Im_lawyerx0 viết:Bạn có thể ký hiệu ông nội, bà nội, mẹ,.... theo ký hiệu bảng chữ cái được không ? Nhìn rắc rối quá .
Bạn nói tài sản chung ông bà nội của bạn là 1500 m2, và di sản của ông nội bạn chia đều cho Vợ (theo tôi hiểu là bạn đang nói đến bà nội bạn) cùng 5 người con. Cha bạn mất năm 1996 do đó cũng được hưởng 1/6 di sản của ông nội bạn (tương đương khoảng (1500 :2) : 6 = 125 m2).
#ff0000;"> Cha bạn mất,thì #ffff00;">mẹ bạn và bạn được hưởng phần của cha bạn là 125 m2. Sau đó bạn lại khẳng định, 1100m2 thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn, 1100m2 nếu nằm trong 1500m2 kia thì làm sao mẹ bạn được nhiều đến vậy ??
Chổ này bạn Cường bỏ sót một người là bà nội của chủ topic nữa.
Câu trên phải là :"Cha bạn mất thì bàn nội bạn, mẹ bạn và anh chị em bạn được hưởng di sản từ cha bạn..
Chào bạn KThuy.
Đúng là bạn cần phải trình bày cụ thể hơn nữa thì các thành viên mới tư vấn cho bạn được.
kthuy viết: - 2003 bà nội viết giấy di chúc để lại tài sản ( bao gồm toàn bộ phần tài sản 1500m2 đất) cho Con trai út và một phần cho 2 người con gái, 1 phần cho người con dâu thứ 2 (Ba cháu chết nên bà ghi trong đó tên Mẹ cháu).
Nhưng có một số vấn đề như sau:
- 1: Bà đã để lại phần thừa kế cho 2 con gái không phải là tài sản của Bà, phần đất mà bà ghi trong di chúc thuộc quyền sử dụng của Mẹ cháu (con dâu thứ 2) - Phần tài sản của Mẹ cháu là 1100m2 do Nhà nước cấp, nhưng Bà đã viết 300m2 của Mẹ cháu viết vào di chúc cho 2 con gái.còn lại 800m2 thì cho Mẹ cháu, tức là lấy 1100m2 của Mẹ cháu đem chia cho 2 con gái và Mẹ.
Hiện nay đang có tranh chấp quyền sử dụng 300m2 này giữa bà nội (ủy quyền cho con rể của con gái đầu) với Mẹ cháu bằng di chúc này.
#ff0000;">Qua 7 phiên xử xác định Quyền sử dụng đất thuộc về Mẹ cháu (nguồn gốc đất do Hợp tác xã cấp).
Tranh chấp bắt đầu từ 2003 cho đến nay (2011) chưa kết thúc.
Vậy thời gian 7 năm khởi kiện giữa Bà Nội và Mẹ cháu có được trừ vào " Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự" theo Điều 161 Bộ luật Dân sự không ạ?
#ffff00;">Phải làm sao để các con Yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật phần tài sản của Ông trong 1500m2 đất đó? Bạn có thể nói rõ qua 7 phiên xử xác định quyền ở đây cụ thể là như thế nào không? việc "xử" ở đây thực hiện tại UBND hay ở Tòa án.
Nếu như các trah chấp trên được "xử"tại UBND thì 7 năm đó sẽ không được trừ vào thời hiệu khởi kiện thừa kế.=> trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện thừa kế sẽ hết và Tòa án sẽ không thụ lý nữa.
Nếu như các tranh chấp trên đã được Tòa án thụ lý giải quyết qua các phiên tòa thì vụ việc trên vẫn nằm trong thời hiệu khởi kiện. Các bên có thêm yêu cầu thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết.
Bạn cũng nên lưu ý thêm.
Tài sản chung của ông bà bạn là 1500m2 đất, như vậy về nguyên tắc chung thì di san của ông bạn để lại là 750m2 (750 còn lại của bà bạn). Phần di sản đó được chia cho bà bạn và 5 người con, phần của bố bạn sẽ được chia cho bạn, mẹ bạn, và bà nội bạn (không có di chúc).
kthuy viết: Tuy nhiên, vào năm 2003 Vợ của Ông bắt đầu khởi kiện một vụ án khác có nọi dung như sau:
- 2003 bà nội viết giấy di chúc để lại tài sản ( bao gồm toàn bộ phần tài sản 1500m2 đất) cho
Con trai út và một phần cho 2 người con gái, 1 phần cho người con dâu thứ 2 (Ba cháu chết nên bà ghi trong đó tên Mẹ cháu). Nhưng có một số vấn đề như sau:
- 1: Bà đã để lại phần thừa kế cho 2 con gái không phải là tài sản của Bà, phần đất mà bà ghi trong di chúc thuộc quyền sử dụng của Mẹ cháu (con dâu thứ 2) - Phần tài sản của Mẹ cháu là 1100m2 do Nhà nước cấp, nhưng Bà đã viết 300m2 của Mẹ cháu viết vào di chúc cho 2 con gái.còn lại 800m2 thì cho Mẹ cháu, tức là lấy 1100m2 của Mẹ cháu đem chia cho 2 con gái và Mẹ.
#ff0000;">Di chúc của Bà Nội đã bị vô hiệu 1 phần do để lại phần tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình. Phải làm sao để bác di chúc này?
Di chúc của bà nội bạn chỉ bị vô hiệu 1 phần, vì thế những phần còn lại vẫn có hiệu lực.
Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; #ff0000;">nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực#ff0000;">.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp trên thì di chúc của bà bạn chỉ bị vô hiệu phần của 2 cô bạn và phần của mẹ bạn thôi vì đó không phải là tài sản của bà.
Phần cho chú bạn vẫn có hiệu lực (400m2).
Phần di sản còn lại của bà bạn sẽ được chia theo pháp luật.
Hi vọng là giúp được bạn phần nào!
thân!
Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 20/04/2011 12:11:31 AM