Chào bạn bonnilinh.
Theo tôi trái pháp luật và vi phạm pháp luật không phải là một, nhưng nó hoàn toàn không khác nhau: vi phạm pháp luật là trái pháp luật, nhưng trái pháp luật chưa chắc là vi phạm pháp luật. Nói theo toán học: vi phạm pháp luật là tập họp con của trái pháp luật; tương tư nói thanh niên VN là công dân VN; nhưng nói công dân là thanh niên thì không chắc đúng.
Trái pháp luật: Mọi hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật: luật buộc phải thực hiện nhưng không thực hiện; cấm không được thực hiệnm nhưng lại thực hiện... là hành vi trái pháp luật.
Việc bạn "chưa tìm được văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa 'trái pháp luật' là gì" có thể đơn giản vì quá dễ hiểu nên nhà lập pháp không cần định nghĩa, giải thích từ ngữ. Chúng ta thấy khái niệm "gia đình"có định nghĩa, giải thích trong luật hôn nhân gia đình; nhưng không phải gia đình thì không có định nghĩa; Luật dân sư có giải thích pháp nhân nhưng không phải pháp nhân thì không cần giải thích: không phải điều này thì tất nhiên là điều kia.
không là thành viên trong gia đình thì là người ngoài gia đình; Không chấp hành pháp luật là trái pháp luật.
Vi phạm pháp luật:
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. ( http://thuvienphapluat.vn/tnpl/2728/Vi-pham-phap-luat?tab=0 )
Như vậy,vi phạm pháp luật bao gồm:
- Hành vi trái pháp luật;(1)
- Có lỗi;(2)
- Do chủ thể có đủ năng lực thực hiện;(3)
- Xâm phạm QHXH được pháp luật bảo vệ: có quy định chế tài, xử phạt, ngăn cấm...(4)
Như vậy, các hành vi trái pháp luật nếu không thõa mãn (1), (2), (3), (4) thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ: có hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi (bất khả kháng, sự kiện bất ngờ, tinh thần kích động mạnh; phòng vệ chính đáng..); Chủ thể không đủ năng lực chịu trách nhiệm (độ tuổi, năng lực hành vi...); chưa có quy định của pháp luật bảo vệ (xử phạt, xử lý...) thì không p[hải là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật được quy định trong một số luật:
Trong luật xử lý VPHC:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong luật hình sự:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
"Như vậy khiếu nại gắn với hành vi trái pháp luật, tố cáo gắn với hành vi vi phạm pháp luật."
Khiếu nại được hiểu là có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại đến người dân thì được quyền khiếu nại dù pháp luật có hay không quy định xử lý, xử phạt đối với hành vi đó. Ví dụ: cán bộ, nhân viên cơ quan hành chính yêu cầu người nộp thêm một số giấy tờ không có trong thành phần hồ sơ quy định; tính sai mức thuế phải nộp của cá nhân, doanh nghiệp...
Tố cáo đối với hành vi trái pháp luật mà hành vi đó luật quy định phải bị xử lý, xử phạt người có hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật: Tham nhũng, tham ô, đưa nhận hối lộ, nhũng nhiểu, bao che ... vi phạm điều cấm của Đảng viên, điều cấm cán bộ, công chức và quy chế làm việc của cơ quan...
Vài ý trao đổi theo suy nghĩ của tôi và mong bạn góp ý !