Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác

Chủ đề   RSS   
  • #10921 17/07/2008

    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục Khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị, tố cáo, tố giác

    Ông  Phó Chủ tịch quận KT Chủ tịch quận cấp phép xây dựng cho hộ liền kề nhà ông A,  dt hợp pháp chỉ có 33,37 m2 mà cấp phép xây dựng 52,80 m2, đã lấn sang một phần nhà ông A. Hành vi vi phạm pháp luật này là do ông Phó Chủ tịch trực tiếp gây ra, nhưng người chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định vẫn là ông Chủ tịch. Thế mà ông A tố cáo ông chủ tịch, thanh tra TP cho rằng ông Chủ tịch không có liên quan ! Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào ? Có đủ cơ sở để khiếu nại, tố cáo ông Chủ tịch không ? Tại sao ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 01:46:16 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:13:48 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:13:20 AM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 12/03/2010 11:14:48 AM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 09/03/2010 07:18:56 PM
     
    286376 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

18 Trang «<2345678>»
Thảo luận
  • #10753   05/06/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào anh Nam (theo suy đoán của tôi từ user này, nếu không đúng, anh vui lòng chỉnh lại giúp nhé!)!
    Lúc đầu, thực sự là tôi chưa hiểu hết vấn đề và cứ nghĩ chắc là anh vừa gặp vướng mắc thôi chứ không nghĩ sự việc đã đến nước này. Những vấn đề khúc mắc của anh liên quan đến các thủ tục và vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc của anh đã được TranVoThienThu nhắc đến. Điều tôi muốn chia sẻ với anh đó là thái độ làm việc của những người được trao quyền và thực hiện công vụ!
    Trong khi Đảng và nhà nước luôn đề cao thái độ làm việc của các cán bộ, công chức thì một số cán bộ công chức được ủy quyền làm công việc đó lại cứ nghĩ đó là quyền của họ, và muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Theo quy định của Pháp luật thì Luật sư và Thẩm phán có quyền ngang nhau. Luật pháp trao cho thẩm phán hay nói đúng hơn là cơ quan tòa án ủy quyền cho thẩm phán đó, đại diện cho cả một hội đồng làm trọng tài, là người cầm cân nảy mực. Ở đây không nói đến trình độ của ai hơn ai, nhưng khi người thẩm phán được trao quyền chủ tọa phiên tòa thì họ phải nghĩ rằng trách nhiệm (chứ không phải quyền) là mang lại công bằng cho tất cả các bên liên quan trên cơ sở chứng cứ của các bên liên quan và theo quy định của pháp luật. Chủ tọa phiên tòa không có quyền, mà là phải thực hiện nghĩa vụ mang lại công bằng cho các bên. Chủ tọa phiên tòa khi đứng trước hội đồng xét xử là " Nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" để xét xử và ra một bản án dựa trên cơ sở là sự tranh tụng tại tòa của các bên liên quan.
    Tuy nhiên, một số thẩm phán là chủ tọa phiên tòa hiện nay thường tự "phong" cho mình là một cái quyền "nhân danh" để làm việc theo cảm tính. Và điều này khiến cho cái cân công lý cứ nghiêng nghiêng gần như là cái bập bênh vậy. Thật đáng buồn thay!
    Một điều nữa là hiện nay, cơ chế "xin", " cho" vẫn còn. Cho nên để "xin" được thì chắc là cần phải nhiều thủ thuật khác chăng?
     
    Báo quản trị |  
  • #10754   06/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    hnam_56 thân mến, bạn có muốn tôi trao đổi thêm gì trong vụ việc của bạn không ? Tôi có học Luật nhưng không hành nghề Luật để sinh sống. Tuy vậy, khá nhiều lần tôi phải giúp bà con,người thân và bè bạn khi họ vướng vòng tố tụng về dân sự, thất bại cũng có nhưng thành công nhiều hơn. Người ta thì bảo do tôi cãi giỏi ! Còn tôi thì thấy mình may mắn khi luôn được "đối diện" với Hội đồng xét xử công tâm !
    Dù kiến thức Luật của tôi còn hạn chế nhưng tôi hứa sẽ giúp bạn hết khả năng của mình, bạn cứ tự nhiên trình bày nhé, chỉ xin lưu ý là bạn cố gắng trình bày cho dễ hiểu, càng dễ hiểu càng tư vấn chính xác bạn ạ. Thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #10755   10/06/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi đi công tác mãi hôm nay mới về mong bác TVTT và bluesea thông cảm cho sự trả lời chậm trễ của tôi nhé .
    - 1/ Xin cảm ơn sự chia xẻ của bạn bluesea dành cho chủ đề này của tôi . Chính xác như bạn nói có khá nhiều chủ tọa ( thẩm phán) phong cho mình cái quyền " sinh sát" trong tay. Tôi mạnh dạn nói vậy vì vụ việc tôi đang nêu ra là như thế . Nguyên đơn " xin" và được. Còn bị đơn không " xin" mà chỉ đưa  bằng chứng
    - bằng chứng do tự tìm lấy để bảo vệ mình ( thủ tục pháp lý công khai )
    - bằng chứng từ chính nguyên đơn cung cấp ( những gì nguyên đơn nộp gọi là bút lục )
    Nhưng cái gọi là " nhân danh" vẫn thay trắng thành đen . Công lý mà toà tuyên dựa trên lời khai chứ không dựa vào chứng cứ giấy trắng mực đen .

    2/ Tôi rất cảm ơn sự trao đổi thẳng thắn dựa trên luật của bác TVTT dành cho chủ đề này của tôi .
    - Như tôi đã trình bày ở hai chủ đề nêu ra . Nội dung chủ đề nhờ luật sư tư vấn thuộc về câu chuyện dẫn đến thẩm phán chủ tọa làm sai thủ tục tố tụng mà chính thức sau chủ đề đưa lên ở đây cùng sự góp ý chỉ dẫn về luật tôi sẽ khiếu nại với Chánh án cùng cấp cao hơn và sẽ đưa vụ việc này lên báo để công khai .
    ( hay như các bạn trong nghành luật nói với bạn tôi  : vụ việc này " đáng nể" dành cho học viện pháp luật tham khảo " học hỏi" đấy bởi vì : nó vưà dân sự, vưà xen hình sự vưà cả kinh tế và thẩm phán chịu trách nhiệm chủ tọa là thẩm phán có lẽ tiền thân xuất phát từ toà lao động cho nên không thèm đọc hồ sơ hoặc là sắp về hưu cho nên mới xử như " án bỏ túi" thế . )
    Tôi không ngại ngần nói điều đó ở đây . Bởi sự thật là thế
    - nếu không thì vị ấy nhiệt tình cho coi bút lục theo điểm D như bác TVTT nói
    - đã cho luật sư xem thông cáo văn bản gửi công ty nước ngoài
    ( trong bút lục của phúc thẩm sau này không hề có văn bản mới nhất mà chỉ có văn bản bút lục lưu lại là tờ niêm yết từ năm 2003 )
    Theo tôi hiểu để gửi một văn bản mang yếu tố nước ngoài thời gian hình như không thể 15 ngày được và thủ tục toà xơ thẩm gửi qua bộ tư pháp cũng không có ý kiến trả lời của bộ tư pháp về việc này cũng như  bất kỳ một văn bản yêu cầu nào của toà sơ thẩm được đơn vị chủ quản cấp trên nữa trả lời .
    Vậy theo bác TVTT thì điều cơ bản này thẩm phán sẽ dựa vào đâu để cho mình cái quyền " cứ xử " ?
    ( tất cả những điều tôi vưà nói trên chỉ là sau khi thua sơ thẩm lên tới phúc thẩm chúng tôi đọc hồ hơ mới biết _ trong toàn bộ bút lục nộp lên của toà sơ thẩm hoàn toàn không có bất cứ một văn bản trả lời nào của cơ quan cấp trên đó là bộ tư pháp cũng như đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài )
    - Thư gửi sang nước ngoài đều có từ năm 2003 và bị trả về với ghi chú " địa chỉ sai " ( điều này đúng vì sau 10 năm đương nhiên nếu nguyên đơn không cung cấp đúng địa chỉ hiện tại phiá nước ngoài thì sai là lẽ thường . )
    Tôi nghĩ mình rất may mắn khi đến với trang website này và được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của bác ở đây
    Theo các bác tôi có nên khởi kiện thẩm phán chủ tọa không ?
    Rất cảm ơn lần nữa .
     
    Báo quản trị |  
  • #10756   10/06/2008

    hnam_56
    hnam_56

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin gửi lại các bác bài trình bày này ở đây để tiện theo dõi

    Xin chân thành cảm ơn sự trả lời tư vấn của bác duonghien . Có thể vì chúng tôi không học luật, cũng không rành về luật pháp tại Việt Nam nên không biết cách trả lời của bác Xuân Hãn là đúng .  Xin trình bày với các bác ở đây : ( có thể vì lý do này dẫn đến sự không hiểu câu nói của bác XuânHãn chăng ?
    - Đại diện uỷ quyền hợp lệ của công ty B dành cho X :
    - Ngay từ đầu chủ tọa có nêu ra hỏi A ( chứ không hỏi X )
    - " A có yêu cầu X xuất trình uỷ quyền của B không ?
    -  A trả lời : - không cần
    Chủ tọa hỏi tiếp X
    - X có uỷ quyền của B không ?
    - X trả lời : không có
    Chủ tọa nói : vậy X có lỗi X phải nhận
    Như vậy lỗi tại ai trong vấn đề này ??? và trả lời của chủ tọa như thế đúng không ? dựa trên điều mấy bộ luật TTDS để tuyên ?
    YÊU CẦU : Về khởi kiện
    1/ A khởi kiện X là kiện DÂN SỰ : " đòi nợ" X
    Luật sư của X cũng nói như ý kiến này của duonghien " Công ty A trước tiên phải kiện chính công ty B, công ty B tồn tại hay không phải căn cứ trên hợp đồng đã ký theo tên và con dấu của công ty B."
    - A không yêu cầu X xuất trình uỷ quyền là lỗi của A . X là người ký thay B như thế chỉ có nghĩa vụ liên quan trong phiên xử chứ không phải bị đơn .
    - Dựa trên tất cả những chứng từ A nộp cho toà cho thấy X
    -  cũng như ý kiến duonghien đưa ra : TA kết luận cá nhân X phải trả khoản nợ cho công ty A với tư cách cá nhân là chưa thuyết phục, trừ khi có giấy tờ khác. Vì “bảng đối chiếu công nợ” mà X ký không có nghĩa là X thừa nhận và đồng ý làm người đảm bảo cá nhân trong việc thanh toán hợp đồng này cho A.
    - Lật lại vấn đề : nếu X ( thân chủ ) có nợ như A nói và TA không công nhận X ký đối chiếu công nợ là do A dùng vũ lực dùng sự quen biết với CA để ép X ký thì " khoản nợ " xuất phát từ hợp đồng mua bán ngoại thương hay HĐ khung nào ? đề nghị nguyên đơn đưa chứng cứ cho TA
    Chủ tọa tuyên rằng : xuất phát từ hợp đồng thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu X ký thay B và gửi sang nước ngoài đóng dấu
    - Luật sư nói rằng : Theo những bút lục A nộp cho toà chúng tôi không thấy khoản nợ A đòi X xuất phát từ hợp đồng nào hết . Hợp đồng X ký thay B theo kế toán của A và A đã nộp cho toà, theo những tờ khai hải quan cũng không thấy số tiền A đòi X trả thay B nằm ở đâu ? như thế X không có nợ A và B thực chất cũng không nợ B
    + Chủ toạ nói : TA tuyên nợ là nợ không cần biết hợp đồng khung nào hết .  Nợ đó X phải trả cho A vì X ký vào bảng đối chiếu nợ cho A , ngoài số nợ đó X phải trả cả lãi phát sinh do nợ trong 10 năm là 7%năm TA dựa theo quyết định  309 của ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 10/9/1998 do Thống Đốc ký  về mức lãi xuất cho vay và lãi xuất nợ quá hạn ) TA quyết định....X nợ A và X phải trả số nợ ghi trên bảng đối chiếu cùng mức lãi
    ( theo tôi biết khi đi tìm hiểu thư viện pháp luật ở trang websiter này thì nghị quyết 309 của ngân hàng là dành cho các tổ chức ngân tín dụng cho vay)  chứ không phải dành cho trường hợp những khoản nợ có thật giữa các tổ chức kinh tế với nhau .
    Thậm chí nếu các tổ chức kinh tế vay nợ nhau mà không xác định ngày trả và nếu quá hạn sẽ chịu phạt thì cũng không thể áp dụng nghị quyết này .

    Là những luật sư cũng như thẩm phán tham gia diễn đàn này tôi xin hỏi như thế  khởi kiện của A đã đúng chưa và TA có tuyên đúng hay không ?
    Trân trọng .
     
    Báo quản trị |  
  • #10757   17/04/2009

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Nghe  vụ này quen quen thế nhỉ

    Trích dẫn:
    Bác ấy mới đọc sơ qua "hồ sơ" bằng vài dòng viết đã tuyên câu xanh rờn " có dấu hiệu lưà đảo ... " cũng thật ngộ . Và khi tôi đưa ra những kế tiếp thì các bác im luôn .

    Thì Nguyên đơn đang lừa đảo Toà chứ có phải bác Nam lừa đảo đâu mà bức xúc thế hở .
    Tôi nói thật, các bác ở đây toàn luật sư cả, các bác ấy rồi sẽ phải đụng các Thẩm phán, chả bác nào dám nói với bác Nam những lời cần nghe như bác TVTT đâu .
    Trích dẫn:
    Theo các bác tôi có nên khởi kiện thẩm phán chủ tọa không ?

    Bác khởi kiện làm gì ? bà ta đã hạ cánh an toàn rồi . 50 triệu cho cái lệnh cấm bác xuất cảnh và 50 triệu cho bản án hợp ý Nguyên đơn .
    Tóm lại bác đã mất cơ hội khởi kiện và bị thua thiệt tôi đồng cảm với bác

     
    Báo quản trị |  
  • #23877   29/07/2008

    dakhuc0304
    dakhuc0304

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ông A đã thoả thuận với tôi cho ông A mượn xe máy của tôi để đi cầm cố với giá 2 triệu đồng, khi cầm cố tôi đã

    ông A đã thoả thuận với tôi về việc cho ông A mượn xe máy của tôi để cầm cố, khi lập hợp đồng cầm cố có cả tôi và ông A, người đứng tên để cầm cố là tôi. Sau vài  ngày ông A có mời tôi đi nhậu với số tiền khaỏng 3-4 trăm ngàn đồng. Nay tôi đến đòi tiền lại thì Ông A cho rằng số tiền cầm xe (2triệu đồng) đó ông A đã mời tôi đi nhậu hết rồi nên ông A không chấp nhận trả tiền lại cho tôi để tôi chuộc lại xe máy của mình. Xin nhờ thư viện cho tôi biết: tôi nên khởi kiện ông A hay khởi kiện chủ tiệm cầm đồ để láy lại xe máy của mình.
    Trân trọng cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #23878   16/06/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Không thể kiện để đòi xe

    Theo tôi, bạn không thể kiện chủ tiện cầm đồ để đòi lại xe máy được vì việc cầm xe này là hoàn toàn hợp pháp. Để lấy xe về, bạn phải trả tiền cầm xe và tiền lãi cho người cầm xe của bạn vì hợp đồng cầm xe được thiết lập giữa bạn với người cầm xe chứ không phải giữa ông A với người cầm xe.

    Bạn cũng không thể kiện ông A để đòi lại xe được vì ông A đâu có giữ xe của bạn (A không mượn xe của bạn) mà thực tế là bạn cầm xe để lấy tiền cho A mượn.

    Vì vậy, bạn có thể kiện A để đòi lại tiền chứ không phải là đòi lại xe.

    Việc Ông A cho rằng số tiền cầm xe (2triệu đồng) đó ông A đã mời bạn đi nhậu hết rồi nên ông A không chấp nhận trả tiền lại cho bạn để bạn chuộc lại xe máy của bạn là không có cơ sở. Bởi lẽ, việc mời ăn nhậu và nghĩa vụ trả nợ là hoàn toàn khác nhau. Mời an nhậu để cấn trừ nghĩa vụ trả nợ là hết sức phi lý.
     
    Báo quản trị |  
  • #18788   14/07/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Thắc mắc về việc giải quyết khiếu nại kéo dài

    Tôi có một người quen đã gửi đơn khiếu nại suốt hơn 20 năm nay đến chủ tịch UBND tỉnh gần 2000 lá đơn, nhưng không được trả lời. Cho đến mãi gần đây, khi chính phủ về làm việc, người quen của tôi mới được ông chủ tịch tỉnh trả lời đơn của ông bị bác.
    Vì sao người quen của tôi phải mất một thời gian dài hơn 4 năm với gần 2000 đơn khiếu nại mới được trả lời đơn bị bác?
    Cơ chế giải quyết khiếu nại của Việt Nam như thế nào mà ông chủ tịch tỉnh có quyền để lâu như vây?
    Xin trả lời giúp tôi vào email pinkuemi@yahoo.com

    (Trích từ hộp thư góp ý của TVPL, ngày 12/7/2008)



     
    Báo quản trị |  
  • #18789   14/07/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    ok

    Đây tôi không thể nói rõ cho bạn biết được vì thời gian không cho phép. Tôi chỉ có thể bảo để bạn tham khảo thêm trình tự, thủ tục giải quyết Khiếu nại, tố cáo đó là: Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005. Bạn không có trong tay các Luật trên thì có thể tham khảo tại các trang thông tin như: Thư viện Pháp luật này chẳng hạn. Chúc may mắn!
     
    Báo quản trị |  
  • #18790   17/07/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

    Cảm ơn thành viên xmen_8711 đã trả lời

    Bài viết trên mình trích từ hộp thư góp ý nên xin viết bài phản hồi dưới đây như sau:

    Trước tiên, người khiếu nại cần hiểu rõ và thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật:

    1/ Quyền của người khiếu nại gồm:

    - Tự mình khiếu nại

    - Uỷ quyền người khác khiếu nại

    - Nhờ luật sư giúp đỡ

    - Đưa ra bằng chứng và biết các bằng chứng liên quan việc khiếu nại

    - Nhận văn bản trả lời, hoặc quyết định giải quyết khiếu nại, thông tin tài liệu căn cứ giải quyết khiếu nại.

    - Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án

    - Rút khiếu nại

    2/ Nghĩa vụ của người khiếu nại:

    - Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết

    - Trình bày trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại.

    - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

    3/ Các trường hợp không thụ lý để giải quyết khiếu nại:

    - Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

    - Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

    - Người đại diện không hợp pháp;

    - Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;

    - Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

    - Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án

    Như vậy, nếu bạn không nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình ví dụ như:

    - Sự việc còn trong thời hạn khiếu nại, khiếu nại tiếp hay không

    - Nộp đơn khiếu nại không đúng người có thẩm quyền giải quyết

    - Không thể cung cấp bằng chứng, trình bày thông tin không chính xác.

    - Không sử dụng quyền nhận văn bản, quyết định giải quyết

    - Không sử dụng quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án đúng quy định

    Thì bạn sẽ đi tới đi lui, mất thời gian, đơn từ mà không giải quyết được gì.

    Thứ hai, chúng ta cần tìm hiểu ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

    - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

    - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

    1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

    2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

    - Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương: giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

    - Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

    2- Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 21 của Luật này đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

    - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

    2. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;

    3. Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

    - Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ: giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ:

    1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

    2. Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật khiếu nại, tố cáo đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;

    3. Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành mình mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại

    - Tổng thanh tra: Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;

    Thứ ba, tìm hiểu thời gian giải quyết đơn:

    1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

    Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

    2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người đó.

    Thứ tư, tìm hiểu về cách xử lý khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại:

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

    Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh

    Trong trường hợp khiếu nại tiếp thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho người giải quyết khiếu nại lần hai.”

    Như vậy, khi nộp đơn bạn phải giữ biên nhận, và theo dõi ngày hẹn giải quyết, hết thời hạn quy định trên mà vẫn không có văn bản trả lời hay quyết định giải quyết thì bạn có quyền kiến nghị với cấp trên để xem xét xử lý kỷ luật người không giải quyết khiếu nại.

    Và tiếp theo 30 - 45 ngày nữa, nếu vẫn không có văn bản trả lời hay quyết định giải quyết hoặc tiếp theo 30- 45 ngày kể từ ngày có văn bản trả lời hay quyết định giải quyết nhưng bạn không đồng ý thì bạn có quyền chọn một trong 2 cách:

    1/ Khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nếu có.

    2/ khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh

    Thứ năm, tìm hiểu về việc giải quyết khiếu nại lần hai:

    1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

    Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

    2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người đó

    3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

    Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được công bố công khai.

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại lần hai không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

    Cuối cùng, quyết định nào là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực?

    Theo khoản 16 điều 2 đã được sửa đổi bổ sung của Luật khiếu nại, tố cáo thì: Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

     

    Bài viết đã khá dài, xin tạm dừng tại đây.

    Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của người gửi thư và các thành viên khác cho chủ đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #23814   29/07/2008

    lawviet2008
    lawviet2008

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Do không hiểu về tài sản sở hữu chung và di sản thừa kế nên Toà án không thụ lý đơn khởi kiện?

    Do không hiểu về tài sản sở hữu chung và di sản thừa kế nên Toà án không thụ lý đơn khởi kiện?

    Dì tôi đã khởi kiện về chia di sản thừa kế, Toà án không thụ lý đơn. Năm 2006 dì tôi làm bổ sung đơn khởi kiện v/v chia tài sản sở hữu chung (tài sản là đất nhà đã trước bạ thuế 1964). Như vậy Toà án xử lý đúng không? Anh ruột của dì tôi đã làm đơn khước từ di sản thừa kế là nhà đất, vậy các con của anh ruột dì tôi có ảnh hưởng quyền lợi chia tài sản này như thế nào?
    LSTV vui lòng trả lời giúp.
    Trân trọng cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #23815   09/06/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Chà!
    Mình tìm thấy một câu hỏi bạn đang hỏi tiếp ở đây như sau:

    Nam 2005 chi ruot toi khoi kien chia tai san thua ke ( do khong hieu ro luat phap-vi day la tai san so huu chung la nha dat da truoc ba 1964) gia dinh toi gom co 04 nguoi anh em ruot. Anh toi damat 2000 co 03 con, 02 chi toi doc than va toi la em ut. Chi toi da lam khuoc tu di san 1991. Cha me da mat  va tai san nay do 04 dung so huu chung 1964. Vay viec khoi kien duoc phan chia ra sao? Chi toi lam khuoc tu di san nay co bi anh huong den quyen loi khong? Va mot nguoi chi ke da mat lam di chuc cho chau trong gia dinh ( di chuc duoc 02 nguoi trong gia dinh lamchung va dia phuong xac nhan). Vay di chuc nay co hop le khong?

    (http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVQD&id=1056)

    Cuối cùng, mình không hiểu như thế nào nữa: sao lúc là dì lúc là chị ruột? Dù muốn trả lời nhưng mình cũng bó tay.
     
    Báo quản trị |  
  • #23816   09/06/2008

    lawviet2008
    lawviet2008

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hai cau hoi la 02 truong hop khac nhau va doc lap.

    Rat mong duoc su thao luan chung va LSTV
    Tran trong
     
    Báo quản trị |  
  • #23817   09/06/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Phản hồi cho bạn lawviet2008.

        Nếu người khởi kiện làm đơn khởi kiện không đúng, Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn để người làm đơn chỉnh sửa cho phù hợp.
        Trường hợp bạn trình bày, nếu di sản để lại là của ông bà ngoại của bạn, ông bà ngoại mất không có di chúc, thì chia thừa kế theo pháp luật, chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, gồm tất cả các con của ông bà ngoại của bạn (nếu ông bà cố cũng đã mất), trừ trường hợp các đồng thừa kế có thỏa thuận khác. Vì vậy, bạn không cần phải bận tâm đến các con của anh ruột dì bạn làm chi cho phức tạp. Nếu anh ruột của dì bạn đã làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của cha mẹ thì phần của ông ta được hưởng sẽ chia cho những người đồng thừa kế còn lại, quan trọng là việc từ chối nhận di sản có đúng quy định pháp luật không.  Và khi có tranh chấp về di sản trên thì tùy từng trường hợp, thời hiệu khởi kiện về thừa kế còn hay hết, mà áp dụng pháp luật về thừa kế hoặc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
        (Một câu hỏi tương tự của bạn ngày 31/5/2008, tôi cũng vừa có bài phản hồi thứ 2, bạn vui lòng tham khảo thêm để được rõ hơn).
        Trân trọng chào.

     
    Báo quản trị |  
  • #23818   10/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Trước đây dì của bạn khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng Toà không thụ lý, rất có thể là do dì của bạn đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Sau đó, cũng di sản đó, nhưng dì của bạn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung thì được Toà thụ lý thì chắc chắn dì của bạn có chứng cứ chứng minh di sản này là tài sản chung chưa chia của một số người nào đó cho nên việc Toà thụ lý giải quyết trường hợp này là phù hợp với Tiết a điểm 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/802004 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao.
             Nếu anh của dì bạn đã có văn bản hợp pháp từ chối nhận di sản thừa kế là Nhà, đất thì Nhà, đất này đã không là tài sản của ông ta, người  cha đã không có tài sản thì con của ông ta có gì để chia mà sợ ảnh hưởng quyền lợi hả bạn ?
     
    Báo quản trị |  
  • #19973   24/09/2008

    bachkinh
    bachkinh

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin hỏi thủ tục đền bù đất tại thừa thiên huế và thủ tuc kiện tụng và khiếu nại về đất đai

    xin hỏi luật sư của diễn đàn về thủ tục đền bù đất đai tại huế và thủ tục kiện cáo về nhà đất như thế nào ?
    nếu được thì xin tư vấn ở đâu tại tp hcm
    tôi dang làm việc tại tp
    cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #19974   24/09/2008

    Dan_khong_chuyen
    Dan_khong_chuyen

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2008
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục đền bù đất tại thừa thiên huế và thủ tuc kiện tụng và khiếu nại về đất đai

        Bạn nên tham khảo trước các văn bản sau:
        - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
        - Luật Khiếu nại, tố cáo (đã sửa đổi, bổ sung) và Luật Đất đai (xem mục về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai).
        Còn về giá đất tại Thừa Thiên-Huế bạn nên vào trang web của UBND tỉnh này để tìm văn bản của UBND tỉnh ban hành khung giá các loại đất trên địa bàn của địa phương.
     
    Báo quản trị |  
  • #14137   07/10/2008

    ikebana7485
    ikebana7485

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn xin rút đơn khởi kiện

    Có bạn nào có Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện không? Nếu có thì gửi giúp mình với nhé, Cám ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #14138   05/08/2008

    thachhan
    thachhan

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cũng như những mẫu đơn bình thường khác thôi!

    Việc rút đơn khởi kiện đơn giản hơn việc bạn khởi kiện nhiều. Cho nên viết đơn khởi kiện mình nghĩ cũng đơn giản. Trong nội dung đơn, bạn cần ghi rõ: lý do viết đơn: xin rút lại việc khởi kiện đã nộp tại Tòa....ngày...tháng....năm kiện về việc.......
    lý do rút đơn...
    Trong trường hợp này, bạn không được trả lại tiền tạm ứng án phí
     
    Báo quản trị |  
  • #24728   28/09/2009

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Trong vụ án dân sự khi nào yêu cầu của bị đơn được chấp nhận là yêu cầu phản tố?

    Trong vụ án dân sự khi nào yêu cầu của bị đơn được chấp nhận là yêu cầu phản tố?
     
    Báo quản trị |