Chào
Maiphuong5 ! Rất vui lại được trao đổi với bạn !
Trước hết là về quy đinh pháp nhân trong BLDS 2005
Trích dẫn:Điều 84. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, để được công nhận là pháp nhân thì phải hội đủ tất cả 4 yếu tố đã được liệt kê tại Điều 84, BLDS 2005. Tôi chỉ xin bình luận về yếu tố "
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó" bởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề đang được thảo luận. Hiểu một cách đơn giản, tổ chức phải có tài sản của riêng chúng để phục vụ các mục đích dẫn đến sự ra đời của chúng, và chúng chỉ
chịu trách nhiệm khi tham gia các quan hệ pháp luật trong phạm vi khối tài sản đó. Điều này đã tạo nên
đặc tính TNHH (trách nhiệm hữu hạn) mang
tính đặc thù của pháp nhân và tạo nên sự hấp dẫn của nó, khi mà
thành viên góp vốn vào tổ chức có thể thoát khỏi nghĩa vụ dù phần nghĩa vụ có vượt quá hàng trăm lần so với phần tài sản của tổ chức đó bằng việc tuyên bố giải thể tổ chức (phá sản công ty). Tiếp theo, chúng ta cùng xem xét đến quy định về Công ty hợp danh trong
LDN 2005 Trích dẫn:Điều 130. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Có thể thấy đây giống như hình thức lai giữa đặc tính
TNHH của công ty TNHH và đặc tính
TNVH (trách nhiệm vô hạn) của doanh nghiệp tư nhân. Nếu dựa vào
các điều kiện mà một pháp nhân cần phải có thì
công ty hợp danh không thể được coi là pháp nhân bởi việc các
thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (chịu
TNVH, nếu như
tài sản của công ty không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì thành viên hợp danh phải dùng tài sản cá nhân để bù vào phần thiếu) đã phá vỡ điều kiện "chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn góp" mà tôi đã nói tạo nên
tính hấp dẫn công ty được coi là có tư cách pháp nhân. Hay nói một cách khác, kể cả khi công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản thì các thành viên hợp danh không được miễn trách nhiệm trả nợ (nếu chưa thực hiện xong) như các thành viên góp vốn.
Kết luận: Việc cho công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân (
tính chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của thành viên)đã
mâu thuẫn với chính
bản chất của công ty hợp danh (tính chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh). Do đó, nên bỏ tư cách pháp nhân của thành viên hợp danh.
-Thực ra, cũng có một bài cũng phân tích vấn đề này khá rõ, mọi người vào link sau đây để tham khảo:
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/04/29/8326/ Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 24/04/2011 01:26:15 SA
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.