Thảo luận về "vật vô chủ" với "vật không xác định được chủ sở hữu"

Chủ đề   RSS   
  • #96988 20/04/2011

    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thảo luận về "vật vô chủ" với "vật không xác định được chủ sở hữu"

    Dear all!
    Các bạn thân mến trong BLDS 2005 có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, vật bị chôn giấu, chìm đắm tìm thấy được, vật bị đánh rơi, bỏ quên.....các việc xác lập này được quy định tại BLDS.

    Tại điều 239 Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu
     có quy định:

    1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.

    Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.

    Vậy các bạn ai có kinh nghiệm về vấn đề này cho mình hỏi việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ là động sản ở đây được quy định như thế nào hay là theo như xác lập tại điều 241 xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi bỏ quên:

    Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên

    ..........
    2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

    Mong nhận được những ý kiến thảo luận của các bạn.
    Thân ái Hanghell!
     
    26649 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96991   20/04/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    hanghell ơi! đối với vật vô chủ là động sản thì người tìm được vật đó có thể xác lậy quyền sở hữu ngay khi chiếm hữu thực tế được vật đó .

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn k3405 vì bài viết hữu ích
    hanghell (20/04/2011)
  • #96993   20/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Lại nhiên cứu lại vấn đề ở topic này hả HH:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/quyen-so-huu-37774.aspx

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    hanghell (20/04/2011) bichnguyet371545 (05/06/2014)
  • #96999   20/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    boyluat viết:
    Lại nhiên cứu lại vấn đề ở topic này hả HH:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/quyen-so-huu-37774.aspx

    Ặc ặc cái ông bò luật này ...... cái topic đó đã bị lãng quên từ lâu rồi còn khai quật lên làm gì nữa chứ xấu hổ quá 
    Đây chỉ là cách đặt vấn đề của mình về vấn đề của luật Dân sự về vật vô chủ với vật không xác định được chủ sở hữu thôi mà.
    Vì đọc luật thấy mấy cái khoản xác lập này nó vòng vô vòng ra mà chẳng thấy được sự phân biệt đâu cả nghĩ nhiều đau đầu mà chẳng biết luật quy định kiểu gì nữa.
    Các bác "thảo luận" đi cho em kiếm chác tí kiến thức với nào.
    Thanks!
     
    Báo quản trị |  
  • #96995   20/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào hanghell
     Vậy các bạn ai có kinh nghiệm về vấn đề này cho mình hỏi việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ là động sản ở đây được quy định như thế nào hay là theo như xác lập tại điều 241 xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi bỏ quên

     
    Việc xác lập vật vô chủ, ví dụ như bạn nhặt được một cái chai nước do người ta vứt đi (chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó), khi đó bạn có thể sở hữu nó mà không cần phải theo quy định nào cả.

     Không xác lập vật vô chủ theo điều 241. Bởi vì theo điều này chủ sở hữu vẫn chưa từ bỏ quyền sở hữu.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    hanghell (20/04/2011)
  • #97040   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    @ Khắc duy: chú luật sư có cho hanghell một ví dụ là nhặt được chai nước do người ta vứt đi thì có thể xác lập quyền sở hữu mà không cần quan tâm đến quy định của pháp luật.

    Vậy tức là bạn cho rằng chai nước này là vật vô chủ? bạn cho mình hỏi thêm căn cứ phân biệt một vật vô chủ (theo bạn là vật mà người khác từ bỏ quyền sở hữu) với vật chưa từ bỏ quyền sở hữu được không ạ.

    Ví dụ tôi nhặt được một cái nhẫn kim cương. trong hai trường hợp một là do một cô gái đánh rơi trên đường. hai là do cô gái đó vì tức người tặng mình  chiếc nhẫn đó (giận cá chém thớt mà :D) cho nên trong một phút lỡ tay thì vứt chiếc nhẫn đi.

    Vậy theo bạn như ví dụ của bạn ở trên thì trong trường hợp 2 thì chiếc nhẫn đã trở thành vật vô chủ rồi ah? Nếu tôi nhặt được thì hoàn toàn có thể sở hữu nó không cần theo quy định nào cả???
     
    Báo quản trị |  
  • #97050   21/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    hanghell viết:
    @ Khắc duy: chú luật sư có cho hanghell một ví dụ là nhặt được chai nước do người ta vứt đi thì có thể xác lập quyền sở hữu mà không cần quan tâm đến quy định của pháp luật

    #ffff00;">Ví dụ tôi nhặt được một cái nhẫn kim cương. trong hai trường hợp một là do một cô gái đánh rơi trên đường. hai là do cô gái đó vì tức người tặng mình  chiếc nhẫn đó (giận cá chém thớt mà :D) cho nên trong một phút lỡ tay thì vứt chiếc nhẫn đi.
    #ffff00;" />
    Vậy theo bạn như ví dụ của bạn ở trên thì trong trường hợp 2 thì chiếc nhẫn đã trở thành vật vô chủ rồi ah? Nếu tôi nhặt được thì hoàn toàn có thể sở hữu nó không cần theo quy định nào cả???


     1/ Một là do một cô gái đánh rơi trên đường=>Vật bị đánh rơi, không phải vật vô chủ.
     2/ Hai là do cô gái đó vì tức người tặng mình  chiếc nhẫn đó (giận cá chém thớt mà :D) cho nên trong một phút lỡ tay thì#ffff00;"> vứt chiếc nhẫn đi. => chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu=> Vật vô chủ.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #97054   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    khacduy25 viết:
    [quote=hanghell]
     1/ Một là do một cô gái đánh rơi trên đường=>Vật bị đánh rơi, không phải vật vô chủ.
     2/ Hai là do cô gái đó vì tức người tặng mình  chiếc nhẫn đó (giận cá chém thớt mà :D) cho nên trong một phút lỡ tay thì#ffff00;"> vứt chiếc nhẫn đi. => chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu=> Vật vô chủ.

     Trân trọng!

    Vậy làm sao để người nhặt được chiếc nhẫn biết đó là vật đánh rơi hay vật người ta vứt đi hả khắc duy?
    Chiếc nhẫn thì không thể biết nói .
    Nếu cứ cho như là chiếc nhẫn bị vứt đi sau đó người vứt hối hận muốn đi tìm lại và cứ bảo là cái đó do mình đánh rơi thì liệu người nhặt được chiếc nhẫn có phải trả lại?
     Vấn đề mình muốn hỏi ngay từ đầu topic đó là 

    1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.

    Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.

    #7030a0;">Vậy quy định của pháp luật ở đây là gì? Theo mình suy đoán thì nó cũng sẽ được quy định như việc xác lập đối với vật không xác định được chủ sở hữu 
    Nếu như vậy thì còn quy định phân biệt xác lập quyền sở hữu giữa vật vô chủ với vật không xác định được chủ sở hữu làm gì nữa???
     
    Báo quản trị |  
  • #97060   21/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    BLDS 2005 viết:
    Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu
    1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.


    Có hai vấn đề cần thấy qua quy định này:

    +Chủ sở hữu: cần phải biết chính xác ai là chủ sở hữu, nếu không đưa về trường hợp tại khoản 2, ĐIều 239:
    BLDS 2005 viết:
    2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    +Từ bỏ quyền sở hữu: có bằng chứng về việc chủ sở hữu đã thể hiện ý chí rõ ràng việc từ bỏ quyền sở hữu với vật đó (xác lập bằng văn bản, tuyên bố ý chí công khai,...)

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hanghell (21/04/2011)
  • #97375   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thank bạn #ca0002;">#0072bc;">Im_lawyerx0  nhiều!
    Cho mình hỏi thêm cái này nhé:
    - Mình vẫn chưa có câu trả lời về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ theo quy định của pháp luật là như thế nào cả?
    Đối với bất động sản thì chắc chắn thuộc về nhà nước, còn đối với động sản chẳng lẽ thuộc về người nhặt được tất cả ư? Nếu nó xác lập theo như vật không xác định được chủ sở hữu (điều 241) thì có lẽ không cần đến khoản 1 điều 239 làm gì nữa mà quy nốt vào điều 240 hay 241 gọi chung là căn cứ xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ vật không xác định được chủ sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên...
     
    Báo quản trị |  
  • #97437   21/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    -Theo tôi, việc phân biệt giữa vật vô chủvật chưa xác định được chủ sở hữu chỉ mang ý nghĩa tương đối.
    Lấy một ví dụ đơn giản: Khi ta đi trên đường và bắt gặp một chai nước. Vậy chai nước đó nên được coi là vật vô chủ hay vật chưa xác định được chủ sở hữu ! Nếu như chủ sở hữu chai nước đó, sau khi uống hết nước và vứt nó ra đường thì nó được coi là vật vô chủ; còn nếu như do ông ta sơ ý đã làm rơi chai nước đó thì nó lại trở thành vật chưa xác định được chủ sở hữu. Nhưng nếu chúng ta không trực tiếp nhìn thấy ông ta có hành động vứt hay làm rơi thì chúng ta nên xử lý vật đó theo quy định về vật vô chủ hay theo quy định về vật chưa xác định được chủ sở hữu (thực hiện nghĩa vụ một công dân tốt, mang vật đó đến trình báo Công an tìm cho người mất??).

    -Về mặt cá nhân, tôi cho rằng dựa vào giá trị của vật đó để xác định nó thuộc loại nào.

    +Với những vật giá trị bình thường (có thể là không còn giá trị), ai cũng có thể sở hữu nó một cách dễ dàng khi muốn thì nên coi đó là vật vô chủ (bởi những vật như vậy, từ bỏ quyền sở hữu với vật đó không có gì là to tát).

    +Còn đối với vật có giá trị, việc từ bỏ quyền sở hữu với nó sẽ trở thành chuyện bất bình thường, hầu như không có, ta nên coi đó là vật chưa xác định được chủ sở hữu. Như việc hanghell nhìn thấy một cô gái vì tức giận người yêu ném chiếc nhẫn kim cương trên tay, nhưng khi thấy hanghell có ý xác lập quyền sở hữu với chiếc nhẫn đó thì cô ta cảm thấy tiếc rẻ ra đòi lại. hanghell cãi rằng, tôi thấy rõ ràng cô ném nó đi, vậy nó là vật vô chủ, nhưng ai sẽ tin hanghell khi cô ấy cãi rằng cô ta chỉ lỡ tay nên chiếc nhẫn văng ra chứ đâu có vứt. Tất nhiên, mọi người sẽ tin cô ta chứ không ai tin hanghell . Do đó, đòi hỏi hanghell phải có bằng chứng về việc cô ta đã từ bỏ quyền sở hữu với chiếc nhẫn đó để áp dụng quy định về việc xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 21/04/2011 11:56:41 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hanghell (22/04/2011) Ngocanhk39hlu (13/05/2015)