Theo quy định của pháp luật: Chế độ nâng bậc lương đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp như sau:
Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6,
Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể:
* Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
* Người lao động có đủ các điều kiện dưới đây thì được xét nâng bậc lương hằng năm: - Có thời gian làm việc tại doanh nghiệp ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng);
- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;
- Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.
* Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Khuyến khích người sử dụng lao động nâng bậc lương sớm đối với người lao động tài năng, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp."
#0070c0;">Bạn căn cứ vào những quy định nêu trên và quy chế nâng bậc lương của doanh nghiệp xem đã đủ tiêu chuẩn để nâng lương chưa? #ffff00; color: #0070c0;">Nếu chưa đúng thì bạn có quyền copy những quy định này để có ý kiến với Hội đồng nâng lương. Bạn có nêu: "
#ff0000;">Lý do được lãnh đạo Cty đưa ra là muốn mặt bằng nhân viên văn phòng có mức lương bằng nhau, trong khi thâm niên và bằng cấp của em hơn hẳn mấy em vào sau."
Tôi nghĩ về vấn đề này ban giám đốc công ty bạn cần có nhận thức lại về vấn đề này, bởi việc này là không thể sảy ra ở bất kỳ loại hình công ty nào cả. Trả lương cho người lao động trong bất kỳ loại hình công ty nào cũng phải có căn cứ pháp lý và dựa vào hiệu quả thực tế cũng như trình độ năng lực của người lao động.
Thân chào!
Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 29/09/2010 08:22:38 AM
Cập nhật link