Thắc mắc về thứ tự phân chia di sản

Chủ đề   RSS   
  • #78621 12/01/2011

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thắc mắc về thứ tự phân chia di sản

    Mình có một thắc mắc thế này:

    Ông A có để lại di chúc trong đó loại tư cách thừa kế của 1 người (trái pháp luật), toàn bộ di sản cho những người còn lại, nhưng do một lý do nào đấy, lại có một phần di sản bị dôi ra, nên phải chia theo pháp luật. Trong trường hợp này, người bị tước tư cách thừa kế kia đương nhiên được hưởng 2/3 của một suất theo luật. Vậy theo các bạn cách chia nào là phù hợp và đúng luật:

    Chia theo di chúc trước, rồi chia theo pháp luật phần bị dôi, thiếu đâu trích từ phần của những người kia bù cho đủ 2/3. Hay là chia theo di chúc, rồi bù cho đủ 2/3 cho người bị tước quyền thừa kế, phần dôi ra kia lại chia theo pháp luật tiếp.

    Lấy luôn tình huống này cho dễ:

    Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E. Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P. Năm 2007 ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản, chia đều cho bà B và C, D, E. Năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Di sản của ông có 300 triệu.

    Theo các bạn phần của P (chưa thành niên) chỉ là 40tr=2/3*300/5 (B, C, D,E, P) hay là 40 triệu cộng với phần của C chết chia theo pháp luật là 300/5=60tr/4 (B, D, E, P) = 15tr là tổng cộng 55 triệu.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    3678 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #78836   13/01/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Ðiều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
      a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
      b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
      c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
      d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Ðiều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc
    nếu P không thuộc khoản 1 của điều 643 thì:
    vấn đề truất quyền thừa kế chỉ đặt ra với thừa kế theo di chúc.
    P vẫn được nhận phần trong số di sản là 2/3*300/5.
    Phần thừa kế của C: do C chết cùng A nên không được thừa kế của A theo điều 641

    Ðiều 641. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

    Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này.

    phần thừa kế của C sẽ được chia theo pháp luật, mà vấn đề truất quyền không đặt ra với thừa kế theo pháp luật (trừ đ643)
    Vậy P vẫn được hưởng theo pháp luật số di sản dư kia.
    P sẽ được nhận 55tr
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/01/2011 05:26:17 PM

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #78862   13/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào Khatvong

    QQ mời bạn và mọi người cùng tham khảo đoạn trả lời sau của thầy Hồng Hải (HLU)
    các bạn sẻ rõ về vấn đề này!

    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/q-a/

    QQ xin trích dẫn sang đây luôn!

    "ot_nhh
    , on 13/12/2010 at 23:34 said:

    em chào thầy!
    em có câu hỏi về thừa kế mong thầy gải đáp.
    ông A có vợ là B, 2 con C và D.Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản. Em muốn hỏi là còn 1/2 di sản ko định đoạt trong di chúc được chia theo PL. Vậy bà B có được hưởng 2/3 suất thừa kế theo D669 hay ko?

    thầy ơi! em xin hỏi thêm là: trường hợp phần di sản chia theo PL cho bà B nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế thì phần còn thiếu đó lấy từ đâu ạ? em thắc mắc là số thiếu đó có được lấy từ số di sản mà C được hưởng theo di chúc hay ko trong khi vẫn còn có tài sản ko được định đoạt đủ để bù đắp số thiếu?

    giả sử di sản thừa kế của ông A là X. ông A còn bà vợ hợp pháp là E nhưng trong di chúc bị A truất quyền thừa kế. Theo PL thì bà E cũng được hưởng 2/3 suất thừa kế. Khi đó số di sản còn lại để chia theo PL được tính ntn: [X - (2/3*X/4) - X/2] hay là [X - (2/3*X/4)] : 2. Vậy số thiếu của bà B được lấy từ phần di sản di chúc cho C hay từ phần di sản chia theo PL cho C và D hay là lấy theo tỷ lệ di sản mà C, D được hưởng cả theo di chúc và theo PL.
    Mong thầy giải đáp giúp em với.huuuu….

    Chào ot_nhh,

    Em vẫn phải chia 1/2 di sản ông A không định đoạt trong di chúc cho B, C, D theo qui định về thừa kế theo pháp luật. Sau đó em tính 2/3 suất của bà B được hương theo Đ 669 là bao nhiêu nếu mức 2/3 bằng hoặc nhỏ hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B không được hưởng 2/3 suất theo Đ 669. Nếu mức 2/3 lớn hơn phần bà B đã được hưởng phần thừa kế theo Pl của ông A thì bà B được hưởng phàn còn thiếu.

    Về vấn đề lấy phần còn thiếu để người thuộc diện hưởng theo Đ 669 nhận đủ 2/3 suất tk theo luật hiện còn hai quan điểm.

    - Trừ vào phần di sản của những người hưởng theo di chúc không trừ vào phần di sản được hưởng thừa kế theo pháp luật;

    - Trừ vào phần di sản của tất cả những người thừa kế theo di chúc và pháp luật.

    Tôi theo quan điểm thứ hai"

    Mời mọi người tham khảo!

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/01/2011 06:52:48 PM
     
    Báo quản trị |