Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ - Nghe đơn giản mà phức tạp!

Chủ đề   RSS   
  • #438476 13/10/2016

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6874
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ - Nghe đơn giản mà phức tạp!

    Như chúng ta đã biết tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 ghi nhận cơ chế Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Vấn đề này nghe có vẻ rất đơn giản như là NLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ thì viết đơn gửi NSDLĐ xem xét và giải quyết. Tuy nhiên vấn đề không hẳn đơn giản như vậy, thực tế thế này: Trong Thỏa ước lao động tập thể của một doanh nghiệp (văn bản này là đặc trưng cho cơ chế thỏa thuận) có thỏa thuận một điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động mà Luật lao động không có quy định thì nội dung thỏa thuận này có vi phạm pháp luật không. Ví dụ: Trong một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thỏa thuận (trong TƯLĐTT) nếu người lao động mang thuốc lá, thuốc lào, diêm, bật lửa...(kể cả mang theo nhưng chưa sử dụng) vào khu vực có nguy hiểm cháy nổ thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Câu hỏi đặt ra thỏa thuận như ví dụ trên có vi phạm pháp luật hay không. Thực tế thỏa thuận trên trong Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp kia đã có từ lâu và đã được các cơ quan lao động có thẩm quyền xác nhận (công nhận thỏa ước) là không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên gần đây cơ quan thanh tra có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp kia lại cho rằng thỏa thuận trên là trái quy định của pháp luật. Xin ý kiến của các thành viên liên quan. Trân trọng cảm ơn!

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    10858 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438521   13/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Theo mình, thỏa thuận này không trái luật, bởi vì không vi phạm điều cấm quy định tại Bộ luật lao động 2012:

    Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

    2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    3. Cưỡng bức lao động.

    4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

    5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

    6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

    7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hasosa (14/10/2016)
  • #438538   13/10/2016

    LUATSUVUTAN
    LUATSUVUTAN

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2015
    Tổng số bài viết (94)
    Số điểm: 710
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 47 lần


    Tôi xin trích dẫn lại nội dung trong câu hỏi của bạn như sau: "Trong Thỏa ước lao động tập thể của một doanh nghiệp (văn bản này là đặc trưng cho cơ chế thỏa thuận) có thỏa thuận một điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động mà Luật lao động không có quy định thì nội dung thỏa thuận này có vi phạm pháp luật không. Ví dụ: Trong một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thỏa thuận (trong TƯLĐTT) nếu người lao động mang thuốc lá, thuốc lào, diêm, bật lửa...(kể cả mang theo nhưng chưa sử dụng) vào khu vực có nguy hiểm cháy nổ thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động".

    Tôi cho rằng Nội dung thỏa thuận đó không được đưa ra trong Thỏa ước lao động tập thể vì Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Người lao động có những hành vi không phù hợp như mang thuốc lá, thuốc lào, diêm, bật lửa vào trong nơi làm việc dễ cháy thì bạn phải đưa vào trong nội quy lao động của công ty. Công ty phải xây dựng các hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng để xử lý người lao động, nếu họ vi phạm nghiêm trọng thì có thể sa thải chứ không thể lấy hành vi vi phạm đó làm căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Trên đây là quan điểm pháp lý của tôi đối với vấn đề trên.

    Trân trọng./.

    LUẬT SƯ LÊ VŨ TẤN - Nơi đặt trọn niềm tin của bạn

    Phone: 083 60000 85

    Office: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ UY TÍN/HÃNG LUẬT UY TÍN/LUẬT SƯ UY TÍN

    Add: 19 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Web: www.hangluatuytin.com - www.luatsuuytin.org

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LUATSUVUTAN vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (13/10/2016) hasosa (14/10/2016) nhatnam1260 (13/10/2016)
  • #438559   13/10/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Thỏa thuận như vậy trong TƯLĐTT chắc chắn là không được vì nó không có lợi hơn cho NLĐ.

    Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể

    1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

    Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

    2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hasosa (14/10/2016)
  • #438582   14/10/2016

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6874
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Xin cảm ơn các ý kiến tham gia! Như vậy trong 3 ý kiến tham gia cũng đã không thực sự thống nhất (1 cho rằng không vi phạm pháp luật, 2 cho rằng có vi phạm pháp luật). Đây là vấn đề rất thực tiễn, không hề sách vở. */ Về ý kiến của bạn LUATSUTUVAN cho rằng nên đưa vấn đề đó (vấn đề chấm dứt HĐLĐ với NLĐ dưới hình thức sa thải do vi phạm nghiêm trọng các quy định về phòng chống cháy nổ) vào Nội quy lao động để sa thải là không phù hợp vì theo Luật Lao động không thể sa thải do hành vi vi phạm các quy định về phòng chống cháy nổ như đã nêu nên nếu đưa vào Nội quy lao động để sa thải lại càng sai quy định của pháp luật (ở đây ta không xét tới các hình thức xử lý kỷ luật lao động là Khiển trách và Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức - Các hình thức này đưa vào Nội quy lao động để xử lý kỷ luật lao động với hành vi vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ là đương nhiên không vấn đề gì phải bàn cãi). */ Về ý kiến của bạn ntdieu cho rằng quy định đó không được thỏa thuận trong TƯLĐTT vì không có lợi cho người lao động theo tôi cũng là chưa thuyết phục vì trong đoạn trích dẫn của Điều 73 có nội dung "phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật". Vậy nội dung thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động pháp luật không quy định chi tiết là thỏa thuận thế nào, thỏa thuận dưới hình thức nào thì làm sao mới có thể "so với quy định của pháp luật được". Các ý kiến phản biện trên nhằm làm rõ vấn đề, không có ý gì khác. Mong tiếp tục nhận được ý kiến tham gia. Xin cảm ơn!

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (14/10/2016)
  • #438690   14/10/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Theo quy định của BLLĐ thì NLĐ chỉ bị chấm dứt HĐLĐ (bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐ hoặc bị sa thải) theo điều 38 và điều 126 BLLĐ. Bây giờ tự nhiên có thêm 1 trường hợp NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ theo thỏa ước lao động, như vậy là bất lợi hơn cho NLĐ rồi.

    Cái gọi là "thỏa thuận" đó đem vào nội quy lao động thì được, nhưng không đưa vào thỏa ước.

     
    Báo quản trị |