Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:
Trong trường hợp ông B mất không để lại di chúc thì khối di sản ông M để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế của ông M theo quy định tại Điều 676, BLDS
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Theo thông tin bạn cung cấp, thì bà M do chưa đăng ký kết hôn với ông B nên không làm phát sinh quan hệ thừa kế. Do những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B đã mất hết nên người ở hàng thừa kế thứ hai là chị gái của ông B sẽ được hưởng khối di sản mà ông B để lại.
Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ Ms.Trang:01682742583