Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn về vấn đề của bạn như sau:
1.Ông bà bạn có quyền lập di chúc không cho bố bạn hưởng thừa kế, theo quy định tại điều 648 về quyền của người lập di chúc:
“Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”
2.
Điều 637 BLDS quy định rõ việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại của những người thừa kế như sau:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”
+ Nếu bố bạn qua đời để lại di chúc không cho bạn hưởng thừa kế thì bạn không có trách nhiệm trả món nợ trên
+ Nếu bố bạn qua đời không để lại di chúc, thì phần di sản thừa kế bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo hàng thừa kế. Do đó bạn và các đồng thừa kế khác có trách nhiệm hoàn trả món nợ trên, nhưng không vượt quá phần tài sản thừa kế được nhận.
3. Trong trường hợp con cái có tài sản mà mất đi (không có di chúc gì), theo quy định tại điều 676 BLDS, bố bạn sẽ được hưởng thừa kế và có trách nhiệm thi hành quyết định bồi thường.
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”
Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ: sđt: 0473058789