp có thể có hoặc không có con dấu.

    Tuy nhiên, các quy định tiếp theo của luật đã loại trừ khả năng doanh nghiệp không có con dấu.

    Phải đóng dấu theo luật định

    Khoản 4, điều 44 nói trên của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ, vẫn buộc phải đóng dấu trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Có ít nhất hai dạng quy định của pháp luật như sau: Thứ nhất, có quy định rõ ràng là phải đóng dấu. Ví dụ khoản 4, điều 19 về “Lập chứng từ kế toán”, Luật Kế toán năm 2003 quy định: Liên chứng từ kế toán “gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán”. Thứ hai, không quy định rõ trong phần chính của văn bản, nhưng lại có cụm từ “ký tên, đóng dấu” ở cuối các giấy tờ, mẫu biểu kèm theo. Trường hợp này sẽ gây tranh cãi bất phân thắng bại rằng, đó là bắt hay không bắt buộc phải đóng dấu? Còn trường hợp thứ nhất thì hiển nhiên là phải đóng dấu.

    Có tới hàng chục văn bản, từ thông tư cho tới luật, đang quy định bắt buộc phải đóng dấu. Một doanh nghiệp bình thường thì cần phải có tài khoản và giao dịch qua ngân hàng. Mà chứng từ giao dịch bằng giấy với ngân hàng của các doanh nghiệp thì bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 về “Ký chứng từ kế toán ngân hàng”, Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12-12-2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Đặc biệt là Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định, giá trị giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thanh toán không bằng tiền mặt và thông qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá trị mỗi giao dịch dưới 20 triệu đồng, thì không phải qua ngân hàng. Nhưng nếu xuất hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mỗi lần từ 200.000 đồng trở lên thì phải lập hóa đơn và khi đó lại bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điều 4 về “Loại, hình thức và nội dung hóa đơn”, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ “Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17-1-2014).

    Cuối cùng, nếu mỗi giao dịch chỉ dưới 200.000 đồng, thì khỏi cần xuất hóa đơn, nhưng doanh nghiệp cũng vẫn phải có sổ kế toán và vẫn buộc phải “đóng dấu giáp lai” vào sổ kế toán theo quy định tại khoản 2, điều 25 về “Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán”, Luật Kế toán.

    Ngoài ra, hoạt động của một doanh nghiệp bình thường còn phải liên quan đến nhiều giao dịch phải đóng dấu khác. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có con dấu thì đồng nghĩa với việc không được hoạt động hoặc làm gì cũng bất hợp pháp.

    Thêm rắc rối và rủi ro

    Khi nào tìm ra được một quy định cụ thể về việc đóng dấu như trên, thì sẽ khẳng định được rằng, phải có dấu và đóng dấu doanh nghiệp. Còn khi nào chưa tìm được quy định phải đóng dấu trong toàn bộ hàng vạn văn bản quy phạm pháp luật, thì sẽ không thể khẳng định được rằng không phải đóng dấu. Nhất là từ trước đến nay, việc pháp luật không quy định cụ thể văn bản nào phải đóng dấu thì không có nghĩa rằng nó không phải đóng, mà là đương nhiên phải đóng theo quy định chung của pháp luật về con dấu và văn thư.

    Ngoài ra, trong các trường hợp bắt buộc phải đóng dấu, thì con dấu thế nào, việc đóng ra sao sẽ không còn theo quy định sẵn của pháp luật như trước nữa, mà theo điều lệ của doanh nghiệp. Vậy thì khách hàng, bạn hàng, ngân hàng, cơ quan chức năng... làm sao có thể nắm bắt hết được quy định nội bộ của từng doanh nghiệp để đánh giá rằng con dấu và việc đóng dấu nào đó là đúng hay không đúng? Chưa nói, trong thời gian các doanh nghiệp chưa quy định việc này trong điều lệ, thì chẳng có căn cứ nào để phân biệt đúng, sai.

    Cập nhật bởi vutheanh87 ngày 16/01/2017 03:08:26 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #445391   16/01/2017

    vudung88
    vudung88

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu bỏ con dấu giáp lai thì làm sao xác định được toàn bộ văn bản là thật, không bị làm giả hoặc bị sửa đổi ?

     
    Báo quản trị |  
  • #445452   17/01/2017

    ubndxadongthanh
    ubndxadongthanh

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2015
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 395
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần


    Cho mình hỏi:

    Tình huống 1: một số văn bản của cơ quan nhà nước ban hành
    (ví dụ: Giấy khai sinh bản chính) nhưng có sai sót trong quá trình đánh máy, công chức phụ trách sửa sai bằng bút mực nhưng có đóng dấu của cơ quan vào lỗi sai. Như vậy có hợp lệ không?

    Tình huống 2: Trong học bạ THPT của mình giáo viên bộ môn có ghi sai điểm của mình, sau đó gạch đi viết lại bằng bút đỏ kèm với chữ ký ghi "tôi sửa". Khi tôi mang học bạ đi phô tô công chứng thì công chức tiếp nhận hồ sơ từ chối công chứng cho tôi vì lý do văn bản gốc bị tẩy xoá, muốn công chứng thì mang bản chính về trường yêu cầu nhà trường đóng dấu của nhà trường vào lỗi sai rồi phô tô lại bản khác rồi mới công chứng được. Tôi về trường yêu cầu nhà trường đóng dấu thì nhà trường ko đóng dấu do quy định của ngành là không cho phép đóng dấu vào học bạ. Xin hỏi trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào để có thể công chứng được giấy tờ.

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ubndxadongthanh vì bài viết hữu ích
    quangkhanh2t (18/01/2017)
  • #445590   20/01/2017

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    Cobephuthuy5191 viết:

    Cho mình hỏi:

    Tình huống 1: một số văn bản của cơ quan nhà nước ban hành
    (ví dụ: Giấy khai sinh bản chính) nhưng có sai sót trong quá trình đánh máy, công chức phụ trách sửa sai bằng bút mực nhưng có đóng dấu của cơ quan vào lỗi sai. Như vậy có hợp lệ không?

    Tình huống 2: Trong học bạ THPT của mình giáo viên bộ môn có ghi sai điểm của mình, sau đó gạch đi viết lại bằng bút đỏ kèm với chữ ký ghi "tôi sửa". Khi tôi mang học bạ đi phô tô công chứng thì công chức tiếp nhận hồ sơ từ chối công chứng cho tôi vì lý do văn bản gốc bị tẩy xoá, muốn công chứng thì mang bản chính về trường yêu cầu nhà trường đóng dấu của nhà trường vào lỗi sai rồi phô tô lại bản khác rồi mới công chứng được. Tôi về trường yêu cầu nhà trường đóng dấu thì nhà trường ko đóng dấu do quy định của ngành là không cho phép đóng dấu vào học bạ. Xin hỏi trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào để có thể công chứng được giấy tờ.

    Xin cảm ơn!

    Chào bạn!

    Theo mình thì:

    TH1: Cá nhân mình thấy việc đóng dấu vào chỗ sửa sai hiện tại chưa có quy định cụ thể nào về việc này, do đó khó có thể nói cách làm đó là đúng hay sai. Và một khi đã có thể hiểu theo 2 chiều hướng và không có cách hiểu nào thực sự áp đảo cách hiểu kia thì việc bạn nêu như TH1 sẽ gây ra rất nhiều phiền toái sau này. Do đó thiết nghĩ cần phải yêu cầu cấp lại bản chính GKS thì sẽ hợp lý hơn

    TH2: Phòng công chứng từ chối là đúng, nhà trường không đóng dấu vào chỗ giáo viên bộ môn ký sửa sai cũng đúng vì con dấu chỉ có thể đóng lên tên của 1 số chức danh theo quy định hoặc đóng treo, giáp lai thôi; còn giáo viên bộ môn không thể có thẩm quyền để được đóng dấu lên đó. Giải pháp tình huống trước mắt chỉ có thể là bạn đề nghị trường xác nhận là chữ ký đó đúng là của giáo viên bộ môn mà có điểm sửa chữa thuộc biên chế của trường. Ngoài ra để thuận lợi cho về sau bạn nên yêu cầu thêm việc cấp lại Học bạ mới cho bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vutheanh87 vì bài viết hữu ích
    ubndxadongthanh (20/01/2017)
  • #445485   17/01/2017

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn Cobephuthuy5191,

    Mình có vài ý kiến:

    - TH1: Về cơ bản, hành vi của người công chức này là hợp lý và có thể chấp nhận được. Nhưng theo tôi hiểu thì không có quy định chung về việc này và tùy từng trường hợp mà hành xử [không biết có quy định riêng biệt cho trường hợp nào được phép làm như vậy không???].

    Một số cơ quan nhà nước chấp nhận cho doanh nghiệp (nộp hồ sơ xin phép việc gì đó) có thể làm như vậy nếu có sai sót trong hồ sơ.

    Tuy nhiên, đối với một số giấy tờ bản chính quan trọng [như Giấy khai sanh] có tính chất sử dụng lâu dài và ổn định, tốt nhất là nên yêu cầu cấp lại bản chính sạch sẽ và không nên sửa trên đó theo cách bạn nói.

    - TH2: Giải pháp tạm thời, nhờ nhà trường xác nhận điểm thật sự của bạn bộ môn đó là ... điểm (sau khi đối chiếu với bảng điểm gốc do nhà trường lưu trữ) HOẶC đến một vài Văn phòng công chứng (tư) thử thời vận, nhiều khi họ chấp nhận.

    Về lâu dài, bạn nên liên hệ với nhà trường để tìm hướng giải quyết [vì đó không phải là lỗi của bạn].

    Thân,

    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 17/01/2017 11:50:51 CH sửa lỗi chính tả

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (22/01/2017) ubndxadongthanh (18/01/2017)
  • #445490   18/01/2017

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Dấu treo thì không như dấu giáp lai ở chỗ dấu giáp lai sẽ giúp bảo vệ tính toàn vẹn của văn bản !

     
    Báo quản trị |  
  • #445604   20/01/2017

    ubndxadongthanh
    ubndxadongthanh

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2015
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 395
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần


    cho mình hỏi có quy định nào có thể yêu cầu nhà trường cấp lại học bạ mới ko? vì khi mình yêu cầu nhà trường có văn bản xác nhận giáo viên ghi sai điểm và tự sửa chữa hoặc cấp lại học bạ mới thì nhà trường trả lời là học bạ chỉ cấp 1 lần cũng không xác nhận bằng văn bản do giáo viên sửa đã ký vào học bạ và ghi "tôi sửa" rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #445657   21/01/2017

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


     

    Cobephuthuy5191 viết:

     

    cho mình hỏi có quy định nào có thể yêu cầu nhà trường cấp lại học bạ mới ko? vì khi mình yêu cầu nhà trường có văn bản xác nhận giáo viên ghi sai điểm và tự sửa chữa hoặc cấp lại học bạ mới thì nhà trường trả lời là học bạ chỉ cấp 1 lần cũng không xác nhận bằng văn bản do giáo viên sửa đã ký vào học bạ và ghi "tôi sửa" rồi.

     

     

    Thông thường, 1 bản học bạ khác của bạn hoặc các giấy tờ ghi nhận các thông tin trong học bạ của bạn vẫn được Nhà trường lưu giữ. Vì vậy, bạn có thể liên hệ lại với Nhà trường để xin: sao lục hồ sơ học sinh, bao gồm Học bạ hoặc giấy tờ học sinh tương tự khác. Các bản sao lục này sẽ được Nhà trường đóng dấu xác nhận sao y bản chính cho bạn. Khi đó, bạn có thể sử dụng bản sao y này thay thế cho học bạ gốc trong trường hợp cần thiết.

    Hoặc bạn có thể liên hệ Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trường bạn đã học để được hướng dẫn cấp lại Học bạ. Chỉ cần cầm Học bạ bản lỗi đó cùng bằng tốt nghiệp của bạn đến Sở GD-ĐT địa phương để được hỗ trợ làm lại. Thông thường hồ sơ xin cấp lại học bạ cần có:

    • Đơn xin theo mẫu của Sở GD&ĐT tại địa phương.
    • Ảnh (số lượng theo hướng dẫn của Sở)
    • Xuất trình chứng minh thư khi đi nộp đơn xin cấp lại học bạ.
    • Lệ phí xin cấp lại.

    Bạn có thể yên tâm rằng không phải mình là trường hợp duy nhất bị mất học bạ, học bạ bị lỗi, có rất nhiều các bạn học sinh cũng bị mất các giấy tờ, bằng cấp và cũng đã có quy định, hướng dẫn rõ ràng về việc cấp sao lại học bạ, bằng tốt nghiệp... từ sổ gốc.

    Cập nhật bởi vutheanh87 ngày 21/01/2017 08:23:13 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vutheanh87 vì bài viết hữu ích
    thienphanlong (10/01/2019) ubndxadongthanh (22/01/2017)