Thẩm quyền khai nhận di sản theo di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #82026 11/02/2011

    Hoatran87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thẩm quyền khai nhận di sản theo di chúc

    Kính gửi các anh chị Luật!

    Em có một trường hợp này muốn được các anh chị tư vấn giúp.

    Thep pháp luật Việt Nam hiện hành thì những cơ quan nào có quyền khai nhận di chúc do người chết để lại. Hiện nay em thấy, đa số phòng/ văn phòng công chứng chỉ khai nhận những di chúc được công chứng, chứng thực.

    Vậy phòng/văn phòng công chứng làm như vậy có đúng không? Với những di chúc không được công chứng, chứng thực thì cơ quan nào có thẩm quyền khai nhận?

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các anh chị!
     
    10934 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #82325   11/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!
    Tôi không hiểu ý bạn hỏi thật sự là gì.
    Di chúc được thể hiện dưới nhiều dạng hình thức khác nhau (ví dụ như là di chúc tự lập mà không cần công chứng, chứng thực, di chúc được công chứng, chứng thực, di chúc miệng sau đó được lập thành văn bản....)
    Nếu Di chúc đảm bảo về mặt nội dung và hình thức được quy định cụ thể trong Luật dân sự thì "nó" sẽ hợp pháp và tùy từng trường hợp cụ thể thì nó sẽ có hiệu lực.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #82375   12/02/2011

    Hoatran87hn
    Hoatran87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn!
    Trường hợp của mình cụ thể là:  Có một chủ sở hữu sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng bị chết. Sau đó người nhà của họ mang bản di chúc của họ đến ngân hàng để rút tiền từ sổ tiết kiệm.
    Nếu di chúc đó có công chứng, chứng thực thì NH sẽ hướng dẫn khách hàng đến cơ quan công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. NH sẽ trả tiền cho thân nhân của khách hàng đã chết căn cứ vào kết quả của Văn bản thỏa thuận phan chia di sản thừa kế mà phòng/văn phòng công chứng chứng nhận.
    Nhưng Di chúc mà khách hàng để lại không có công chứng, chứng thực, vì thế cơ quan công chứng không nhận giải quyết Khai nhận di sản trong trường hợp này. Ngân hàng cũng không thể căn cứ vào di chúc mà trả tiền cho thân nhân của chủ sở hữu sổ tiết kiệm đã chết.
    Để phòng tránh những rủi ro, tranh chấp từ phía khách hàng, ngân hàng chỉ trả tiền tiết kiệm khi có văn bản phân chia di sản rõ ràng của cơ quan có thẩm quyền.
    Vậy, với trường hợp Di chúc không có công chứng, chứng thực thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết.
    Rất mong nhận được sự phản hồi từ các bạn!
     
    Báo quản trị |  
  • #82386   12/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Nếu một người đem một bản di chúc (không có công chứng, chứng thực) đến ngân hàng đòi rút tiền bị ngân hàng từ chối là đúng rồi. Mà kể cả có công chứng, chứng thực thì cũng sẽ bị từ chối nốt vì đây chỉ mới là ý chí của người để lại di sản.

    Để hiện thực hóa di chúc ấy thì những người thừa kế phải lập văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế. (Trong đó sẽ nêu rõ và cụ thể hơn những vấn đề liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế, ví dụ như có ai từ chối nhận di sản thừa kế thì sao hay di chúc ghi như vậy nhưng các thừa kế có thỏa thuận khác). Đây là thủ tục bắt buộc để có thể chuyển quyền sở hữu tài sản của người chết cho các người thừa kế.

    Một vấn đề phát sinh là nếu lỡ bạn đem một di chúc (không có công chứng, chứng thực) đến phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thì khi đó phòng công chứng phải xử lý thế nào. Rõ ràng là phòng công chứng phải thẩm định tính hợp pháp của di chúc này về nội dung cũng như hình thức, thủ tục lập.

    Bên cạnh đó phòng công chứng cũng phải bảo đảm rằng toàn bộ các đồng thừa kế đều chấp nhận di chúc đó, không có bất kỳ tranh chấp nào về di chúc thì phòng công chứng mới làm các thủ tục phân chia hoặc khai nhận di sản nêu trên, còn nếu có tranh chấp thì vui lòng sang tòa vậy .

    Tóm lại, bên đang quản lý tài sản của người chết chỉ chuyển giao tài sản cho người thừa kế khi có các văn bản xác định việc phân chia di sản hợp pháp (như văn bản phân chia hoặc khai nhận di sản được chứng thực bởi phòng công chứng hoặc quyết định của tòa) là hợp lý.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (19/02/2011)
  • #82388   12/02/2011

    Hoatran87hn
    Hoatran87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn bạn!

    Mình hiểu ý của bạn. Nhưng vấn đề là nếu ở tư cách của Ngân hàng, trong trường hợp khách hàng mang đến một bản di chúc không có công chứng, chứng thực thì Ngân hàng không thể nói chung chung là:

    Chúng tôi "chỉ chuyển giao tài sản cho người thừa kế khi có các văn bản xác định việc phân chia di sản hợp pháp (như văn bản phân chia hoặc khai nhận di sản được chứng thực bởi phòng công chứng hoặc quyết định của tòa) ".

    Mình muốn hướng dẫn khách hàng cụ thể trong trường hợp này phải đến cơ quan nào để được khai nhận Di chúc đó?

     
    Báo quản trị |  
  • #82895   15/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!
    Trong trường hợp trên, cách làm việc của Ngân hàng không hoàn toàn đúng đâu thưa bạn. Nếu người để lại di sản có để lại di chúc (với hình thức tự lập di chúc mà không cần công chứng, nếu đảm bảo đầy đủ các nội dung do Luật định), sau đó các đồng thừa kế có văn bản thỏa thuận, xác nhận vai trò của mình trong bản di chúc...thì Ngân hàng sẽ phải làm công việc của mình. Việc Ngân hàng làm như vậy chỉ là đảm bảo cho phía mình nếu như có rủi ro xảy ra. Đặt một giả thiết, nếu như việc yêu cầu của ngân hàng bắt buộc phải di chúc phải có công chứng, chứng thực..xảy ra thiệt hại, thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #82918   15/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Thì như đã nêu bạn chỉ việc hướng dẫn khách hàng đến cơ quan công chứng để làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Nếu được thì bạn có thể hướng dẫn thêm khách hàng về các hồ sơ cần thiết để làm thủ tục đó nhưng nhớ thòng thêm là cơ quan công chứng có thể yêu cầu thêm các tài liệu khác nếu thấy cần thiết.

    Chào nkkhuy,

    Mình dám đoan chắc với bạn là 100% ngân hàng không có ngân hàng nào lại dại dột đi làm chuyện thuộc chức năng của cơ quan khác (chức năng công chứng việc khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cụ thể là kiểm tra mối quan hệ nhân thân của người nhận với người để lại di sản, tính hợp pháp của di sản để lại, tính đầy đủ của số người thừa kế, bảo đảm không có tranh chấp ....) để ôm rủi ro vào mình mà chẳng được lợi lộc gì.

    Xin nói lại cho rõ là ngân hàng không có quyền yêu cầu khách hàng phải có di chúc có công chứng hoặc chứng thực nhưng có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các biên bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản hợp pháp. Bởi vì đây là thủ tục về thừa kế đã được qui định bởi pháp luật. Ngân hàng chỉ cần căn cứ vào các biên bản này là có thể thực hiện việc chuyển quyền sở hữu di sản cho người nhận thừa kế. Nếu có vấn đề nào phát sinh sau này, chỉ qua bên công chứng giải quyết .

    Thân.
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 15/02/2011 10:53:55 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83031   16/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào unjustice!

    Nếu như di chúc đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung và đúng như hình thức mà pháp luật quy định. Lúc phát sinh hiệu lực, nó hoàn toàn hợp pháp mà không cần phải công chứng chứng thực, vậy theo bạn lý do gì để Ngân hàng phải yêu cầu người được thừa kế thực hiện việc công chứng và công chứng cái gì??.

    Rất nhiều ngân hàng tùy tiện trong việc yêu cầu người dân lúc nào cũng phải công chứng hay chứng thực các văn bản, nhưng xin thưa với bạn, những yêu cầu đó trong một số trường hợp là vô căn cứ, không đúng với tinh thần của pháp luật.

    "Mình dám đoan chắc với bạn là 100% ngân hàng không có ngân hàng nào lại dại dột đi làm chuyện thuộc chức năng của cơ quan khác (chức năng công chứng việc khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cụ thể là kiểm tra mối quan hệ nhân thân của người nhận với người để lại di sản, tính hợp pháp của di sản để lại, tính đầy đủ của số người thừa kế, bảo đảm không có tranh chấp ....) để ôm rủi ro vào mình mà chẳng được lợi lộc gì".

    Xin thưa với bạn là Ngân hàng không có quyền để thực hiện công việc nằm ngoài chức năng của mình, việc công chứng, chứng thực không thuộc thẩm quyền, chức năng của Ngân hàng. Còn việc có rủi ro hay không là do tính hợp pháp của văn bản thừa kế. Nếu di chúc đã hợp pháp với hình thức luật định, kèm với văn bản xác nhận của đồng thừa kế thì Ngân hàng phải tiến hành các thủ tục thanh toán của mình. 

    Cũng xin nói thêm, việc yêu cầu công chứng, chứng thực của Ngân hàng là nhằm đảm bảo hơn trong quá trình xác định tính hợp pháp của hợp đồng được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn, nhưng việc này là thừa, nếu gây thiệt hại bắt buộc phải bồi thường vì hành động này là hành vi trái với các quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #83043   16/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào nkkhuy!

    Bạn đọc lại kỹ nội dung mình đóng góp nhé, ngân hàng không phải yêu cầu khách hàng đi công chứng chứng thực di chúc vì di chúc có chứng hay không thì cũng chẳng có liên quan gì đến việc ngân hàng chuyển quyền sở hữu di sản cho bên nhận thừa kế cả mà ngân hàng yêu cầu bên nhận thừa kế cung cấp văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế được lập và chứng thực bởi cơ quan công chứng. Hai tờ giấy này (di chúc và văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản) là hoàn toàn khác nhau về bản chất.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83133   16/02/2011

    Hoatran87hn
    Hoatran87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn Unjusticenkkhuy rất nhiều.

    Mình không muốn đi sâu vào vấn đề thế nào là một di chúc hợp pháp hay thủ tục khai nhận di chúc như thế nào? Cái này thì quy định của luật đã khá rõ ràng. Vấn đề mình muốn hỏi ở đây là CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN KHAI NHẬN DI CHÚC hay nói khác đi Cơ quan nào có trách nhiệm xác định Di chúc này có hợp pháp hay không và những ai có quyền được thừa hưởng di sản của người chết.

    Mình xin đưa ra ý kiến của mình như sau.

     

    -       Nếu Di chúc được công chứng, chứng thực: Hướng dẫn thân nhân của người chết đến Phòng/Văn phòng Công chứng thực hiện các thủ tục Khai nhận di sản thừa kế theo Di chúc. Trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được Phòng/Văn phòng Công chứng chứng nhận phải thể hiện rõ ai là người được quyền thừa kế số tiền từ sổ tiết kiệm.

    -       Nếu Di chúc không được công chứng, chứng thực: Hướng dẫn thân nhân của người chết làm đơn gửi Tòa án nhân dân có thẩm quyền để Tòa án tiến hành các thủ tục công nhận hoặc không công nhận tính hợp pháp của Di chúc và ra Quyết định về việc chia tài sản thừa kế của người chết.

     

    Ngân hàng sẽ căn cứ vào kết quả thể hiện trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được Phòng/Văn phòng Công chứng chứng nhận hoặc Quyết định của Tòa án để thực hiện các thủ tục trả tiền cho thân nhân người chết. 

    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 16/02/2011 09:33:36 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #83138   16/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Bạn ơi !

    Bây giờ điều quan trọng mà bạn muốn biết đó là làm thế nào để ngân hàng chấp nhận văn bản phân chia di sản thừa kế đúng không?

    QQ trả lời bạn 1 cách ngắn gọ thế này nha:

    Nếu bản di chúc đó là của 1 người có năng lực chủ thể đầy đủ( có công chứng hay không không quan trọng) thì bạn tiến hành 1 buổi họp mặt có tất cả các đông thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, có người làm chứng càng tốt... rồi tiến hành phân chia di sản thừa kế (để tránh sai sót thì bạn cần phải có những am hiểu nhất định về thừa kế, vì không phải nội dung của di chúc như thế nào là chia thế đó đâu)

    Việc phân chia đó phải được lập thành văn bản nếu muốn cho chắc ăn thì các đồng thừa kế cùng nhau đi công chứng văn bản đó là xong, bạn mang văn bản đó lên ngân hàng thì sẽ không có lý do gì mà ngân hàng từ chối chuyển quyền sở hữu cho bạn cả.

    Nếu các đồng thừa kế không thể thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế thì làm đơn ra Tòa yêu cầu Tòa tiến hành phân chia di sản thừa kế.

    Chúc bạn may mắn!

     
    Báo quản trị |  
  • #83158   16/02/2011

    Hoatran87hn
    Hoatran87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Gửi QQ!

    Việc xác nhận tính hợp pháp của 1 di chúc, đặc biệt di chúc đó lại không được công chứng, chứng thực rất phức tạp:

    Chẳng hạn, di chúc đó có phải do người chết viết không, viết trong tình trạng như thế nào, nội dung di chúc như thế có phù hợp với quy định của pháp luật không, tài sản mà người chết để lại có tranh chấp gì không...?

    Tất cả những việc này không thể giải quyết trong một buổi họp mặt là xong. Sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro nếu xử lý sự việc theo cách này.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #83168   16/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Bạn ơi, việc lập di chúc có rất nhiều vấn đề khác nhau, có thể lập bằng văn bản, di chúc miệng, lập thành văn bản có công chứng chứng thực, có người làm chứng...

    Để xác định di chúc đó có phải là của người chết để lại hay không thì những đồng thừa kế chắc hẳn phải biết, di chúc có hợp pháp hay không thì cần có người am hiểu về pháp luật xem xét.. nếu mà các đồng thừa kế không thể thống nhất được thì ra Tòa phân xử, những vấn đề bạn hỏi thì Tòa có trách nhiệm đi xác minh, ai muốn đưa ra vấnn đề gì thì có nghĩa vụ chứng minh..

    Vì thế nếu bạn muốn đảm bảo thì bạn nên viết đơn ra Tòa để Tòa giải quyết sau đó đem kết quả đó đến ngân hàng là chắc cú nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #83253   16/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào #0072bc;">Hoatran87hn,

    Đúng là việc xác định di chúc có hợp pháp hay không là một vấn đề phức tạp, kể cả khi đã có công chứng, chứng thực vẫn có khả năng xảy ra tranh chấp như thường.

    Thế nhưng nếu nhìn ở góc độ các đồng thừa kế có hay không có tranh chấp về nội dung di chúc đó thì vấn đề lại dễ vô cùng.

    Bởi vì nếu có tranh chấp thì chắc chắn  chỉ có cơ quan tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này (tuyên bố một di chúc là vô hiệu hay có hiệu lực pháp lý).

    Còn nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp thì cứ ra cơ quan công chứng làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế thôi.

    Bởi vì nếu muốn thì các đồng thừa kế có thể thỏa thuận chia tài sản cho nhau theo đúng như nội dung di chúc mà chẳng cần phải trình di chúc ra làm gì, miễn là ký tên đồng ý chịu trách nhiệm và không khiếu kiện về việc phân chia ấy.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |