Thay đổi quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #413425 15/01/2016

    DuongNgocChung

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thay đổi quyền nuôi con

    Thưa Luật sư,

    Tôi kết hôn năm 2012, đến tháng 11 năm 2013 thì vợ tôi sinh cháu, trong suốt quãng thời gian từ sau khi kết hôn được 3 tháng đến khi ly hôn vợ chồng tôi luôn có mâu thuẫn. Đỉnh điểm là đến tháng 3/2014 khi cháu bé chưa được 6 tháng tuổi khi 2 vợ chồng tôi mâu thuẫn thì cả bố mẹ vợ, chị em vợ đến nhà tôi  đòi lôi vợ tôi về và chính tay mẹ vợ giằng thằng bé từ tay vợ tôi ấn trả vào tay tôi nói rằng:" Trả giống nhà mày". Tôi và bố mẹ tôi nuôi bộ thằng bé từ khi 6 tháng đến nay cháu đã 2.5 tuổi rồi, cháu phát triển bình thường, bụ bẫm, đáng yêu. Tuy ly hôn nhưng do ở gần nhà nhau nên trong thời gian thằng bé từ 6 tháng đến 12 tháng vợ tôi vẫn ra cho con bú ngày 1 đến 2 lần, nhưng chỉ ra cho bú 1 lúc rồi về.

    Cũng trong thời gian vừa ly hôn xong thì tôi đỗ đại học Y Thái Bình nên tôi nhờ ông bà nội trông nom nuôi dưỡng cháu đến khi cháu được 18 tháng thì tôi đón cháu đi với tôi.

    Nhưng đã 3 tháng nay vợ tôi liên tục đưa đơn ra tòa án Thái Bình kiện và đòi quyền nuôi con với tôi. Dù trước đó khi ly hôn ở Tòa án Thái Nguyên (lúc cháu mới hơn 6 tháng) thì vợ tôi không nhận nuôi cháu.

    Xin hỏi luật sư, giờ vợ tôi chứng minh thu nhập cao hơn tôi (thu nhập của tôi dù đi học nhưng vẫn được hưởng lương 3 triệu/ tháng và học phí thì được tài trợ bởi chương trình đào tạo của Thụy Điển) liệu tôi có giữ được đứa trẻ không ạ?

    Rất mong nhận được  tư vấn và phản hồi  của Luật sư

    Trân trọng cảm ơn

     
    3664 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #415672   16/02/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là quyền pháp luật quy định cho người có liên quan và trong trường hợp này vợ bạn có quyền đó.

    - Tài chính chỉ là một yếu tố để xem xét trong việc đánh giá khả năng nuôi con của cha mẹ. Để tiếp tục được nuôi con, bạn phải cung cấp cho tòa án các tình tiết đủ sức thuyết phục rằng, đánh giá về mọi mặt của cháu bé thì bạn là người có đầy đủ điều kiện và chăm lo cho con tốt hơn vợ bạn.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #416035   19/02/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, theo thông tin bạn cung cấp phòng tranh tụng công ty Luật Ltdkingdom xin được tư vấn như sau:

    Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
     
    Như vậy, về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu bạn có thể chứng minh rằng vợ bạn không có đủ điều kiện trực tiếp để chăm sóc, giáo dục con hoặc vợ chồng bạn đã có thỏa thuận về việc nuôi con.

    Về vấn đề giành quyền nuôi con thì tài chính chỉ là một trong những yếu tố xem xét để Tòa án quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Để chứng minh có đủ điều kiện tốt hơn vợ để nuôi con bạn có thể nêu các điều kiện khác như: thời gian có thể chăm sóc, giáo dục con, các yếu tố về tinh thần như vui chơi, giải trí, chỗ ở, điều kiện bảo đảm học tập của con,...

    Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này vui lòng gọi đến số 01638 297 319 để được tư vấn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com