Tập hợp những câu hỏi liên quan đến Đất đai, nhà cửa

Chủ đề   RSS   
  • #269628 17/06/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Tập hợp những câu hỏi liên quan đến Đất đai, nhà cửa

    Tôi có 1 trường hợp nhờ luật sư tư vấn giúp thế nào cho chặt chẽ và hợp pháp. 

    Ông bà  tôi có 9 người con tất cả: 3 trai, 6 gái. Ông tôi đã mất cách đây nhiều năm, nhưng không để lại di chúc, bà tôi năm nay cũng nhiều tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, muốn nhờ tôi soạn giúp 1 bản di chúc để đề phòng bất trắc. 
    Ông bà có 1 mảnh đất ( tài sản chung), hiện có 4 người con sống trên mảnh đất này ( chia làm 4 ngôi nhà biệt lập, 4 số nhà khác nhau), những người con còn lại ở xa, và đều đồng ý là để mảnh đất này cho 4 người hiện đang ở. 

    Vậy sẽ phải soạn di chúc như thế nào? Cần những ai kí vào? có cần người làm chứng không?( ai có thể làm chứng), có cần xác nhận gì của pháp luật như công chứng ...( vì bà không viết được nên nhờ tôi đánh máy) như vậy thì liệu có hợp pháp không?
     Và sau khi có bản di chúc như thế thì việc làm sổ đỏ như thế nào để thuận lợi cho việc mỗi gia đình người con có thể cho thuê hoặc bán nhà mà không bị liên quan, ảnh hưởng cũng như tránh khả năng có thể xảy ra tranh chấp sau này.  
    Nhân tiện Tết này, nhưg người con ở xa về tụ họp gia đình nên bà muốn lập di chúc. 
    Mong sớm nhận được hồi âm của các luật sư.
    Tôi chân thành cám ơn! 

    (Đặng Thị Kim Oanh)

     

    Chào bạn! luật sư Nguyễn Đức Long tư vấn cho bạn như sau:
     
    Bạn không nói rõ thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, hiện giờ ai đang đứng tên. Theo thông tin bạn cung cấp, Luật sư tư vấn như sau:
     
    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người làm chứng cho việc lập di chúc không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 654, 656 Bộ luật dân sự năm 2005).
     
    Bạn có thể ghi nhận lại nội dung di chúc rồi đánh máy thành văn bản cho bà bạn mà không làm mất đi hiệu lực của bản di chúc, việc nhờ người là chứng trong trường hợp này là rất cần thiết vì nó ảnh hưởng đến hiệu lực của bản di chúc, nếu thửa đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì văn phòng công chứng không có quyền xác nhận vào bản di chúc này. Tuy nhiên, để soạn thảo bản di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật không hề đơn giản (sai một ly đi một dặm). Để tránh những tranh chấp xảy ra sau này, bạn nên nhờ một luật sư giúp bà bạn.
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:36:23 SA Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:26:15 SA
     
    168090 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #269629   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Người VN định cư ở nước ngoài nhận chuyển quyền SDĐ

    Tôi muốn hỏi luật sư một sự việc như sau: NGười việt nam đinh cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng QSDĐ hay ko? Tôi có ông chú muốn về việt nam mua đất đẻ sau này về già ông ở, nhưng liên hệ văn phòng tài nguyên thị cơ quan đó trả lời phài là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được trở về VN có visa miển thị thực từ 3 tháng trở lên mới được nhận thừa kế 1 căn nhà hoặc 1 căn hộ chungc ư, Nhu vậy có đúng ko? Nhờ luật sư tu vấn cho em mây cái quy định để e tìm hiểu them. XIn cám ơn nhiều
     
     (Cao Thị Thúy Phương)
     
    Chào bạn! luật sư Đinh xuân Hồng tư vấn cho bạn như sau:
     
    Theo quy định Điều 126 Luật Nhà ở về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
     
    "1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
    a) Người có quốc tịch Việt Nam;
    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
     
    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
     
    Do đó, trường hợp của chú bạn có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
     
    Chúc thuận lợi!
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:35:53 SA Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:30:19 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #269648   17/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    danusa viết:

    Tôi muốn hỏi luật sư một sự việc như sau: NGười việt nam đinh cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng QSDĐ hay ko? Tôi có ông chú muốn về việt nam mua đất đẻ sau này về già ông ở, nhưng liên hệ văn phòng tài nguyên thị cơ quan đó trả lời phài là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được trở về VN có visa miển thị thực từ 3 tháng trở lên mới được nhận thừa kế 1 căn nhà hoặc 1 căn hộ chungc ư, Nhu vậy có đúng ko? Nhờ luật sư tu vấn cho em mây cái quy định để e tìm hiểu them. XIn cám ơn nhiều
     
     (Cao Thị Thúy Phương)
     
    Chào bạn! luật sư Đinh xuân Hồng tư vấn cho bạn như sau:
     
    Theo quy định Điều 126 Luật Nhà ở về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
     
    "1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
    a) Người có quốc tịch Việt Nam;
    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
     
    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
     
    Do đó, trường hợp của chú bạn có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
     
    Chúc thuận lợi!

    Tôi thấy câu trả lời cho tình huống này là chưa đầy đủ và chưa đúng.

    + Chưa đầy đủ ở chỗ: câu hỏi vừa liên quan đến đất, vừa liên quan đến nhà. Vậy thì trước hết phải căn cứ vào quy định của Luật đất đai trước đã. 

    Câu hỏi đặt ra là: "Người VN định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển QSD đất hay không?"

    Khoản 1 Điều 121 Luật đất đai (sửa đổi năm 2009) quy định: 

    Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

    Như vậy, người VN định cư ở nước ngoài chỉ có quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại VN, chứ không có quyền chuyển nhượng QSD đất ở mà không gắn liền với nhà ở. 

    + Chưa đúng ở chỗ: theo nội dung câu hỏi thì ông chú của Cao Thị Thúy Phương muốn mua đất trước để sau này về già mới về ở. Như vậy thì khẳng định: "Trường hợp của chú bạn có quyền sở hữu nhà ở tại VN" là chưa đúng, vì chưa thỏa mãn điều kiện "được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên" theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật nhà ở.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nguyenvanhien1994 (02/06/2016) nguyen1253801010230 (31/03/2017)
  • #269631   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Tư vấn về quyền bán nhà

    Trước khi ông bà ngoại em còn sống có mua 1 căn nhà (lúc đó mẹ em và 1 số chú dì đang ở trên Campuchia làm ăn nên không có đóng góp tiền xây dựng , giấy chủ quyền là của ông ngoại em).
     
    Ông bà ngoại em vừa mất , không có lập di chúc kế thừa cho ai cả . Nhà em có tổng cộng khoảng 11 12 cậu dì . Trong lúc ông bà ngoại bị bệnh , các người con đều thay nhau chăm lo cho ông bà ngoại , trong đó có 1 người dì và chú dành nhiều thời gian chăm sóc cha ông bà ngoại hơn vì có thời gian . Những người còn lại vì vướng bận công việc nên chỉ chăm sóc được khi rảnh tay.
     
    Bây giờ , khi ông bà ngoại đã mất thì mọi người trong gia đình đều nói nhà này là nhà của họ , còn mẹ em thì không có quyền gì trong đó cả , mặc dù mẹ em là con ruột của ông bà ngoại . Hiện tại thì người đứng đầu sổ hộ khẩu trong gia đình là người chú , người chăm sóc ngoại em nhiều nhất.
     
    Em xin hỏi luật sư , trong trường hợp này giải quyết như thế nào ạ ?
        + Mẹ em có quyền quyết định bán nhà hay không trong trường hợp những người còn lại đều muốn bán nhà để có tiền xài ? 
        +  Việc người đứng đầu sổ hộ khẩu có quyền cho em ra khỏi sổ hộ khẩu hay không ( Có lần em bị hăm dọa sẽ cho tách khẩu vì em có cự cãi với họ lúc họ chửi bới , đổ thừa cho mẹ em . Em vai vế cháu ngoại ) . 
        + Việc họ thường xuyên đổ thừa , sỉ nhục mẹ em thì hướng giải quyết như thế nào ạ ? Bản thân em thì chỉ muốn mẹ em không bị ai nói gì vô cả . Em chỉ muốn mẹ em có thể tập trung vô làm ăn thôi.
    (Chị T.Tuấn)
     
    Luật sư Nguyễn Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:
     
    Theo qui định của pháp luật thì trường hợp của gia đình bạn là thuộc diện thừa kế theo pháp luật được qui định như sau:
     
    Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    a) Không có di chúc;
    b) Di chúc không hợp pháp;
    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
     
    Do vậy, để đảm bảo được quyền lợi của mình, mẹ bạn cần phải khởi kiện ra tòa để nhờ pháp luật can thiệp. Khi đó, mẹ bạn sẽ được tòa án xác định được hưởng bằng 1 phần ngang với những anh em còn lại. Nếu mẹ bạn muốn bán mà những người kia không đồng ý thì mẹ bạn được quyền đề nghị họ thối tiền lại tương ứng vớ phần mẹ bạn được hưởng hoặc ngược lại. Việc bạn dự định mời công an xuống giải quyết chỉ có tác dụng khi xảy ra mất trật tự công cộng nhiều lần hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trong đến nhiều người xung quanh, khi đó công an mới có cơ sở giải quyết. Cách tốt nhất bây giờ là mẹ bạn nên khởi kiện ra tòa yêu cầu phân chia di sản thừa kế kẻo hết thời hiện khởi kiện sẽ bất lợi cho mẹ 
     
    Thân chào.
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:35:00 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #269633   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Hiện nay gia đình em đang tranh chấp về việc sổ đỏ.
     
    Ngoại em có tất cả là 3 người con ..2 người con trai lớn (con riêng) và 1 người con gái út (là mẹ của em hiện nay)..nhưng lại cùng mẹ khác cha ...
    năm 1996:cậu em là người con thứ 2(con riêng của bà ngoại em) cùng với gia đình của cậu có đến xin nhà bà ngoại cho ở nhờ..cậu em có  hứa với bà ngoại và mẹ em là sau 2 năm sẽ dọn đi và cậu cũng đã có viết 1 tờ giấy cam kết ..nhưng mãi kéo đến 17 năm.Và trong khoảng thời gian đó(năm 2004) bà ngoại mất ..nhưng trước khi mất bà ngoại em mất có viết 1 tờ giấy di chúc để lại cho cậu em nhưng đến năm 2006 thì cậu mất...mẹ em lại không hề hay biết về chuyện tờ giấy di chúc đó  mãi cho đến năm 2013.
    Khi có lệnh của nhà nước về việc làm thủ tục sổ đỏ thì mợ em(là vợ của cậu)lại không đồng ý về việc làm sổ đỏ..vì gia đình em đang tranh chấp về nhà cửa.Mợ em có nói rằng:"muốn làm sổ đỏ thì phải làm 2 cái"(1 là cho mợ 1 là cho mẹ của em)..vậy theo luật sư mẹ em nên giải quyết như thế nào ..và cho em hỏi thời gian hiệu lực của giấy di chuc là bao nhiêu năm mới hết hạn
     
    Hùynh Lê My
     
    Xin chào bạn, luật sư Đặng Văn Cường (thuvienphapluat.vn) tư vấn cho bạn như sau
             
    1. Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của di chúc mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết). Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng vụ việc đủ điều kiện để giải quyết chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì di sản cũng vẫn được định đoạt theo nội dung di chúc đó (không phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện). Nếu hết thời hiệu khởi kiện, vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP nêu trên thì di chúc không còn giá trị.
           
     2. Vụ việc của gia đình bạn trước tiên phải xem lại giá trị pháp lý của di chúc. Nếu di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 652 BLDS thì mợ bạn và các em bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo di chúc đó. Nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật, di sản được chia thừa kế theo pháp luật thì mợ bạn không được quyền thừa kế mà chỉ có các em con của cậu bạn được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS. Nếu đến năm 2014, hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản của bà bạn mà mợ bạn và các em bạn chưa khởi kiện thì sau này dù có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Ai đang quản lý, sử dụng được tiếp tục sử dụng theo pháp luật.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #269635   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Đền bù giải phóng mặt bằng PMU1

    Luật sư  làm ơn cho tôi hỏi một số vấn đề mà các hộ dân sinh sông ven quốc lộ 1A đang vướng mắc: 
    _   Hiện nay nhà nước đang tiến hành mở rộng tuyến đường quốc lộ 1A đi qua  xã diễn an, huyện Diễn Châu - nghệ An, nhưng qua các cuộc họp về công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)  thì chúng tôi được thông báo là sẽ không được đền bù 8,5m thuộc hành lang giao thông. Hiện tại đất chúng tôi đang ở là đất được mua từ năm 1980, khi mua đất chính quyền xã đã cắt 7m hành lang giao thông bán cho các hộ dân ven đường và hàng năm chúng tôi vẫn phải nộp thuế đất gồm cả 7m hành lang giao thông này. Nay nhà nước lấy thêm 1,5m nữa là 8,5m và thông báo là sẽ không đền bù. Như vậy các luật sư cho chúng tôi  hỏi bây giờ làm thế nào để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình, bởi vì khi mua đất chúng tôi đã vay ngân hàng để mua và phải đến hàng chục năm mới trả xong tiền vay ngân hàng để mua đất và hàng năm vẫn phải đóng thuế đất, nay không được đền bù thì thiệt thòi quá.
    _ Vấn đề thứ hai là : Đất nhà ở của tôi trước đây là 450m2 đã được cấp bìa xanh (  đất nằm ven quốc lộ 1A ), khoảng năm 1995 chính quyền xã thu lại bìa xanh để đổi sang bìa đỏ và khi bàn giao bìa đỏ thì trong bìa của tôi chỉ được ghi là 200m2, đất. Như vậy là tôi bị xã thu hồi 150m mà không rõ lý do, không đề bù, hỗ trợ. Nay xin được hỏi các luật sư vấn đề này bọn tôi phải giải quyết như thế nào để đòi lại quyền lợi của mình ạ.
    _ Xin hỏi các luật sư  thêm 1 câu là : Hiện tại giá đất đền bù GPMB ven quốc lộ 1A năm 2013 được tính theo giá thị trường hay là chịu khung áp giá của Tỉnh. 
     
    Thanh Khương
     
    Xin chào bạn, luật sư Nhâm Thị Lan tư vấn cho bạn như sau
     
    1/: về phần đất nhà nước thu hồi có hai loại đất được hỗ trợ và bồi thường theo quy định của luật đất đai đó là đất Nông nghiệp và đất thổ cư. Loại đất mà bạn đang thắc mắc có diện tích là 8.5m, có đóng thuế hàng năm, bạn không nói rõ cho tôi biết là loại đất gì? nhưng việc bạn có chứng minh đóng thuế hàng năm ( dù đất đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa). Thì nguyên tắc nhà nước thu hồi phải đền bù thỏa đáng cho gia đình bạn và các hộ dân khác. Tuy nhiên, việc nhà thước thu hồi đất của gia đình bạn cũng như các hộ dân là để phục vụ các công trình phúc lợi cho lợi ích quốc gia ( nên đây gọi là dự án nhóm A của chính phủ). Chính vì vậy, khi bồi thường nhà nước sẽ áp dụng giá bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
     
    2/. Phần diện tích đất nhà bạn có 450m đất, trong khi đó Ủy ban huyện cấp GCNQSDD cho ban có 200m, còn lại 150m đất đó, khi nhà nước thu hồi, phải có 1 quy trình theo quy định của pháp luật, như (Quyết định thu hồi đất, thông báo, phương án giải phóng mặt bằng.)    .....Vì vậy đất của bạn đã bị mất từ năm 1995. Trong khi bạn mất đất bạn không làm thủ tục khiếu nại đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. bây giờ thì đã hết thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật. việc này, có thể tôi cần phải biết thêm thông tin vụ việc. nếu như đất nhà bạn, mà cơ quan nhà nước đã sử dụng, nhưng chưa có trình tự thu hồi, thì việc này là nhà nước đang chiếm giữ đất của bạn 1 cách bất hợp pháp. Nên bây giờ bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết, còn nhà nước thu hồi theo trình tự thủ tục như trên tôi đã trình bày, thì thời hiệu bạn đã hết.
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:51:31 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    hoangvinhfh0179@gmail.com (28/10/2020)
  • #269746   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Kính chào các Luật sư!
    em đang làm thủ tục đính chính GCN quyền sử dụng đất, mọi thứ giấy tờ đã chuẩn xong hết, do công việc bận em ủy quyền cho người bạn đi làm ( GCN quyền sử dụng đất ghi tên hai vợ chồng em, chồng em đi công tác xa trong Nam) việc em ủy quyền hợp pháp nhưng chỉ có mình em ký vào ủy quyền, nay cán bộ giải quyết thủ tục hành chính yêu cầu cả hai vợ chồng  ký ủy quyền cho bạn em . các Luật sư cho em hỏi
    1.Việc ủy quyền đi đính chính GCN có cần cả hai vợ chồng không ký không ? nếu có thì căn cứ nào?
    2. Việc GCN quyền sử dụng đất của vợ chồng em sai là do cơ quan chức năng ( sai về số thửa) nay đính chính trên  GCN của em hay đính chính trên hồ sơ lưu tại phòng tài nguyên môi trường? và kết quả đính chính là gì
    Xin chân thành cảm ơn các Luật sư!
     
    Lê Hoài thu
     
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
     
             1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì khi phát hiện nội dung ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp. 
              Như vậy, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn nếu có phát hiện sai sót ghi trong Giấy chứng nhận.
              2. Không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải tất cả các người có tên trong Giấy chứng nhận phải yêu c  u đính chính GCN quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền mới đính chính Giấy chứng nhận (chỉ cần phát hiện có sai sót là phải đính chính). Do vậy, chỉ cần một mình bạn yêu cầu đính chính giấy chứng nhận đã cấp do có sai sót thì cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp cho gia đình bạn. Việc cán bộ giải quyết vụ việc bắt cả hai vợ chồng bạn phải ủy quyền thực hiện thủ tục là máy móc, không đúng quy định pháp luật. Bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan đó để được giải quyết.
              3. Nguyên tắc đính chính Giấy chứng nhận là đính chính nội dung ghi trong Giấy chứng nhận cho khớp với hồ sơ địa chính. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra, ghi nội dung đính chính trên GCN theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 12 của Thông tư số17/2009/TT-BTNMT (3) để cơ quan tài nguyên và môi trường xác nhận. 
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 05:12:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #269747   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Có được đứng tên trên đất trồng cây lâu năm

    Kính chào các luật sư!

    Tôi đang ở TP.HCM, năm 2010 tôi có mua 17,4ha đất trồng cây lâu năm( đất trồng cây cao su) ở huyện Hớn quản, Tỉnh Bình Phước đứng tên chủ sở hữu của tôi. Tôi dự định mua thêm 30 ha đất trồng cây lâu năm(đất trồng cây cao su) cũng ở huyện hớn Quản, Bình Phước. vây 30 ha đất trồng cây lâu năm này tôi mà tôi dự định mua, tôi có được quyền đứng tên hay không? 
    Chân thành cảm ơn!

    TRẦN HOÀNG VŨ

     
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
     
             Khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 26/7/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp có quy định như sau:
            "Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định như sau: 
     Đất trồng cây lâu năm:
     
    a) Không quá hai mươi (20) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
     
    b) Không quá năm mươi (50) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.".
            Do vậy, nếu xã, phường, thị trấn nơi bạn nhận chuyển nhượng là thuộc trung du, miền núi thì bạn mới có thể nhận chuyển nhượng thêm 30ha nữa (tổng diện tích không quá 50ha). Còn nếu địa bàn đó thuộc xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì bạn không được nhận chuyển nhượng thêm 30ha nữa (hạn mức nhận chuyển nhượng không quá 20ha).
            Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại Nghị quyết số1126/2007/NQ-UBTVQH11ngày 26/7/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp để biết thêm chi tiết (Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007).
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 05:21:13 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #269755   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cấp mới Giấy CNQSD Đất làm nhà trước 10/1993

    Nhà tôi có mua 1 mảnh đất ruộng của ông chú vào năm 1992, đến thời điểm 4/1993 thì đổ đất làm nhà đến 9/1993 hoàn thành. Sau đó đến năm 1994 đoàn công tác đi xử lý vi phạm xuống để kiểm tra các hộ gia đình đổ đất làm nhà xuống ruộng và đã làm biên bản có ghi: nhà ông A mua đất ruộng của ông B với diện tích 231m2 vào năm 1992 và đổ đất làm nhà lên đó. Biên bản ghi ngày tháng năm 1994, khi tôi làm đơn cấp mới gửi ra xã, xã gửi lên huyện thì bị gửi trả về kèm theo lý do là ko xác định rõ thời điểm và diện tích làm nhà. Nay tôi muốn hỏi tôi làm lại hồ sơ kèm theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư (mẫu 01-TT06-BTN&MT) sau đó gửi ra xã để xã gửi lên huyện kèm theo danh sách hộ đủ điều kiện cấp GCNQSD Đất có đc ko? 
     
    Nếu ko được thì nên làm theo cách nào?
     
    Hoàng Phi
     
    Chào bạn! Với thông tin bạn cung cấp Luật sư Lưu Hải Vũ tư vấn bạn như sau:
     
    Theo quy định tại Điều 14 Nghị định88/2009/NĐ-CP quy định như sau:
     
    Điều 14. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác
     
    1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:
     
    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
     
    b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);
     
    c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).
     
    2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
     
    a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
     
    Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
     
    b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;
     
    c) Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất để thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
     
    3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc sau:
     
    a) Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo yêu cầu quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
     
    b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
     
    c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
     
    d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao cho người được cấp giấy.
     
    Căn cứ quy định viện dẫn trên bạn cần hoàn thiện đầy đủ giấy tờ, hồ sơ địa chính, trích lục bản đồ nộp tại UBND xã/phường để xem xét căn cứ có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn hay không?
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 05:48:11 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #280467   10/08/2013

    luatsuvuhien
    luatsuvuhien

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 567
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục sang tên sổ đỏ

    (Dân trí) - Mẹ tôi mất đã 6 năm, bố tôi mất đã 16 tháng. Trước khi mẹ tôi mất thì bố mẹ tôi đã lập di chúc cho tôi được hưởng căn nhà do bố mẹ đứng tên trong sổ đỏ. Vậy tôi muốn sang tên sổ đỏ thì phải làm thủ tục như thể nào?

    Tôi có 10 anh chị em đều có gia đình, chỗ ăn ở ổn định, các anh chị em của tôi đều đồng ý. (Nguyễn Văn Thành, Gia Lâm, Hà Nội).

     

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Trả lời:

    Vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ và cụ thể nên chúng tôi chỉ trả lời bạn 1 số nội dung chính như sau:

    Theo như bạn nói thì Bố mẹ bạn đã mất, trước khi mất có lập di chúc cho bạn căn nhà, và bạn muốn sang tên sổ đỏ căn nhà đó.

    Thứ nhất: Vì bạn không nói rõ hình thức di chúc nên tôi không thể khẳng định di chúc hợp pháp hay không.

    Thứ hai: Bạn chỉ nói về anh chị em của bạn đều đủ khả năng lao động và đã thành niên nhưng bạn không nói rõ bố mẹ của bố và mẹ bạn (tức ông bà nội ngoại) còn sống hay đã mất vì họ là những người được hưởng thừa kế di sản của bố mẹ bạn để lại trong cả 2 trường hợp sau: Trường hợp di chúc hợp pháp thì họ là những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 Bộ luật dân sự; Trường hợp di chúc không hợp pháp thì họ là một trong số những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (thừa kế theo pháp luật) theo điều 676 BLDS; Nếu cả ông bà nội, ngoại của bạn đều đã mất trước bố mẹ bạn thì chỉ có bạn được hưởng di sản của bố mẹ (theo di chúc) hoặc tất cả những người con của bố mẹ bạn được hưởng di sản (nếu di chúc không hợp pháp và chia theo pháp luật.

    Thứ ba: Về thủ tục sang tên sổ đỏ thì trước hết bạn và những người đồng thừa kế (nếu có) phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế (dù thừa kế theo di chúc hay pháp luật) tại tổ chức hành nghề công chứng – nếu di chúc đó là hợp pháp và đã được công chứng, chứng thực theo quy định. Sau khi đã làm thủ tục khai nhận thừa kế xong (có văn bản khai nhận thừa kế) thì bạn có thể làm thủ tục sang tên sổ đỏ- xin cấp Giấy chứng nhận tại UBND quận/huyện nơi có địa chỉ căn nhà.
     

    Luật sư: Nguyễn Văn Tân

    Giám đốc điều hành - Công Ty Luật Dương Khôi Minh

    Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6227/ Công Ty luật Dương Khôi Minh

    Đoàn luật sư Tp Hà Nội

    Luật sư: Dân sự - Hình sự - Đất đai, Hôn nhân gia đình

    Chuyên soạn thảo: Hợp đồng đặt cọc, vay tài sản; biên bản thoả thuận

    Làm thủ tục sang tên sổ đỏ, cấp mới, đính chính

    Tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, nhận cha con có yếu tố nước ngoài

    Visa, giấy phép lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #280466   10/08/2013

    luatsuvuhien
    luatsuvuhien

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 567
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà

    Mình thuê nhà ở của ông nội, ông và mình ở tại địa phương A, nhà ở tại địa phương B, mình nhờ địa phương A chứng thực hợp đồng. Vậy có giá trị pháp lý không? (Văn Công Sơn, email:sonvancong@yahoo.com.vn)

    Trả lời:

    Tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Vì bạn không nói cụ thể, bạn thuê nhà của ông trong thời gian bao lâu, theo quy định nêu trên thì nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Tại Điều 37 Luật Công chứng năm 2007 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở”

    Tại Điều 5 Nghị định số79/2007/NĐ-CP về chứng thực bản sao và chữ ký,có quy định: “1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

    b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giầy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

    Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1 Điều này và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

    2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

    Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã”.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên thì đối với hợp đồng cho thuê nhà ở trên sáu tháng, các bên phải đi công chứng. Thẩm quyền chứng nhận hợp đồng về nhà ở thuộc về công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng tại địa bàn nơi có nhà ở cho thuê.

    Vì bạn không cung cấp đầy đủ địa phương A và B có cùng huyện, tỉnh hay ở hai tỉnh khác nhau, nên chúng tôi giả định như sau: nếu trong cùng một huyện, hoặc cùng tỉnh thì có thể công chứng hợp đồng thuê nhà ở tại phòng công chứng thuộc địa phương A hoặc B, còn nếu A và B là hai tỉnh khác nhau thì chỉ có thể công chứng tại phòng công chứng thuộc địa phương B - nơi có nhà cho thuê . Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền chứng thực bản sao hoặc chứng thực chữ ký mà thôi. Do vậy. muốn làm thủ tục thuê nhà ở, bạn phải đến Phòng công chứng nơi có nhà ở cho thuê để làm thủ tục thuê nhà ở.

    Luật sư Vũ Thị Hiên

    Luật sư: Nguyễn Văn Tân

    Giám đốc điều hành - Công Ty Luật Dương Khôi Minh

    Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6227/ Công Ty luật Dương Khôi Minh

    Đoàn luật sư Tp Hà Nội

    Luật sư: Dân sự - Hình sự - Đất đai, Hôn nhân gia đình

    Chuyên soạn thảo: Hợp đồng đặt cọc, vay tài sản; biên bản thoả thuận

    Làm thủ tục sang tên sổ đỏ, cấp mới, đính chính

    Tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, nhận cha con có yếu tố nước ngoài

    Visa, giấy phép lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuvuhien vì bài viết hữu ích
    hattv (13/08/2013)
  • #280465   10/08/2013

    luatsuvuhien
    luatsuvuhien

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 567
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)

    Xin cho biết, thủ tục cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) được quy định như thế nào? (Hà Sơn Bình, Email: habinh66@gmail.com)
     

    Trả lời:

    Thứ nhất, về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận:

    - Đối với trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác:

    Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận như sau:

    1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

    b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

    c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).

    - Đối vớitrường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất: Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định88/2009/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trong trường hợp này như sau:

    1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

    b) Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 9 của Nghị định này; trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì nộp một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và giấy tờ tại khoản 7 Điều 10 của Nghị định này;

    c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

    d) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm b khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

    Thứ hai, về trình tự thủ tục:

    Nơi nộp hồ sơ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 88 thì nơi nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện), trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

    Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

    Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

    Văn phòng đăng ký nhà đất sẽ chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận.

    Thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận: Tại khoản 1,2,3 Điều 12 Nghị định88/2009/NĐ-CP quy định: “Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:

    1. Không quá năm mươi (50) ngày làm việc đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

    2. Không quá ba mươi (30) ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có nhu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

    3. Không quá hai mươi (20) ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

     

    Luật sư: Nguyễn Văn Tân

    Giám đốc điều hành - Công Ty Luật Dương Khôi Minh

    Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6227/ Công Ty luật Dương Khôi Minh

    Đoàn luật sư Tp Hà Nội

    Luật sư: Dân sự - Hình sự - Đất đai, Hôn nhân gia đình

    Chuyên soạn thảo: Hợp đồng đặt cọc, vay tài sản; biên bản thoả thuận

    Làm thủ tục sang tên sổ đỏ, cấp mới, đính chính

    Tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, nhận cha con có yếu tố nước ngoài

    Visa, giấy phép lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #298986   24/11/2013

    yeumoitruong18
    yeumoitruong18

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục chuyển nhượng,sang tên căn hộ chung cư

    Thủ tục sang tên căn hộ chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ đỏ)

    Bước 1: Hai bên đến văn phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà;

    Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

    Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế, phí, lệ phí);

    Bước 4: Nhân giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

    2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà bao gồm:

    1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (theo mẫu);

    2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (bản chính + bản sao chứng thực);

    3. CMTND, sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua (bản sao chứng thực);

    4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà (công chứng);

    5. Hồ sơ kỹ thuật căn hộ (bản chính);

    6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao).

    3. Nghĩa vụ tài chính (thuế, phí, lệ phí) (Áp dụng từ ngày 01/7/2013 Ngày Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực)

    3.1 Lệ phí:

    Lệ phí trước = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

    3.2 Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:

    Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

    Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng

    Giá mua: Là giá mua được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mưa. Đối với nhà ở không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng, mua lại thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở.

    Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua

    Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

    Lưu ý: Quý khách được miễn thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp sau đây (xem tại đây)

    Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

    Cập nhật bởi yeumoitruong18 ngày 24/11/2013 10:57:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #300441   03/12/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CÓ QUYỀN RÚT HỒ SƠ KHÔNG?

     



    Năm 1999, để tiện việc vay vốn ngân hàng, phục vụ cho việc kinh doanh, chị T đã hỏi mượn đất của mẹ là bà K. Sau đó, chị T và bà K đã lập một giấy viết tay về việc cho mượn đất. Cả hai mẹ con đã cùng đến UBND xã ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để người con gái đứng tên.


    Đầu năm 2012, do có muốn lấy đất lại để sau này chia đều cho các người con khác nên bà K đã yêu cầu chị T chuyển trả lại phần đất mà chị T đã mượn, chị T đồng ý. Hai mẹ con cùng đến UBND xã chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Và toàn bộ hồ sơ đã được nộp tại UBND xã để chuyển đến huyện, hẹn ngày nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


    Ba ngày sau, người con gái thay đổi ý kiến nên đã đến UBND xã xin rút toàn bộ hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất thì được UBND xã giải quyết giao lại toàn bộ hồ sơ cho người con gái.


    Đến ngày hẹn theo giấy hẹn, người mẹ đến UBND xã để nhận kết quả giải quyết thì được biết người con gái đã rút toàn bộ hồ sơ nên bà mẹ bức xúc và đã khiếu nại đối với UBND xã. Vậy việc làm của UBND xã có đúng pháp luật hay không?

    Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc làm của UBND xã là sai pháp luật vì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa người mẹ và người con hoàn toàn tự nguyện và đã được UBND xã chứng thực theo qui định của pháp luật. Trong dân gian có câu: “bút xa gà chết”, nên khi đã ký thì người con gái không được quyền thay đổi ý kiến, không được quyền hủy việc tặng cho mà mình đã tự nguyện xác lập.


    Mặt khác, khoản 1 Điều 168 Bộ luật dân sự qui định: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Do đó, khi hai mẹ con ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và nộp tại UBND xã nghĩa là họ đã đăng ký quyền sở hữu vì theo trình thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất. Như vậy, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên đã xác lập quyền sở hữu, chuyển giao quyền cho người mẹ. Do vậy, UBND xã cho người con gái rút hồ sơ là không đúng pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người mẹ nên người mẹ khiếu nại là điều dễ hiểu.

    Quan điểm thứ hai không đồng tình với quan điểm thứ nhất và cho rằng cách làm của UBND xã là đúng với pháp luật.

    Bởi vì:
    Theo quy định tại Điều 688, Điều 692 Bộ luật dân sự; Điều 46 Luật đất đai và khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
    Như vậy, trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất không có tài sản gắn liền với đất, thì quyền sử dụng đất được xác lập cho người nhận chuyển đổi, chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nghĩa là tại thời điểm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ.

    Tuy nhiên, trong trường hợp nêu trên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chưa được chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên người con rút hồ sơ và được UBND xã giao trả hồ sơ là đúng pháp luật.


    Mặt khác, việc người con gái thay đổi ý kiến trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà K thì bà K có quyền khởi kiện tranh chấp trên để Toà án xét xử theo qui định pháp luật.


     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #346776   25/09/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Để được đổi tên chủ hộ sử dụng đất

    Gia đình ông S. có 4 anh em, bố mẹ đều mất vào năm 2000. Bốn anh em ông S. ở trên diện tích đất mà bố mẹ để lại. Năm 2006 gia đình ông được cấp GCN quyền sử dụng đất; nhưng khi đó, 4 anh em ông còn nhỏ nên họ nhờ bà nội của ông (là chủ hộ trên hộ khẩu gia đình) đại diện đứng tên trong GCN quyền sử dụng đất. Năm 2009, bà nội mất, ông S. làm lại sổ hộ khẩu gia đình và đã đứng tên là chủ hộ trên hộ khẩu mới. Nay ông S. muốn chuyển tên trong GCN quyền sử dụng đất nhà ở từ tên bà nội đổi sang tên của ông thì có được không; nếu được, phải làm thủ tục như thế nào ? Có người giải thích rằng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp do bà nội ông S.  đứng tên có nghĩa là “sổ đỏ” được cấp cho cá nhân bà nội, chứ không phải cấp chung cho hộ gia đình ông S.

    Nói thế có đúng không?

    Bà nội ông S. chết nhưng không để lại di chúc, nếu xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất giữa những người thừa kế thì xử lý thế nào?

     

    Ý kiến tư vấn tôi:

    Bố mẹ ông S. mất năm 2000, nhưng hộ gia đình này còn bà nội và 4 anh em ông, và bà nội đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Năm 2006, gia đình ông S. được cấp GCN quyền sử dụng đất ở nhưng trên “sổ đỏ” lại chỉ ghi tên bà nội ông S. Bà nội ông S. đứng tên GCN quyền sử dụng đất không có nghĩa là “sổ đỏ” được cấp cho cá nhân bà nội mà là cấp cho hộ gia đình này sau khi bố mẹ ông S. mất.  Bà nội ông S. đứng tên GCN quyền sử dụng là phù hợp quy định của pháp luật trong trường hợp hộ gia đình không phải do người chồng hay do người vợ làm chủ hộ. Về vấn đề này, tại điểm b khoản 3 Điều 43, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định ghi tên người sử dụng đất trên GCN quyền sử dụng đất như sau: “Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của cả hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì ghi họ, tên chủ hộ” (tham khảo Điểm a khoản 3 Điều 43, Nghị định 181/2004/NĐ-CP: “Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng; trường hợp hộ gia đình đề nghị chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng thì phải có văn bản thoả thuận của vợ và chồng có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn”).

    Để được đổi tên trong giấy GCN quyền sử dụng đất từ bà nội (chủ hộ cũ đã chết) sang tên mình (là chủ hộ mới), ông S. cần làm “Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất” theo Mẫu số 14/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính). Mẫu đơn này dành cho một số trường hợp, trong đó có trường hợp người sử dụng đất đề nghị đổi tên chủ hộ sử dụng đất trong GCN quyền sử dụng đất vì chủ hộ cũ đã chết. Địa chỉ gửi đơn: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Cơ quan này có trách nhiệm xem xét, chỉnh lý GCN quyền sử dụng đất.

    Về các loại giấy tờ phải nộp kèm “Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất”, căn cứ quy định tại các Thông tư số 17 (năm 2009) và số 16 (năm 2011) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hộ gia đình thay đổi người đại điện là chủ hộ gia đình phải nộp bản sao sổ hộ khẩu của hộ đó và GCN quyền sử dụng đất đã cấp có nội dung liên quan đến việc đăng ký biến động.

    Trường hợp xảy ra tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất do bà nội ông S. chết nhưng không để lại di chúc thì cũng không ảnh hưởng đến việc người sử dụng đất (chủ hộ mới) làm thủ tục đổi tên chủ hộ sử dụng đất vì chủ hộ cũ đã chết. Trong trường hợp này, đương sự có thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện ra tòa án.

     

    (Bài đăng trên Báo Thanh Tra Chính phủ, số 05. 12/01/2012)

    (Nhà báo, Luật gia Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

    Cập nhật bởi luatsutraloi1 ngày 25/09/2014 06:27:29 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #345815   21/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Hiểu đúng quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai!

    Ông Ngô Văn Thái, sinh năm 1961, trú tại số 6 ngõ 117 phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội cho biết:

    Năm 1981, ông mua một diện tích đất ở và ao khoảng 60 m2 của hộ gia đình ông Trịnh Hanh ở số 269 tổ 20 tiểu khu Trung Liệt, nay là số nhà 125 phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội (có giấy chuyển nhượng viết tay), một bên giáp khu tập thể Cty Lâm Thổ Sản, một bên giáp nhà bà Tuất và anh Quyền. Hộ liền kề nhà ông Thái là gia đình ông Vũ Văn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Khung.

    Gia đình bà Khung, ông Sơn được Công ty Lâm Thổ Sản Hà Nội phân căn hộ diện tích 19,6m2 nằm trong khuôn viên Công ty (thuộc địa bàn phường Trung Liệt) và thuộc diện được mua nhà này theo Nghị định 61/CP, nhưng năm 2006, UBND quận Đống Đa lại cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Sơn với diện tích lên đến 72,3m2, tức là cấp lấn sang phần đất của gia đình ông Thái trên 50m2. Ông Thái gửi đơn tố cáo việc này với cơ quan có thẩm quyền thì được Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà Đống Đa trả lời bằng văn bản số 198/TNBN-XNĐĐ ngày 29/6/2010 rằng, trên 50m2 mà hộ ông bà Sơn-Khung được UBND quận cấp “dôi ra” là “căn cứ vào biên bản bàn giao nhà và giấy xác nhận nhà ở do Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội xác nhận diện tích sử dụng cho hộ gia đình bà Khung”.

    Tuy nhiên, điều rõ ràng là diện tích trên 50m2 đất (nằm ngoài căn hộ của ông bà Sơn-Khung) không nằm trong khuôn viên Công ty Lâm Thổ Sản Hà Nội nên việc “xác nhận” của Cty này cho bà Khung là không có cơ sở. Bằng chứng là tháng 8/2009, ông Sơn xuất trình với cơ quan có thẩm quyền 1 Giấy biên nhận viết tay với nội dung ông Sơn mua 20m2 đất vườn của ông Trịnh Hanh (đã mất) vào ngày 11/12/1982, tức là thừa nhận diện tích trên 50m2 (nằm ngoài căn hộ 19,6m2) và liền kề nhà ông Sơn là đất của hộ ông Trịnh Hanh chứ không phải của Công ty Lâm Thổ Sản Hà Nội (nay là Công ty  sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội). UBND quận Đống Đa căn cứ vào “xác nhận” không có cơ sở của Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội và UBND phường Trung Liệt  để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp thức hoá phần diện tích đất nằm ngoài căn hộ 19,6m2 cho gia đình ông Sơn là việc làm không đúng, dẫn đến tranh chấp giữa 2 hộ gia đình. Khi tranh chấp xảy ra, chính quyền phường nói rằng nếu không hoà giải được thì Toà án có trách nhiệm giải quyết.

    Nói như thế có đúng không?

     

    Ý KIẾN CỦA TÔI:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai 2003, tranh chấp đất đai mà đương sự đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.

    Tuy nhiên, pháp luật đồng thời cũng quy định rằng cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì phải “kịp thời sửa chữa, khắc phục” (Điều 3 Luật Khiếu nại, tố cáo).

    Như vậy, cần có cách hiểu đúng đắn về quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai 2003. Cụ thể, dù điều luật quy định giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp đương sự đã có “sổ đỏ” thuộc thẩm quyền của Toà án, nhưng nếu UBND quận Đống Đa nhận thấy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông bà Vũ Văn Sơn-Nguyễn Thị Kim Khung không đúng quy định, thì cần phải xem xét lại và có biện pháp khắc phục.

    Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Tổ chức, công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận; cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết), ông Ngô Văn Thái có thể gửi Đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND quận Đống Đa, yêu cầu xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trái pháp luật để xử lý lại toàn bộ vụ việc này đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Thanh tra cấp huyện (quận Đống Đa) “có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp... Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp” (điểm b, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP).

     

    (Đăng trên Báo Thanh Tra Chính Phủ - Số 117. 29/9. KTHT 39/2010)

    (Nhà báo, Luật gia Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

    Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 21/09/2014 11:34:40 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #345821   21/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Bảo vệ quyền hợp pháp của dân: Không có thời hiệu!

     

    Ông bà nội tôi (Lê Công Tước-Bùi Thị Thịnh) mua một khu đất ở khu 4 thị Trấn Đông Triều, huyện Đông Triều, Quảng Ninh, lập nghiệp ở đó và sinh được bốn người con: Lê Công Trường, Lê Đức Thọ (bố tôi), Lê Thị Hợp, Lê Công Khoát . Sau khi bà nội tôi đột ngột qua đời, vào khoảng cuối những năm 60, ông nội tôi kết hôn với bà Tằm, sinh được hai người con là Lê Thị Mai Hương và Lê Công Tuấn. Những năm sau đó, các con của ông bà nội tôi xây dựng gia đình, được chia đất làm nhà. Bố mẹ tôi (Lê Đức Thọ-Hoàng Thị Nhung) sinh ra hai anh em tôi (Lê Đức Ngọc-1978, Lê Thị Thơm-1980) cùng các cô chú bác dựng một nếp nhà tranh bên đường 18 trên khu đất của ông bà nội tôi để sinh sống. Khi bố tôi mắc trọng bệnh, mẹ tôi bàn với bố tôi đề nghị ông nội cho bán nhà để lấy tiền thuốc thang, nhưng bố tôi không nghe, bảo để lại cho các con sau này. Năm 1983, bố tôi qua đời; mẹ tôi đưa hai anh em tôi về quê ngoại ở tỉnh Bắc Giang định cư. Nếp nhà xưa của bố mẹ tôi đã bị ông nội tôi bán đi. Năm 2004, diện tích đất còn lại của ông bà nội tôi được chia cho ông Lê Công Tuấn và bà Lê Thị Mai Hương mà anh em tôi-những người thừa kế kế vị hợp pháp của bố tôi không hay biết. Sau đó, ông Tuấn, bà Hương đã được cấp giấy GCNQSD đất. Đến năm 2010, tôi mới được biết việc này khi ông Tuấn, bà Hương đang vội vã tìm mọi cách để bán đất. Vì sự phân chia không công bằng, tôi đã làm đơn đề nghị UBND thị trấn Đông Triều không cho phép chuyển nhượng đất đó và đã được chính quyền địa phương mời gặp vào 14h ngày 8/7/2010. Chính quyền yêu cầu chúng tôi họp gia đình để giải quyết, nhưng khi chưa họp được thì họ đã xác nhận cho ông Tuấn, bà Hương bán đất. Ngày 10/8/2010, UBND thị trấn ra quyết định số 32/QĐ-UBND căn cứ Điều 645 Bộ Luật Dân sự về thời hiệu khởi kiện đòi thừa kế và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 “không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác...” để kết luận khiếu nại của tôi chưa đầy đủ tính pháp lý nên “không có cơ sở để dừng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Tuấn và bà Hương”. 

    Mong Toà soạn cho biết ý kiến về việc này?

    (Lê Đức Ngọc, Lục Nam, Bắc Giang)

     

    Ý kiến tư vấn của tôi:

    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Theo Điều 645 Bộ Luật Dân sự: “Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế” trong khi bà nội anh Ngọc mất cách đây đã nhiều chục năm nên vụ này không có cơ sở để Toà án giải quyết.

    2. UBND thị trấn Đông Triều dẫn Điều 645 Bộ Luật Dân sự để bác bỏ đề nghị của anh Lê Đức Ngọc là chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, lại không phù hợp “nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận” quy định tại Điều 4 Bộ Luật này. Thật vậy, yêu cầu “họp gia đình để giải quyết” nhưng khi chưa họp được, UBND thị trấn “đã làm thủ tục cho giao dịch chuyển nhượng đất” cho ông Tuấn và bà Hương chứng tỏ chính quyền không vô tư và thiếu chặt chẽ về pháp lý (trong trường hợp anh Lê Đức Ngọc đúng là cháu nội của hai cụ Lê Công Tước-Bùi Thị Thịnh).

    Thời hiệu khởi kiện “hết” không có nghĩa là anh Lê Đức Ngọc cũng “hết” quyền thừa kế mảnh đất mà bà nội và cha của mình để lại. Hay, nói cách khác, tôn trọng và bảo vệ quyền hợp pháp của người dân là việc làm thường xuyên của “chính quyền của dân, do dân, vì dân”, không phụ thuộc thời hiệu! Cũng vì vậy, Luật Khiếu nại, Tố cáo quy định: Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, “nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại”(Điều 3).

    3. Viện dẫn Luật Đất đai không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao “theo quy định của Nhà nước” cho người khác sử dụng để bác bỏ quyền thừa kế của anh Lê Đức Ngọc cũng là một cách hiểu chưa đầy đủ, vì thực tế từ trước đến nay không có “quy định” nào “của Nhà nước” cho phép giao đất (cấp GCNQSD đất) cho một người toàn quyền sử dụng nhưng trên thực tế, đất ấy lại có “phần” của người khác.

    4. Để thể hiện sự khách quan, vô tư của cơ quan nhà nước trong vụ việc này, UBND huyện và thị trấn Đông Triều nên yêu cầu dòng họ anh Lê Đức Ngọc họp bàn và đi đến thoả thuận với sự chứng kiến của chính quyền; trên cơ sở đó, có biện pháp xử lý phù hợp./. 

     

    (Đăng trên Báo Thanh tra Chính Phủ, số 123. 14/10 KTHT 42+43)

    (Nhà Báo, Luật gia Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #344435   14/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Khi một bên giao dịch là “nhà giáo”!

     

    Ông Nguyễn Văn Ngà cho biết: Chị Nguyễn Thị H., giáo viên một trường trung học cơ sở huyện Mê Linh (Hà Nội) là chủ sử dụng mảnh đất ở, diện tích 76 m2 tại mặt đường 50 xóm Chợ, xã Mê Linh. Chị H. đồng ý bán mảnh đất này cho tôi với giá 15 triệu 500 nghìn đồng/m2. Theo thỏa thuận: Ngày 20/12/2013, tôi giao trước tiền đặt cọc 100 triệu đồng cho bên bán; ngay sau đó, chị H. phải có trách nhiệm cùng với tôi làm thủ tục và tôi trao nốt số tiền mua đất còn lại. Tôi đã vay ngân hàng, anh em trong họ đủ số tiền để trả cho chị H. và đã  ký vào trích lục bản đồ để chị H. đi làm thủ tục chuyển nhượng. Nhưng đến nay đã gần một năm trôi qua, chị H. vẫn chưa thực hiện cam kết của mình. Qua điều tra, tôi khẳng định “sổ đỏ” mảnh đất này chị H. đã thế chấp cho tổ chức tín dụng từ trước khi cam kết bán đất cho tôi. Đây là sự dối trá có chủ ý. Vì vậy, tôi đã làm đơn gửi chính quyền và công an huyện, xã, đề nghị can thiệp theo chức năng, thẩm quyền của những cơ quan này; đề nghị cho phép tôi dựng một nhà tạm bằng vật liệu đơn giản để giải quyết khó khăn trong đời sống, kiếm tiền trả lãi suất đi vay và giữ đất.

    Mong Dân luật cho biết ý kiến về việc của tôi.

    Nguyễn Văn Ngà

     

    Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn trả lời:

    1. Chỉ với bằng chứng là “Giấy đặt cọc” thì cơ quan có thẩm quyền không đủ cơ sở cho phép ông Ngà dựng một nhà tạm “giữ đất”. Để làm được việc này, chủ đầu tư cần phải tuân thủ trình tự, thủ tục “xây dựng nhà tạm” quy định tại Điều 9 (Giấy phép xây nhà tạm) quy định tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP  về cấp phép xây dựng.

    2. Theo ông Ngà: Trước khi cam kết chuyển nhượng đất cho ông, chị H. “đã thế chấp sổ đỏ cho tổ chức tín dụng”; nay “vẫn tiếp tục rao bán mảnh đất này cho người khác”. Nếu đúng như vậy thì đây là những dấu hiệu cho thấy bên chuyển nhượng thiếu thiện chí và không trung thực, vi phạm Điều 6 Bộ Luật Dân sự: “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào”.

    3. Hành vi “lừa dối” trong giao dịch dân sự chuyển dịch thành “lừa đảo” hoặc “lạm dụng tín nhiệm” để chiếm đoạt tài sản trong các vụ án hình sự thời gian qua xảy ra khá phổ biến. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền (chính quyền, công an) cần khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin về vụ này theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Hình sự để có biện pháp xử lý phù hợp: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”.

    4. Là giáo viên một trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chị H. còn phải thực hiện “Quy định về đạo đức nhà giáo” ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT). Tại Điều 8 văn bản này, Bộ trưởng Bộ GDĐT giao thẩm quyền cho Giám đốc các Sở GDĐT “tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo” và “xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các cá nhân, tổ chức vi phạm”.

    Hy vọng, khi giải trình với cơ quan thanh tra, nữ giáo viên Nguyễn Thị H. chứng minh một cách thuyết phục rằng chị không hề “dối trá” hay “lừa đảo” trong giao dịch chuyển nhượng đất. Làm được như vậy, nhà giáo mới tránh được hậu quả bị loại khỏi ngành giáo dục - nơi đòi hỏi khắt khe về đạo đức “Gương mẫu” mà người làm “Thầy” bắt buộc phải có./.

     

    (Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     
     
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #346242   23/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Giao dịch biến tướng liên quan đến hợp đồng vay tài sản bị vô hiệu do yếu tố giả tạo

     

    Sự phát triển kinh tế của Việt Nam tác động đến nhu cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất và các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản phát triển rất sôi động. Tuy nhiên, thời gian qua đã phát sinh nhiều biến tướng của hoạt động cho vay của các cá nhân, tổ chức (trừ hoạt động của các Ngân Hàng) dẫn tới một thực trạng đáng lo ngại cho những người đi vay và cho xã hội. Các tổ chức, cá nhân cho vay tiền với lãi suất rất cao được tính theo ngày, hoặc theo tháng (3% đến 7 % một tháng).

     

    Giao dịch  biến tướng liên quan đến hợp đồng vay tài sản:

    Bên đi vay thường rơi vào tình trạng cần tiền gấp để thực hiện một nghĩa vụ không thể trị hoãn nên họ phải chấp nhận việc vay tiền với lãi suất cao đồng thời với những rủi ro trong việc giao kết. Bên cho vay ngoài ký kết hợp đồng cho vay thì còn yêu cầu thỏa thuận thêm hợp đồng mua bán nhà, hoặc bất động sản có công chứng kèm theo với giá chuyển nhượng thấp hơn nhiều giá trị thực tế, mục đích việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng là đảm bảo bên vay thực hiện hợp đồng vay. Đây là một biến tướng mà bên cho vay sử dụng khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và thanh toán tiền lãi thì bên cho vay yêu bên vay thực hiện hợp đồng chuyển nhượng. Trong trường hợp này sẽ tồn tại song song Hợp đồng cho vay và Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc mua bán bất động sản (hợp đồng mua bán tài sản).

    Đây là vấn đề diễn ra khá phổ biến ở hoạt động cho vay hiện nay, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh cũng như gây thiệt hại nặng nề tài sản cho bên đi vay.  Vì vậy, làm rõ vấn đề pháp lý của hai hợp đồng trên có ý nghĩa quan trong không chỉ đối với bên cho vay và bên vay mà còn có ý nghĩa thực tiễn giải quyết những tranh chấp đối với các giao dịch cho vay trên.
     
    Quy định của pháp luật liên quan
    Đối với hợp đồng cho vay: Theo quy định điều 471 Bộ Luật Dân sự “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Chủ thể tham gia cho vay tài sản (trên thực tế chủ yếu là vay tiền) có thể là cá nhân hoặc tổ chức, hình thức hợp đồng vay có thể bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng miệng (pháp luật không hạn chế hình thức hợp đồng), lãi suất trong hợp đồng vay theo sự thỏa thuận của các bên. Như vậy đối với hoạt động cho vay trên là đúng quy định của pháp luật.

    Đối với giao dịch mua bán nhà ở, bất động sản được xác lập giữa bên cho vay và bên vay:
    Theo quy định tại điều 450 Bộ luật Dân sự “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đồng thời có quy định khoản 3 điều 451 bộ luật Dân Sự thì bên bán nhà có nghĩa vụ “giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua;nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua”. Và Bên mua nhà có quyền theo quy định tại khoản 3 điều 454 Bộ Luật Dân sự “Yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải bồi thường thiệt hại.”

    Xét một cách độc lập thì hợp đồng mua bán nhà mà các bên cho vay và bên vay tiến hành ký kết có công chứng sẽ có hiệu lực. Vì đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 122 Bộ Luật Dân sự điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

     

    Tuy nhiên xét tổng thể việc giao dịch hợp đồng mua bán tài sản với quan hệ hợp đồng vay tài sản trong trường hợp này theo chúng tôi hợp đồng mua bán tài sản bị vô hiệu do yếu tố giả tạo.

     

    Theo quy định tại điều 129 Bộ Luật Dân Sự giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này”. Đối với hợp đồng vô hiệu do giả tạo yếu tố khách quan của nó là luôn tồn tại hai hợp đồng trong đó một hợp đồng bề ngoài và một hợp đồng bị che giấu, các bên có sự đồng thuận trong việc ký kết xác lập tuy nhiên việc thể hiện ý chí ra bên ngoài không thực hiện đúng theo ý chí nội tâm (có sự khác nhau giữa ý chí và bày tỏ ý chí) đối với hợp đồng mua bán tài sản này ta xem xét hai yếu tố trên như sau.

    Về việc khác nhau giữa ý chí và bày tỏ ý chí: Trong hợp đồng mua bán trên ta thấy rằng bản chất các bên mong muốn thực hiện giao dịch cho vay và đảm bảo cho hợp đồng vay được thực hiện. Trong khi đó các bên biểu lộ ý chí ra bên ngoài bằng hợp đồng mua bán tài sản. Có nghĩa là có sự không thống nhất giửa ý chí của bên bán (mục đích vay tiền, đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ vay tiền) và thực hiện ý chí của bên bán (ký kết hợp đồng bán nhà) và  đối với bên vay (đồng thời bên mua) tại thời điểm ký kết mong muốn mua tài sản không rỏ ràng (nếu việc thực hiện việc mua bán sẽ rất có lợi) mà mục đích ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo cho hoạt động cho vay. Như vậy giửa ý chí và bày tỏ ý chí của các bên trong trường hợp này là không thống nhất.

    Về giao dịch bị che giấu: Giao dịch giả tạo luôn có hai giao dịch, một giao dịch bề ngoài và một giao dịch bị che giấu. Trong trường hợp này giao dịch bề ngoài là giao dịch mua bán nhà ở, mua bán bấn động sản. Vậy giao dịch che giấu là giao dịch nào. Hiện nay có hai quan điểm khác nhau, quan điểm thứ nhất giao dịch bị che giấu là giao dịch vay tài sản, quan điểm thứ hai giao dịch bị che giấu là giao dịch đảm bảo thực hiện hợp đồng vay tài sản.

    Tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất, trường hợp này giao dịch bị che giấu là giao dịch vay tài sản vì các bên mong muốn thực hiện việc vay và cho vay tài sản, tuy nhiên các bên lại ký một hợp đồng mua bán tài sản để mục đích đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng vay. Nhưng khi bên vay không có khả năng trả nợ thì hợp đồng mua bán sẽ thay thế hợp đồng vay (coi như các bên tiến hành mua bán chứ không phải là hợp đồng vay tiền) có nghĩa là hợp đồng vay lúc đó bị che giấu không được thực hiện, hợp đồng vay coi như không tồn tại. Vậy tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán các bên đã có ý định che giấu hợp đồng vay, trường hợp này được xem là giao dịch giả tạo liên quan đến hợp đồng.

    Quan điểm thứ hai giao dịch bị che giấu là giao dịch đảm bảo thực hiện hợp đồng vay tài sản. Đối với quan điểm này thừa nhận hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng che giấu giao dịch đảm bảo thực hiện hợp đồng vay. Nhưng theo quan điểm của tôi, trong trường hợp này giao dịch đảm bảo hợp đồng vay chưa hình thành vì các bên mới có mục tiêu đảm bảo hợp đồng vay nhưng chưa thực hiện giao dịch đảm bảo trên (giao dịch đó chưa tồn tại).

    Tuy nhiên với quan điểm nào đi nữa thì trong trường hợp này việc giả tạo trong giao dịch là rất rõ ràng, vì vậy hợp đồng mua bán trên bị vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó là các bên sẽ hoàn trả lại tài sản cho nhau đồng thời hợp đồng vay sẽ được thực hiện và bên vay có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vay, thanh toán tiền vay cùng với lãi suất và lãi suất quá hạn do việc chậm thanh toán theo thỏa thuận.

     

    Thực tiễn giải quyết  hợp đồng vô hiệu do giả tạo
    Việc xác định hợp đồng giả tạo là rất khó khăn trên phương diện lý luận cũng như thực tiển giải quyết. Đặc biệt trong hoạt động vay tài sản thông thường thỏa thuận vay là bằng miệng nên việc chứng minh tại tòa án là rất phức tạp và khó khăn vì không có bằng chứng cho việc giao dịch vay tài sản, đồng thời trên thực tế các bên thậm chí đã thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động mua bán trên, và có nhiều căn cứ chứng minh cho sự đồng thuận thực hiện hợp đồng.


    Tuy nhiên có rất nhiều vụ việc được Tòa án xét xử tuyên vô hiệu do giả tạo, vì thế những biến tướng của hoạt động cho vay là trái với quy định của pháp luật có nguy cơ bị Tòa án tuyên vô hiệu do yếu tố giả tạo theo quy định tại điều 129 Bộ Luật Dân sự.

     

    Từ cơ sở thực tiễn và lý luận trên chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:


    Đối với bên cho vay: Giải pháp đưa ra của bên cho vay để đảm bảo thực hiện hợp đồng vay là trái quy định của pháp luật và sẽ bị tuyên vô hiệu do giao dịch giả tạo vì thế nếu tiếp tục biện pháp này sẽ rất rủi ro cho bên vay vì giao dịch giả tạođương nhiên vô hiệu, đồng thời nếu có giấu hiệu của việc ép buộc thực hiện hợp đồng như đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để bên vay phải chuyển giao tài sản thì có thể vi phạm pháp luật Hình sự. Do vậy trong trường hợp này bên cho vay nên ký hợp đồng cho vay kèm theo biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật dân sự.


    - Đối với bên vay:   Chọn đối tác cho vay có uy tín, đồng thời không tiến hành ký kết những giao dịch như trên để tránh trường hợp bị thiết hại do việc bán tài sản nhà cửa như trên. Các giao dịch vay nên tiến hành bằng văn bản có chữ ký mỗi bên, tối thiểu phải giử một bản gốc, để làm chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ nếu có việc tranh chấp liên quan diển ra.


    - Đối với tòa án Nhân Dân Tối Cao : Nên có quy định hướng dẫn về việc giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật đối với giao dịch vô hiệu do giả tạo được quy định tại điều  129 Bộ Luật Dân sự.

    Trên đây là những phân tích và quan điểm của tôi về vấn đề trên, tôi mong muốn những bên có liên quan hiểu và thực hiện các giao dịch đúng quy định pháp luật, đồng thời mong muốn toà Tối Cao có những hướng dẩn cụ thể đối với các trường hợp giao dịch vô hiệu do giả tạo. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến và trao đổi những vấn đề liên quan đến nội dung bài viết này.
     

    (LS Nguyễn Trinh Đức - Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

     

    (Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #346774   25/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Chuyển mục đích sử dụng đất ao thành đất ở

     

    Gia đình tội có một ao liền kề tại xã Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc TP, Hà Nội). Nguồn gốc của  ao này là do HTX ghi trong giấy tờ là đất mượn. Tuy nhiên gia đình tôi đã ăn ở ổn định từ trước năm 1992, không có tranh chấp khiếu kiện với ai. Nay gia đình tôi muốn chuyển đất ao này thành đất ở thì chuyển được không? Thủ tục thế nào?

    Nguyễn Bá Ngọc

     

    Ý kiến tư vấn của tôi:

    Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội "ban hành quy định về trình tự, thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội". Tạị Quyết định này, TP Hà Nội nêu điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất là "hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai" (khoản 1 Điều 3). Do vậy, người đang sử dụng đất, nếu đã được cấp GCNQSDĐ theo các Luật Đất đai 1987 và 1993 thì thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất theo các quy định và trình tự tại Quyết định 121/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội. Nếu người sử dụng đất chưa có "sổ đỏ" thì được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP: “Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì diện tích đất ở được xác định theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 87 của Luật Đất đai”.

    Cụ thể, người sử dụng đất chưa có "sổ đỏ" và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003  được cấp Giấy chứng nhận  theo khoản 5 Điều 87 Luật Đất đai 2003: "diện tích đất ở có vườn, ao được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật này” .

    Khoản 2 Điều 83: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

     Khoản 5 Điều 84: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

    Nơi hộ gia đình ông Nguyễn Bá Ngọc sinh sống thuộc địa bàn nông thôn. Theo đó, việc chuyển mục đích sử dụng “đất ao” thành “đất ở” được thực hiện trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND huyện Ứng Hòa xem xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông trên cơ sở quy định của UBND TP Hà Nội về hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương./.

     

    (Bài đăng trên Báo Thanh tra Chính Phủ, số 105-106)

    (Nhà báo, Luật gia Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #346775   25/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    ĐỀ NGHỊ CỦA UBND PHƯỜNG NHẬT TÂN CÓ CƠ SỞ !

          Ngày 7/1/2001, bà Bùi Thị Nhạn và con trai là ông Phan Quốc Tú, trú tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ viết giấy chuyển nhượng nhà và đất ở tại 368 đường Âu Cơ cho 03 hộ gia đình bà Ninh, ông Lâm và ông Thăng góp vốn mua chung. Bên chuyển nhượng viết trong giấy chuyển nhượng: “Gia đình tôi có nhà ở số 368 đường Âu Cơ trên thửa đất số 139 với diện tích thửa đất là 427 m2, phía đông bắc giáp thửa 140, phía đông nam giáp trường học, phía tây nam giáp đường Âu Cơ (đường 5 m) phía tây bắc giáp thửa 137. Diện tích thửa đất trên là của gia đình tôi được cấp đất giãn dân từ năm 1983 là đất do gia đình chúng tôi sử dụng từ năm 1983 đến nay không hề có tranh chấp…”.

          Trong tổng diện tích 427m2 đất, có 180m2 đã được cấp Giấy CNQSDĐ năm 2004, phần còn lại 247m2 nằm giáp đường quản lý đê, cách chân đê 7m thuộc vùng phụ cận (hành lang bảo vệ đê) theo Pháp lệnh Đê điều 1989. Năm 2004 phần đất này chưa đủ điều kiện cấp Giấy CN. Nay hành lang bảo vệ đê theo Pháp lệnh đê điều 1989 rộng 20m tính từ chân đê trở ra đã bị hủy bỏ và thay thế bằng hành lang bảo về đê rộng 5m tính từ chân đê trở ra theo Điều 23, Luật Đê điều 2006. Như vậy phần đất 247m2 của các hộ nhà 368 Âu Cơ đã nằm ngoài hành lang bảo vệ đê theo Luật Đê điều 2006.

       Tuy nhiên, ngày 28/9/2011, tại văn bản số 228/TN&MT,  Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tây Hồ (trả lời thay quận) lại căn cứ quy định tại Mục 6.2 khoản 6 Điều 14 Quyết định số 117/2009/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội, cho rằng phần đất trên của các hộ chưa đủ điều kiện để được xét cấp giấy chứng nhận vì theo sổ mục kê năm 1995 thì phần diện tích đất này là “đất cơ đê” không phù hợp quy hoạch theo quy định tại quyết định số 47/2001/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000. Trong khi đó, tại công văn số 474/UBND-ĐC ngày 14/12/2010, UBND phường Nhật Tân báo cáo UBND quận: hiện nay, theo quy định của Luật Đê điều năm 2006 thì phần diện tích đất các hộ xin cấp Giấy CN “không nằm trong hành lang bảo vệ đê”(Văn bản số 641/CCĐĐ-QL, ngày 30/9/2010 của Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội) và “có thể xem xét cấp Giấy CN”.

     

    Ý kiến tư vấn tôi:

         1. Phần diện tích 247 m2 đất các hộ xin cấp Giấy CN “không nằm trong hành lang bảo vệ đê” tức là không“vi phạm quy hoạch”. Theo pháp luật về đê điều,  hành lang bảo vệ đê không có “quy hoạch”; quy định về hành lang bảo vệ đê  không thuộc thẩm quyền của UBND. Vì  vậy, UBND phường Nhật Tân có cơ sở khi đề nghị UBND quận xem xét cấp Giấy CN cho những người đang sử dụng đất tại 368 Âu Cơ và việc cấp Giấy CN là đúng quy định hiện hành.

    2. Thời gian bắt đầu sử dụng đất ổn định của 247 m2 đất chưa được cấp Giấy CN nằm trong tổng diện tích 427 m2 đất đã được ghi rõ trong giấy chuyển nhượng đất là từ năm 1983 (trước 15/10/1993). Trong khi đó, UBND quận Tây Hồ áp dụng pháp luật lại căn cứ  sổ mục kê năm 1995 để xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất sau 15/10/1993;  từ đó, áp dụng quy định tại Mục 6.2, Khoản 6, Điều 14 Quyết định số 117/2009/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội (đất không phù hợp quy hoạch thì được tạm thời sử dụng theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi), cho rằng chưa đủ điều kiện xem xét cấp GCNQSD đất:

     Ở đây có sự khác nhau khi xác định thời gian bắt đầu sử dụng đất giữa giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sổ mục kê năm 1995. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định: Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định có sự không thống nhất “thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất” (khoản 3, Điều 3).

          Theo đó, đối với phần đất 247m2 chưa được cấp Giấy CN nhưng có thời điểm bắt đầu sử dụng trước 15/10/1993, cần áp dụng quy định tại điểm c, mục 5.1, khoản 5, Điều 14 Quyết định 117/2009/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ.

          “Trường hợp đất đó sử dụng trước thời điểm quy hoạch được phê duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận, việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản về chủ trương thu hồi đất theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì người sử dụng đất được cấp Giấy CN theo quy định tại điểm a mục này”./.

     

    (Bài đăng trên Báo Thanh Tra Chính Phủ, số 129. 27/10)

    (Nhà Báo, Luật gia Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp, Hãng Văn phòng Luật sư NewVision)

     

     

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!