hominhdaklak viết:
Theo mình nghĩ, trong tình huống như thế này, nếu áp dụng điều 120 thì quả thực không chính xác với tính chất và hành vi mà thực tế đã phát sinh. Bởi lẽ điều 120 qui định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Trẻ em không phải là một món hàng và cũng không thuộc quyền sở hữu của bất cứ ai, (kể cả cha mẹ của e đó). Trẻ em cũng là một chủ thể của pháp luật (quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt).
Không hiểu sao bạn lại đưa ra một lập luận như thế này, nó vừa lủng củng vừa chẳng có ý nghĩa gì trong việc định tội danh cả.
hominhdaklak viết:
Đúng ra trong trường hợp này phải là phạm tội bắt cóc người (trong đó bắt có trẻ em là một khoản của điều luật để tăng khung hình phạt). Tuy nhiên, BLHS sửa đổi không qui định nên đành miễn cưỡng áp dụng điều luật này vậy.
Và cả ở đây nữa. Hành vi mà topic nêu ra cũng là một dạng của hành vi bắt cóc. Nhưng để xác định tội danh là bắt cóc thì dấu hiệu bắt buộc của nó phải là người phạm tội phải có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Còn ở đây, như
#0072bc;">dinhtat_hsb đã nói, thì hành vi của người phạm tội không nhằm mục đích này nên không thể cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 134 BLHS được.
Tệ nhất là đoạn được in đậm ở trên. Bạn suy nghĩ thế nào mà bảo BLHS sửa đổi không quy định tội bắt cóc nên mới phải miễn cưỡng áp dụng Điều 120.
Luật sửa đổi khong đả động gì đến Điều 134 BLHS 1999 thì có nghĩa là Điều 134 nó còn nguyên hiệu lực chứ nó có mất đi đâu đâu.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!