Thế nào là trái pháp luật, thế nào là vi phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #393023 20/07/2015

    Thế nào là trái pháp luật, thế nào là vi phạm pháp luật

    Kính gửi các luật sư, những người yêu luật,
     
    Khi tư vấn cho thân chủ chúng ta về thủ tục khiếu tố, chúng ta cần thiết nắm vững khái niệm.
     
    Luật Khiếu nại 2011 quy định: "Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình."
     
    Luật Tố cáo 2011 quy định: "Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."
     
    Như vậy khiếu nại gắn với hành vi trái pháp luật, tố cáo gắn với hành vi vi phạm pháp luật.
     
    Nhưng thế nào là 'trái pháp luật', thế nào là 'vi phạm pháp luật'?
     
    Hiện tại tôi cũng chưa tìm được văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa 'trái pháp luật' là gì, 'vi phạm pháp luật' là gì.
     
    Thế nào là 'trái pháp luật', thế nào là 'vi phạm pháp luật', mong được trao đổi cùng với các luật sư, các bạn! :)
     
    113844 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #393030   20/07/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Bạn hỏi Cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật lý giải xem sao? bởi vì bạn nói là đã tìm mà chưa có văn bản nào định nghĩa ....

     

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 20/07/2015 02:39:23 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #393061   20/07/2015

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Phức tạp ghê :) Luật Việt Nam đúng là khó hiểu.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #393141   21/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn bonnilinh.

    Theo tôi trái pháp luật và vi phạm pháp luật không phải là một, nhưng nó hoàn toàn không khác nhau: vi phạm pháp luật là trái pháp luật, nhưng trái pháp luật chưa chắc là vi phạm pháp luật. Nói theo toán học: vi phạm pháp luật là tập họp con của trái pháp luật; tương tư nói thanh niên VN là công dân VN; nhưng nói công dân là thanh niên thì không chắc đúng. 

    Trái pháp luật: Mọi hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật: luật buộc phải thực hiện nhưng không thực hiện; cấm không được thực hiệnm nhưng lại thực hiện... là hành vi trái pháp luật.:'( 

    Việc bạn "chưa tìm được văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa 'trái pháp luật' là gì" có thể đơn giản vì quá dễ hiểu nên nhà lập pháp không cần định nghĩa, giải thích từ ngữ. Chúng ta thấy khái niệm "gia đình"có định nghĩa, giải thích trong luật hôn nhân gia đình; nhưng không phải gia đình thì không có định nghĩa; Luật dân sư có giải thích pháp nhân nhưng không phải pháp nhân thì không cần giải thích: không phải điều này thì tất nhiên là điều kia.

     không là thành viên trong gia đình thì là người ngoài gia đình; Không chấp hành pháp luật là trái pháp luật.:'(

    Vi phạm pháp luật:

    Là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.  ( http://thuvienphapluat.vn/tnpl/2728/Vi-pham-phap-luat?tab=0 )

    Như vậy,vi phạm pháp luật bao gồm:

    - Hành vi trái pháp luật;(1)

    - Có lỗi;(2)

    - Do chủ thể có đủ năng lực thực hiện;(3)

    - Xâm phạm QHXH được pháp luật bảo vệ: có quy định chế tài, xử phạt, ngăn cấm...(4)

    Như vậy, các hành vi trái pháp luật nếu không thõa mãn (1), (2), (3), (4) thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

    Ví dụ: có hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi (bất khả kháng, sự kiện bất ngờ, tinh thần kích động mạnh; phòng vệ chính đáng..); Chủ thể không đủ năng lực chịu trách nhiệm (độ tuổi, năng lực hành vi...); chưa có quy định của pháp luật bảo vệ (xử phạt, xử lý...) thì không p[hải là vi phạm pháp luật.

    Vi phạm pháp luật được quy định trong một số luật:

    Trong luật xử lý VPHC:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Trong luật hình sự:

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

     1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

    "Như vậy khiếu nại gắn với hành vi trái pháp luật, tố cáo gắn với hành vi vi phạm pháp luật."

    Khiếu nại được hiểu là có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại đến người dân thì được quyền khiếu nại dù pháp luật có hay không quy định xử lý, xử phạt đối với hành vi đó. Ví dụ: cán bộ, nhân viên cơ quan hành chính yêu cầu người nộp thêm một số giấy tờ không có trong thành phần hồ sơ quy định; tính sai mức thuế phải nộp của cá nhân, doanh nghiệp...

    Tố cáo đối với hành vi trái pháp luật mà hành vi đó luật quy định phải bị xử lý, xử phạt người có hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật: Tham nhũng, tham ô, đưa nhận hối lộ, nhũng nhiểu, bao che ... vi phạm điều cấm của Đảng viên, điều cấm cán bộ, công chức và quy chế làm việc của cơ quan... 

    Vài ý trao đổi theo suy nghĩ của tôi và mong bạn góp ý !

     
    Báo quản trị |  
  • #393142   21/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    Trái pháp luật trong khiếu nại bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nướccủa người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Đó là việc thực hiện chưa đúng theo pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân của cơ quan có thẩm quyền. ---> Có năng lực hành vi.

    Vi phạm pháp luật trong Luật Tố cáo là hành vi vi phạm pháp luât mà người có hành vi trái luât có năng lực hành vi điều này khác với hành vi trái pháp luật của người không có năng lực hành vi. 

    Về bản chất trong 2 luật này thì không khác nhau đối với 2 từ ghép trên bởi lẽ hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thầm quyền luôn luôn là chủ thể có năng lực hành vi. 

    Cập nhật bởi trunghieu6592 ngày 21/07/2015 08:29:36 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trunghieu6592 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/07/2015) saigonimex (27/12/2016)
  • #393198   21/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


     

    trunghieu6592 viết:

     

    Về bản chất trong 2 luật này thì không khác nhau đối với 2 từ ghép trên bởi lẽ hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thầm quyền luôn luôn là chủ thể có năng lực hành vi. 

     

    Chào bạn trunghieu6592.

    Tôi đồng ý với các ý kiến thảo luận của trên của bạn.

    Tuy nhiên, tôi nghĩ là bạn có nhầm lẫn vì cơ quan nhà nước là pháp nhân mà.

    Một quyết định hành chính, hành vi hành chính phải do người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền hực hiện, ban hành.

    Theo suy nghĩ của tôi:

    - Một cơ quan có thẩm quyền thì không thể có "năng lực hành vi" vì đó là pháp nhân, chỉ có cá nhân mới có năng lực hành vi. Tất nhiên, hoạt động của pháp nhân thì phải thông qua người đại diện theo pháp luật, nhưng trách nhiệm vẫn là của pháp nhân chứ không phải cá nhân. Đối với pháp nhân thì năng lực chủ thể phải là năng lực pháp luật bao gồm trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ. 

    Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận cho Công ty cổ phần X là trái pháp luật vì khôn có quyền đó, thẩm quyền của UBND thành phố (dù người ký là chủ tịch có đủ NLHV).

    - "Người có thẩm quyền" theo tôi cũng không phải chỉ là cá nhân có NLHV, mà là người có quyền hạn và trách nhiệm theo luật định. Khi xem xét hành vi có trái pháp luật hay không thì chủ yếu là xem xét năng lực pháp luật của người đó. 

    Phát hiện một người xây dựng công trình trái phép, UBND xã lập biên bản và chủ tịch ra quyết định xử phạt hành chính100 triệu đồng (ví dụ), đó là quyết định trái pháp luật vì chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền phạt đến mức đó. 

    @ lúc nãy do đi vội nên không viết hết ý 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 21/07/2015 04:56:21 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trunghieu6592 (22/07/2015)
  • #393205   21/07/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    hungmaiusa viết:

     

    trunghieu6592 viết:

     

    Về bản chất trong 2 luật này thì không khác nhau đối với 2 từ ghép trên bởi lẽ hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thầm quyền luôn luôn là chủ thể có năng lực hành vi. 

     

     

    Chào bạn trunghieu6592.

    Tôi nghĩ là bạn có nhầm lẫn vì cơ quan nhà nước là pháp nhân mà.

    Tôi vẫn chưa hiểu ý bạn lắm hungmaiusa. 

    Tôi đang làm rõ (theo sự hiểu biết của mình) sự khác nhau giữa "trái pháp luật" trong luật khiếu nại và " vi phạm pháp luật" trong Luật Tố cáo.

    Và bản chất tôi muôn nói đến là không khác nhau nếu sử dụng 2 thuật ngữ này khi áp dụng. Vì "trái pháp luật" mà trong luật khiếu nại nhắc đến là các QĐHC, HVHC..... và các yếu tố pháp lý này mặc nhiên nó đưọc ban hành từ một chủ thể có năng lực hành vi;. Do đó "trái pháp luật" này (áp dụng trong luật khiếu nại) được coi là vi phạm pháp luật. 

    Vì theo tôi hiểu thì thi hành công vụ phải là người có năng lực hành vi, sử dụng quyền lực nhà nước để thi hành nhiệm vụ. 

    Trên đây là hiểu biết nông cạn trên khía cạnh quản ly nhà nước về Khiếu nại, tố cáo của tôi. 

    Rất mong được sự chỉ giáo của hungmaiusa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trunghieu6592 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/07/2015)
  • #393233   21/07/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Theo quan điểm của mình thì sự khác nhau xuất phát từ cách sử dụng từ ngữ thôi.

    Đối với luật khiếu nại thì việc khiếu nại một quyết định trái pháp luật hay khiếu nại một hành vi trái pháp luật thì ổn nhưng sử dụng "khiếu nại một quyết định vi phạm pháp luật" nghe có vẻ không chuẩn lắm vì quyết định bản thân nó không thể vi phạm pháp luật mà phải là người ký quyết định đó.

    Đối với luật tố cáo thì ngược lại, người ta tố cáo một con người cụ thể chứ không thể tố cáo một hành vi hoặc một quyết định do đó sử dụng hành vi vi phạm pháp luật thì lại rõ nghĩa hơn, hành vi vi phạm pháp luật này phải do người bị tố cáo thực hiện.

     

     

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/07/2015)
  • #469323   30/09/2017

    Cảm ơn bạn, câu trả lời của bạn rất dễ hiểu, nó đã giúp tôi giải đáp được thắc mắc của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470113   09/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Mình có tham khảo một bài viết như sau nhé:

    "Hành vi trái pháp luật chưa phải là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời chỉ những hành vi vi phạm pháp luật và có quy định chế tài, xử phạt thì mới bị xử phạt.
    DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT NHƯNG KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
    Hành vi trái pháp luật là hành vi thực hiện trái với quy định của pháp luật.
    Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
    *Các dấu hiệu nhận biết:
    + Vi phạm pháp luật là hành vi ( biểu hiện ra bên ngoài, ra thế giới khách quan), nó có thể tồn tại dưới dạng hành động, không hành động. Mọi suy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi phạm pháp luật.
    + Vi phạm pháp luật là hành vi phải trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật.
    Biểu hiện:

    -Làm những gì pháp luật cấm
    -Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu.
    -Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.
    Đây là hành vi mà chủ thể không xử sự hoặc xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật.
    + Có lỗi của người vi phạm. (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật). 1 hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó.
    + Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi.
    -->Tóm lại, một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi hành vi đó phải đáp ứng được đầy đủ 4 dấu hiệu trên.
    * Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:
    _Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin. lỗi vô ý do cẩu thả.
    _Mặt khách quan: gồm các dấu hiêu hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, địa điểm , thời gian, phương tiện vi phạm
    _Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi.
    _Khách thể: là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
    => Như vậy, không phải hành vi trái pháp luật nào cũng là vi phạm pháp luật cả.
    Ví dụ: Người điên giết người, thì người điên thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không phải hành vi vi phạm pháp luật vì người đó mất năng lực hành vi."

    Cập nhật bởi danghaa_ ngày 09/10/2017 01:33:32 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    chanhlv (21/08/2020)
  • #499648   15/08/2018

    Tuannguyenvan16081997
    Tuannguyenvan16081997

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thế nào là trái pháp luật và vi phạm pháp luật

    Trái pháp luật là Làm trái quy định của nhà nước không tuân thủ theo mệnh lệnh pháp luật của chính phủ nhà nước quy định cố ý chống đối vi phạm gẫy ra những hậu quả tổn thất cho đất nước Áp dụng cho các tội tham nhũng của các tổ chức chính phủ đảng nhà nước Vi phạm pháp luận là Cố ý vi phạm quy định của pháp luật mà nhà nước đề ra và thực hiện trong các văn bản hiện hành của pháp luật các thời kỳ quy định Áp dụng cho toàn thể người dân ở trên đất nước việt nam
     
    Báo quản trị |