Thỏa ước lao động tập thể là những quy định mang tính ràng buộc trong tập thể lao động được bên tập thể người lao động đề xuất thỏa thuận với bên sử dụng dụng lao động. Vậy, thỏa ước lao động tập thể là gì? Và thỏa ước lao động có thay đổi được nội quy lao động hay không?
Thỏa ước lao động được giải thích ra sao?
Hiện nay pháp luật về lao động vẫn có giải thích rõ khái niệm thỏa ước lao động tập thể như sau, có thể hiểu rằng thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019.
Sự thỏa thuận này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình làm việc với mong muốn tạo nên một quy định riêng có lợi cho người lao động. Được đại diện tập thể công đoàn đứng ra giao kết với người sử dụng lao động bằng văn bản.
Nội dung của thỏa ước lao động tập thể
Tương tự như nội quy lao động thì thỏa ước lao động phải quy định về nội dung phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định mới được thông qua thực hiện. Căn cứ khoản 2 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung thỏa ước lao động tập thể như sau:
Pháp luật hiện nay chưa đưa ra nội dung cụ thể về nội dung của thỏa ước lao động tập thể, theo đó nội dung thỏa ước lao động tập thể mà phía người lao động được phép đưa ra phải không được trái với quy định của pháp luật, nhà nước khuyến khích điều khoản thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy vào tính chất công việc mà người lao động sẽ đưa ra nội dung yêu cầu mang tính có lợi cho người lao động và đạt được sự thỏa thuận giữa các bên.
Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
Hiện nay, pháp luật lao động cũng có điều chỉnh về hiệu lực thực hiện của thỏa ước lao động tập thể, nhằm bảo đảm thực hiện thỏa ước có lợi cho người lao động được kịp thời thì theo Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 quy định hiệu lực của thỏa ước như sau:
Về việc xác định ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước theo quy định này nếu có xác định về ngày bắt đầu hiệu lực thì phải ghi rõ trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện. Kể từ ngày bắt đầu có hiệu lực các bên phải chấp hành nghiêm chỉnh như nội quy công ty.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể. Như vậy, quyền hạn của thỏa ước lao động tập thể có thể điều chỉnh và xử phạt được cả người sử dụng lao động.
Trung bình thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Sau thời gian này thì các bên có thể thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động có thay đổi được nội quy lao động?
Trong trường hợp thỏa ước lao động của tập thể lao động muốn thay đổi nội quy lao động của công ty nhằm bảo vệ quyền và hợp ích hợp pháp thì sẽ được quy định theo Điều 79 Bộ luật Lao động 2019:
Thứ nhất về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Như vậy, để bảo vệ lợi ích của người lao động thì thỏa ước lao động có thể thay đổi được nội quy.
Cụ thể, quy định của NSDLĐ chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
Qua các quy định nêu trên, thỏa ước lao động tập thể được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi cho người lao động, bên cạnh đó thỏa ước có thể hoàn toàn thay đổi được nội quy nếu nội dung của thỏa ước không trái pháp luật và có lợi cho người lao động.