Thế nào là phạm tội có tính chất côn đồ

Chủ đề   RSS   
  • #347090 27/09/2014

    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Thế nào là phạm tội có tính chất côn đồ

    Mình đang có tình tiết " Phạm tội có tính chất côn đồ" rất mong được các luật sư, các thành viên, các bạn đọc giả góp ý:

    Tính chất côn đồ và phạm tội có tính chất côn đồ có gì khác nhau và được quy định thế nào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

    Thứ nhất: Trước tiên phải cắt nghĩa của từ “ Côn đồ”, theo từ điển tiếng Việt thì Côn đồ là kể chuyên gây sự, hành hung, từ đó thấy rằng đây là chỉ chủ thể, chỉ con người côn đồ chứ không xác định về mặt hành vi côn đồ. Từ đó có thể hiểu theo nghĩa Có tính chất côn đồ có phải là con người đó côn đồ hay đánh giá hành vi đó côn đồ và khái niệm tiếp theo là Phạm tội có tính chất côn đồ? vậy hiểu thế nào là Phạm tội có tính chất côn đồ.

    Thứ hai: Tính chất côn đồ được đề cập trong ngôn ngữ và môi trường pháp lý.

    Về mặt hướng dẫn của ngành tòa án trước đây đã có công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1995 giải thích về tình tiết “có tính chất côn đồ” như sau: (Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự  người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt…)

    Về quy đinh trong Bộ luật hình sự hiện tại đang tồn tại khái niệm “Có tính chất côn đồ” với 2 mức độ khác nhau:

    Mức độ thứ nhất được hiểu là tình tiết tăng năng trác nhiệm hình sự được quy định tại điểm d, khoản 1, điều 48 Bộ luật hình sự “Phạm tội có tính chất côn đồ”.

    Mức độ thứ hai được hiểu là tình tiết định khung tội phạm tại điểm n, khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về Tội giết người và điểm i, khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Thực tế đang có rất nhiều cách hiểu khác nhau về có tính chất côn đồ và phạm tội có tính chất côn đồ. Có thể hiểu có tính chất côn đồ là trường hợp người phạm tôi coi thường pháp luật, có hành vi ngan ngược, càn quấy, bất chấp sự ngăn cản của người khác, từ những nguyên cớ nhỏ nhặt cố tình gây sự để phạm tội, có thể đánh giá từ quá khứ của họ, nhân cách hay cách ứng xử, lối sống để nhận diện cá nhân con người được hiểu là Côn đồ. Cũng có những cách hiểu khác như đây là người chuyên gây sự, tự mình gây ra nguyên cớ sau đó lại phạm tội mà không phụ thuộc vào quá khứ hay cách ứng xử, mà xét trên chính hành vi như vậy được hiểu là côn đồ hay phạm tội có tính chất côn đồ.

    Thứ ba: Từ những cách hiểu không thống nhất như trên, theo tôi đánh giá hành vi đó có phải là hành vi côn đồ hay không mới là vấn đề cần đề cập, còn về bản thân chủ thể sẽ có những hình thực tăng năng trách nhiệm khác như tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, do đó khi đánh giá hành vi có tính chất côn đồ hay không phải dựa vào các tiêu chí sau:

    • Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội: Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi phạm tội, có phải nguyên nhân do chính người thực hiện hành vi phạm tội tạo ra hay không? Đây có phải là nguyên cớ nhỏ nhặt hay không? Và nhiều vấn đề khác để đánh giá nguyên nhân này;
    • Thời gian, địa điêm, khung cảnh xảy ra tội phạm có thể hiện được việc coi thường pháp luật hay không? Có ý thức thách thức pháp luật hay không?
    • Động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội;
    • Tương quan lực lượng giữa người phạm tội và người bị thiệt hại;
    • Về công cụ, phương tiện cũng như thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội;
    • Về hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội gây ra;
    • Về nhân thân, ứng xử và lối sống của người thực hiện hành vi phạm tội.

    Về các tình tiết khác có liên quan để đánh giá trên các khía cạnh là chủ thể có tính chất côn đồ và hành vi của chủ thể có tính chất côn đồ.

    Trên đây là những phân tích, đánh giá và nhận định của cá nhân tôi về “ phạm tội có tính chất côn đồ” rất mong có được sự góp ý, đóng góp của nhiều bạn đọc, tôi xin chân thành cảm ơn.

    Ngô Thế Thêm

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    60214 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    vanbanphapquy.stp (29/12/2019) yuanping (24/10/2019) phuduyen (17/10/2019) enychi (06/06/2019) nhannt0305 (07/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #347108   27/09/2014

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Luật sư Ngô Thế Thêm cho tôi hỏi thêm về tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm đ khoản 1 điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính về "vi phạm hành chính có tính chất côn đồ".

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Xmen-8711 vì bài viết hữu ích
    luatsungothethem (30/09/2014) enychi (06/06/2019)
  • #347123   27/09/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Đang mong muốn các bạn cùng góp ý để làm rõ hơn thế nào là tính chất côn đồ. Còn về đề nghị của bạn theo mình thì chỉ nên xác định hành vi có tích chất côn đồ vì hàn vi này chưa đến mức phạm tội mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, điều đó cho thấy người vi phạm hành chính đã tự gây ra nguyên nhân và lại vi phạm nên bị xử phạt, chẳng hạn như trong lĩnh vực gây rối trật tự công cộng. Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân rất mong mọi người đóng góp ý kiến.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    voicha2 (27/02/2018) enychi (06/06/2019)
  • #347147   27/09/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào luật sư.

    Có thể bài viết ở đây đáp ứng phần nào yêu cầu của LS :

    http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=41891319

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    luatsungothethem (30/09/2014) enychi (06/06/2019)
  • #347249   28/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


     

    Xin chào Luật sư Ngô Thế Thêm,

     

    Trong Bộ luật Hình sự, tình tiết có tính chất côn đồ được quy định là tình tiết định khung tăng nặng ở một số điều luật như, điểm n khoản 1 Điều 93; điểm i khoản 1 Điều 104. Tình tiết có tính chất côn đồ còn là tình tiết tăng nặng, được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.

    Để áp dụng thống nhất tình tiết này trong xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn tại công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1995, Toà án nhân dân tối cao đã giải thích về tình tiết “có tính chất côn đồ” như sau: Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự  người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt…(trang 141,142 tập các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng năm 1996).

     

    Trân trọng !

     

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    luatsungothethem (30/09/2014) yuanping (24/10/2019) enychi (06/06/2019)
  • #347661   30/09/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Cảm ơn các luật sư đã đóng góp ý kiến, thực trạng việc áp dụng điều này còn có quá nhiều vấn đề, trong cùng 1 vụ án giết người có người thì có nguyên có cớ, có nghĩa là có lý do là hành vi vi phạm của nạn nhân, ví dụ: A bị nạn nhân đánh chảy máu và bắt quỳ xin lỗi, thấy A bị như thế B là anh họ cua A và C là bạn thân của A đến đánh nạn nhân, sau đó rất nhiều người khác thấy vậy cũng vào đánh nạn nhân đến chết, do vậy có người thì có tính côn đồ, có người không? thực tế có tòa án thì áp dụng tất cả đều côn đồ, có tòa án thì không áp dụng là côn đồ.

    Có chăng nên rất cần quy định về vấn đề này sao cho phù hợp nhất?

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #519865   01/06/2019

    luatsungochai
    luatsungochai

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 6 lần


    Gửi các anh chị em luật sư 22 Bản án có áp dụng tình tiết này để cùng tham khảo:

    http://amilawfirm.com/22-ban-an-ve-tinh-tiet-tang-nang-pham-toi-co-tinh-chat-con-do/?fbclid=IwAR2MC5jdAfzlJbEX_QgsBWmVKp1fL2xmo_zVlDagNO_Pbabjw1k-zip0EiQ

    Luật sư Phạm Ngọc Hải - Công ty Luật TNHH MTV AMI

    http://amilawfirm.com/thanhvien/luat-su-pham-ngoc-hai/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungochai vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #520115   06/06/2019

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3385
    Cảm ơn: 784
    Được cảm ơn 234 lần


    Việc áp dụng tình tiết này trong thực tiễn xét xử còn có những quan điểm khác nhau. Sau đây là một ví dụ cần được trao đổi với bạn đọc. Tóm tắt nội dung vụ án như sau: Khoảng 22 giờ ngày 16/01/2010,Trần Th cùng nhóm bạn đi dự đám cưới ở thôn Tân đức,Triệu thành về thì xảy ra xâu ẩu với nhóm thanh niên ở địa phương khác.Nhóm bạn của Th đuổi theo nhóm thanh niên kia theo hướng xã Triệu đông. Th chạy bộ lên hướng thị xã Quảng trị về nhà .Th chạy được một đoạn thì thấy Lê Văn và Nguyễn Điền đang dừng xe ở bên đường, Văn gọi và đưa tay kéo Th lại nhưng Th vẫn tiếp tục chạy. Lúc nãy, Điền chở Văn chạy theo sau Th khoảng 3 - 4 mét. Nghĩ rằng hai người đuổi theo để đánh nên Th nhặt một viên gạch rồi quay lại ném trúng vào trán của Điền, gây thương tích cho Điền. Nguyễn Điền được đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh đến ngày 3/02/2010 ra viện. Bản giám định pháp y thương tích của Trung tâm giám định pháp y kết luận: Nguyễn Điền bị vết thương sọ não hở, gãy xương thái dương và xương đá phải; tụ máu dưới màng cứng ,dập não thái dương phải do vật cứng tác động đã điều trị, di chứng suy nhược thần kinh sọ não, tỷ lệ thương tật tạm thời 23%.

    Toà án nhân dân cấp sơ thẩm nhận định: Hành vi của bị cáo Th phạm tội “Cố ý gây thương tích” với hai tình tiết định khung tăng nặng “Dùng hung khí nguy hiểm “ và “Có tính chất côn đồ” vì bị cáo dùng viên gạch bên đường vô cớ gây thương tích cho anh Nguyễn Điền. Áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Trần Th 18 tháng tù.

    Việc Toà án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ” nêu trên, hiện có hai quan điểm.

    Quan điểm thứ nhất: Mặc dù bị cáo dùng viên gạch ném người bị hại nhưng trong bối cảnh bị cáo bỏ chạy từ việc xâu ẩu, đánh nhau trong đám cưới, thời gian ban đêm không rõ mặt người, khi bị kéo tay Th tiếp tục bỏ chạy biểu hiện sự hoảng sợ. Do đó việc Th dùng gạch ném vào đối tượng là nhằm chống trả sự đe doạ tấn công. Không phải là vô cớ ném bị hại.

    Quan điểm thứ hai cho rằng:Việc áp dụng tình tiết “ có tính chất côn đồ” đối với bị cáo Th của Toà án cấp sơ thẩm là đúng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2019)
  • #530927   17/10/2019

    phuduyen
    phuduyen

    Female
    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn bài viết của Luật sư, vấn đề về tính chất côn đồ này đúng như mọi người ở phía trên đã nói. Việc áp dụng còn tùy vào mỗi nơi, mỗi người. Ví dụ: A bị Viện kiểm sát truy tố về tội "giết người" theo điểm n khoản 1 Điều 123 với tình tiết định khung hình phạt là có tính chất côn đồ. Tuy nhiên khi A phạm tội thì A bị hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Vậy việc truy tố A theo điểm n khoản 1 Điều 123 có hợp lý, khách quan không. 

    thay đổi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuduyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/10/2019)