Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

Chủ đề   RSS   
  • #421852 18/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

    Các văn bản có đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai thường xuyên được phát hành trong công tác văn thư của doanh nghiệp. Hiểu rõ tính pháp lý của việc đóng dấu treo và dấu giáp lai là điều cần thiết để tránh những sai sót có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.  

    Nghị định số 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu có quy định ý nghĩa của con dấu là thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.

    Điều 1. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.

    • Dấu treo

    Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính. 

    • Dấu giáp lai

    Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên  để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

    Thông thường khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu. Đối với hợp đồng có nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai 1 lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết các trang của hợp đồng đó và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp với con dấu của doanh nghiệp.

     

    Dấu treo và dấu giáp lai mặc dù đều sử dụng con dấu để đóng vào văn bản được ban hành tuy nhiên liệu chúng có khẳng định giá trị pháp lý của văn bản hay không vẫn còn là một vấn đề chưa rõ ràng. Nhìn chung, giá trị pháp lý của văn bản có thể không chỉ được xác định qua dấu treo và giáp la mà còn căn cứ vào các yếu tố khác như chữ ký của người có thẩm quyền, hơn nữa, việc đóng dấu treo hay dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó, do đó, cần tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau để đưa ra nhận định.

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    145468 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #454788   27/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Hiện tại việc quy định về con dấu của doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2016.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    1. Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
    2. Nghị định này không điều chỉnh đối với:
    a) Quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
    b) Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký.

    Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu
    1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
    2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
    4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
    Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
    b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
    c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

     

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #455675   02/06/2017

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    minhlong3110 viết:

    Hiện tại việc quy định về con dấu của doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2016.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    1. Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
    2. Nghị định này không điều chỉnh đối với:
    a) Quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
    b) Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký.

    Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu
    1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
    2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
    4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
    Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
    b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
    c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

    Bạn có đọc khoản 2 Điều 1 mà bạn chích dẫn chưa?

     
    Báo quản trị |  
  • #455765   02/06/2017

    Dấu treo và dấu giáp lai mặc dù đều sử dụng con dấu để đóng vào văn bản được ban hành tuy nhiên chúng không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản. Giá trị pháp lý của văn bản được khẳng định bởi con dấu đóng 1/3 chữ ký của người có thẩm quyền. Việc đóng dấu treo hay dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó. Pháp luật Việt Nam đang bỏ dần quy định về con dấu, như vậy việc loại bỏ dấu treo và giáp lai cũng phù hợp với tình hình thực tế.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    Vinasc (27/04/2018)
  • #487449   19/03/2018

    nhiaka
    nhiaka

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    sỐ LƯỢNG CON DẤU CÓ THỂ BẰNG 0 (KHÔNG) MÀ

    (Yêu cầu bạn lần sau tham gia thảo luận phải viết bằng tiếng Việt có dấu và không sử dụng toàn bộ bằng chữ in hoa, nếu không chúng tôi sẽ xóa tất cả bài viết của bạn)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #494947   24/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Có thể thấy hai cách đóng dấu khiến nhiều người thắc mắc và nhầm lẫn.. Ngoài ra hai loại này  còn có những loại dấu khác như: dấu chữ ký, dấu sao y bản chính, dấu bản vẽ hoàn công,... thực tế dù đóng dấu treo hay dấu giáp lai thì cũng tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó. Trường hợp mọi người muốn tìm hiểu thêm về cách quản lý sử dụng con dấu doanh nghiệp có thể tham khảo tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495648   30/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Theo quy định hiện giờ thì tại Khoản 3, Điều 26, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP quy định về đóng dấu,cụ thể như sau: "Việc đóng dấu lên các phụ lục  kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục".

    Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính. Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498728   05/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Dấu treo và dấu giáp lai mặc dù đều sử dụng con dấu để đóng vào văn bản được ban hành tuy nhiên chúng không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản. Giá trị pháp lý của văn bản được khẳng định bởi con dấu đóng 1/3 chữ ký của người có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #498764   05/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Mình có gặp một vấn đề này. Mong được giải đáp:

    Bên bán đưa bảng dung tích xăng dầu cho bên mua, nhưng chỉ có chữ ký ở trang đầu tiên. Các trang phụ lục đi kèm phía sau không có chữ ký cũng không có dấu giáp lai, vậy bảng dung tích giao nhận xăng dầu đó có hợp lệ khôg?

     
    Báo quản trị |  
  • #500841   29/08/2018

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    Mydung0407 viết:

    Mình có gặp một vấn đề này. Mong được giải đáp:

    Bên bán đưa bảng dung tích xăng dầu cho bên mua, nhưng chỉ có chữ ký ở trang đầu tiên. Các trang phụ lục đi kèm phía sau không có chữ ký cũng không có dấu giáp lai, vậy bảng dung tích giao nhận xăng dầu đó có hợp lệ khôg?

    Vì không có hình ảnh văn bản cụ thể nên cũng khó để xác định, tuy nhiên bạn có thể xem lại các phụ lục có ghi ban hành kèm theo văn bản số xyz (trang đầu) có chữ ký của người có thẩm quyền không? Nếu có thì có thể chấp nhận được! Còn nếu không thì nên đề nghị phia đối tác đóng dấu giáp lai vào cho chắc :)

     
    Báo quản trị |  
  • #501737   09/09/2018

    Hiện nay Luật doanh nghiệp 2014 không còn đề cập đến dấu treo hay dấu giáp lai của doanh nghiệp nữa. Mặc dù pháp luật doanh nghiệp không đề cập về việc sử dung dấu giáp lai tuy nhiên tầm quan trọng của dấu giáp lai luôn được để cao. Bởi vì nếu không có con dấu giáp lai thì không thể xác định được tính pháp lý của văn bản là thật hay giải hay có bị sửa đổi, thay thế không ?
     
     
    Báo quản trị |  
  • #501780   10/09/2018

    vutheanh87
    vutheanh87

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 9 lần


    baotoan2703 viết:

    Hiện nay Luật doanh nghiệp 2014 không còn đề cập đến dấu treo hay dấu giáp lai của doanh nghiệp nữa. Mặc dù pháp luật doanh nghiệp không đề cập về việc sử dung dấu giáp lai tuy nhiên tầm quan trọng của dấu giáp lai luôn được để cao. Bởi vì nếu không có con dấu giáp lai thì không thể xác định được tính pháp lý của văn bản là thật hay giải hay có bị sửa đổi, thay thế không ?
     
    Thực ra thì có thể dùng cách ký nhát từng trang để đảm bảo tính giá trị và chống sửa chữa. Song nếu các văn bản/hợp đồng mà nhiều trang thì dùng cách này không tiên bằng dấu giáp lai. Nói chung dấu treo/giáp lai là 1 cách sử dụng con dấu đã được thực hành nhiều năm trong thực tiễn nên co thể coi nó như là "tiền lệ pháp"! Đấy là quan điểm cá nhân của mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #518307   16/05/2019

    Bác ubndxadongthanh đặt câu hỏi rất hay. Mình xin cung cấp thêm một thông tin như sau:

    Nếu trong trường hợp viết vào sổ hộ tịch bị sai thì người lập hộ tịch không được tẩy xóa vào đoạn văn bản đó mà phải gạch đi rồi viết lên trên, việc sai sót này phải được trình thủ trưởng cơ quan đơn vị để đóng mộc của cơ quan lên (thủ tục giống như bác nói!) Còn đối với giấy tờ hộ tịch, công chức viết sai phải lập lại giấy mới chứ không thực hiện thủ tục gạch bỏ rồi viết lên trên, đóng mộc cơ quan được.

     
    Báo quản trị |  
  • #522379   30/06/2019

    Bạn cho mình hỏi trường hợp doanh nghiệp đứng ra ký hợp đồng (bất kỳ loại hợp đồng nào) nhưng chỉ có người đại diện theo pháp luật ký thôi chứ không có đóng dấu của doanh nghiệp lên chữ ký của người này, cũng không có đóng dấu giáp lai. Như vậy hợp đồng này có hiệu lực hay không? Có vi phạm quy định gì hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #533969   30/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Cho mình hỏi nếu doanh nghiệp ký kết văn bản giấy tờ hoặc ký kết hợp đồng có nhiều trang nhưng không có giáp lai thì có đảm bảo giá trị về hiệu lực, pháp lý của hợp đồng, văn bản. Nếu vẫn có giá trị như bình thường thì nếu có trường hợp bị sửa đổi thì giải quyết sao ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #534010   30/11/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Hiện không có quy định chung về việc đóng dấu giáp lai mà vấn đề này sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành cụ thể ban hành. Bộ trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ.Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành là những người đứng đầu một ngành nào đó; một bộ, cơ quan ngang bộ thì có thể có nhiều ngành ví như Bộ Tài chính bao gồm một số ngành: tổng cục hải quan, tổng cục thuế, kho bạc nhà nước... Không phải ngành nào cũng đều ban hành văn bản hướng dẫn về việc đóng dấu giáp lai này.

     
    Báo quản trị |  
  • #550485   29/06/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn

    Trong trường hợp đóng giáp lai, thông thường sẽ đóng giáp lai 05 tờ. Trường hợp có nhiều tờ thì sẽ đóng giáp lai nhiều lần, trường hợp đóng giáp lai nhiều lần thì ở trang chuyển dấu giáp lai sẽ được đóng 02 lần. Cụ thể như, hợp đồng có 9 trang thì đóng giáp lai lần 1 lên trang số 1 2 3 4 5, giáp lai lần 2 lên trang 5 6 7 8 9. Như vậy sẽ đảm bảo được các trang trong hợp đồng được thống nhất.  

     
    Báo quản trị |  
  • #571109   03/05/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hiện nay về mặt văn bản pháp luật thì không có quy định cụ thể cho 2 loại đóng dấu này. Văn bản chỉ giao về cho từng đơn vị, tổ chức tự quản lý và hướng dẫn sử dụng hai cách đóng dấu này thôi, do đó, cũng chưa có cách áp dụng gọi là thống nhất và hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #571125   04/05/2021

    hatienpcghtk
    hatienpcghtk

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2021
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 12 lần


    Bạn có thể giải thích cho mình nghĩa của từ lỗi thời mà bạn đang dùng trong câu được không ạ.

    Vì theo mình biết lỗi thời và sắp hết hiệu lực trong câu của bạn không đồng nghĩa với nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #571132   04/05/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hatienpcghtk viết:

    Bạn có thể giải thích cho mình nghĩa của từ lỗi thời mà bạn đang dùng trong câu được không ạ.

    Vì theo mình biết lỗi thời và sắp hết hiệu lực trong câu của bạn không đồng nghĩa với nhau.

    Giải thích câu chữ từ 5 năm trước thì có ý nghĩa gì nữa? Dù sao thì bây giờ nghị định đó cũng đã hết hiệu lực từ lâu rồi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579923   29/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn. Theo chia sẻ của bạn có thể hiểu dấu treo và dấu giáp lai khẳng định văn bản được đóng là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ. Mặc dù trong các văn bản pháp luật không đề cập đến giá trị pháp lý của dấu treo cũng như dấu giáp lai, nhưng theo quan điểm của mình, việc đóng và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là khi phát sinh tranh chấp trước tòa án, dấu giáp lai hoặc dấu treo góp phần đóng vai trò là một tài liệu, chứng cứ.

     
    Báo quản trị |