Tẩy chay LĐ Thanh–Nghệ–Tĩnh là hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #262220 18/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tẩy chay LĐ Thanh–Nghệ–Tĩnh là hợp pháp

     

    Câu chuyện Doanh nghiệp phân biệt đối xử với người lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh không phải chỉ mới hình thành mà đã từ lâu. Tuy nhiên giờ nó mới trở thành làn song tẩy chay rộng lớn nên báo chí và dư luận vào cuộc. Sau đây là những góc nhìn đa chiều để làm rõ thực hư sự việc này:

    1.Hãy hiểu cho doanh nghiệp

    Mọi chuyện trên đời âu có cái lý riêng của nó, nên sự việc người sử dụng lao động tẩy chay lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh cũng có nguyên cớ của họ.

    Tại sao không tẩy chay lao động vùng khác mà lãi tẩy chay lao động 3 tỉnh này (3/63 tỉnh). Cũng rất có thể vì đám sâu phái hoại nồi canh, thậm chí một con sầu làm rầu nồi canh nên dẫn đến việc doanh nghiệp có cách nhìn không thiện cảm đối với lao động vùng này.

    Giống như kiểu không phải người Việt Nam nào cũng xấu, tuy nhiên khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thấy cảnh “chặt chém” thì lúc về nước sẽ đọng lại “người Việt không thân thiện” và truyền thông điệp đó đến với những người quen biết. Bởi thế, không thể bắt khách nước ngoài thay đổi cách nhình đối với Việt Nam mà tự chúng ta phải thay đổi mình.

    Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống đôi khi có những nguyên cớ xuất phát từ sự nhìn nhận sai lầm, sau đó tạo ra sự kích thích dây chuyền, nhiều người hiểu sai về một vấn đề. Có thể doanh nghiệp tẩy chay lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh là hậu quả của cách hiểu domino sai lầm đấy.

    Đó là dấu hỏi để những người có thẩm quyền đi tìm ra câu trả lời, chỉ có khi nào hiểu được doanh nghiệp mới có thể giúp doanh nghiệp xích lại gần bên người lao động.

    2. Không nhận lao động Thanh–Nghệ–Tĩnh là không trái luật

    Luật sư Triệu Dũng, trưởng VPLS Triệu Dũng và Cộng sự (Hà Nội) khẳng định: “Hành vi không nhận lao động quê Thanh – Nghệ  – Tĩnh của một số doanh nghiệp là sự kỳ thị, phân biệt đối xử khó có thể tha thứ và không thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta”.

    Luật sư có dẫn chiếu điểm a khoản 1 điều 5 BLLĐ 2012 Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử” và khoản 1 điều 10 “Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm”. Để chúng minh cho khẳng định của mình.

    Tuy nhiên, mối quan hệ của người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ mua bán hàng hóa sức lao động, quan hệ này chỉ được thiết lập khi “thuận mua vừa bán”, mọi hành vi ép buộc người sử dụng lao động nhận lao động vào làm việc và ngược lại đều trái luật.

    Mặt khác điều 11 BLLĐ 2012 quy định “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. Vì vậy, người sử dụng lao động sẽ toàn quyền trong việc tuyển dụng, lựa chọn lao động phù hợp cho doanh nghiệp.

    Nên việc doanh nghiệp từ chối lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh hoàn toàn không vi phạm pháp luật.

    3. Đừng “chọc tức” Doanh nghiệp

    Nếu báo chí, dư luận và cơ quan có thẩm quyền cứ cho rằng việc không nhận lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh vào làm việc là trái luật, mô hình chung họ đã “chọc tức” doanh nghiệp. Nếu Doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng có quy định không tuyển lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh thì đó chính là sự phân biệt đối xử, điều này bị pháp luật cấm. Nhưng họ phân biệt đối xử ngầm, không công khai, cứ nhận hồ sơ và loại hồ sơ ngay từ vòng đầu đối với dân Thanh – Nghệ – Tĩnh thì pháp luật không thể can thiệp.

    Một khi dư luận “chọc tức” doanh nghiệp thì họ sẽ trả đủa bằng cách phân biệt ngầm, truyền “bí quyết” từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, làn sóng kỳ thị cứ tăng dần và khi ấy kẻ bị hại chính là người lao động.

    Thay vì khẳng định doanh nghiệp hành xử trái luật thì chính bản thân người lao động cũng như cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để làm đẹp vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh bằng những tấm gương tốt, năng động, trong lao động và sản xuất…nhằm chứng minh mình không có gì “xa cách”. Như vậy người sử dụng lao động mới có ánh nhìn thiện cảm với lao động xứ Thanh – Nghệ – Tĩnh.

    Lời kết:

    Bài viết này không đồng tình với làn sóng tẩy chay lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh, nhưng cách giải quyết vấn đề trên không phải ở chỗ phán xét doanh nghiệp đúng hay sai mà nên tìm ra hướng đi hợp lý nhất. Đừng để việc giúp người lao động trở thành khó khăn hơn cho họ.

     
    24079 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #262265   18/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Mình nghĩ là con người ở đâu cũng đó người tốt và người xấu, ngay cả trong chính con người cũng có tốt - xấu, nếu mình như vậy thì lấy quyền gì mà đi phán xét người khác.

    Làm việc tốt hay không thì dựa vào chất lượng chứ bộ công ty đánh giá lại đi dựa vào quê người ta ah?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    Thai-Duc (04/06/2013)
  • #262284   18/05/2013

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chả ông nào khẳng định được là trái luật đâu, toàn phán vớ vẩn. Doanh nghiệp không có văn bản nào, không có tuyên bố nào ở bên ngoài được ghi âm ghi hình lại để khẳng định cái gọi là "kỳ thị" thì ai dám tuyên bố họ trái luật.

    Doanh nghiệp cứ âm thầm làm, loại bỏ hồ sơ của những lao động này, ai dám ép họ? 

    Một số doanh nghiệp ở Bình Dương đã hỏi tôi về vấn đề này. Mặc dù họ chịu sự kiểm tra, kiểm định về trách nhiệm xã hội của các khách hàng Mỹ, châu Âu hàng năm, nhưng không bên nào có thể phán họ vi phạm pháp luật khi loại bỏ hồ sơ của những lao động này tại thời điểm chuẩn bị tiến hành phỏng vấn.

    Mấy doanh nghiệp này chỉ bị kêu là phân biệt đối xử khi ghi trong thông báo tuyển dụng là "Ưu tiên nữ ( hoặc nam); hay ưu tiên người sống tại Bình Dương...". Sau khi bỏ mấy dòng này, chỉ âm thầm thực hiện thì chả ai nói gì được.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    themiracle (19/05/2013)
  • #262525   19/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn !

    Tôi đồng ý với bạn là không đồng tình với các doanh nghiệp nói trên, nhưng cần có sự đồng cảm về những khó khăn không đáng có mà họ phải gánh chịu và tìm cách giải quyết sớm .

    Chào luật sư LS_NguyenAnBinh!

    Tôi thật sư chưa hiểu hết ý của Luật sư "Chả ông nào khẳng định được là trái luật đâu, toàn phán vớ vẩn. Doanh nghiệp không có văn bản nào, không có tuyên bố nào ở bên ngoài được ghi âm ghi hình lại để khẳng định cái gọi là "kỳ thị" thì ai dám tuyên bố họ trái luật.".

    Nếu luật sư cho là hành vi không nhận lao động của các doanh nghiệp là không sao, không trái pháp luật nên Chả ông nào khẳng định được là trái luật đâu, toàn phán vớ vẩn. Thì tại sao lại không tuyên bố ra bên ngoài ?

    Nếu luật sư cho là hành vi đó là sai, nhưng doanh nghiệp không công khai làm, không tuyên bố (nói chung là lén lút) thì ai dám tuyên bố họ trái luật. Không lẽ luật sư tin là có thể che dấu được sự thật? Không lẽ cơ quan điều tra tham gia vào cũng không phát hiện được? Nêu một công nhân (hay nhân viên phụ trách nhân sư của Cty) vì gia đình, họ hàng họ bị kỳ thị, hoặc đơn giản là họ ghét chủ doanh nghiệp nên tố cáo (có chứng cứ ) thì cũng Chả ông nào khẳng định được là trái luật sao ?

    Mong luật sư xem lại !

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    nguyenvanbt (29/05/2013)
  • #262530   19/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hình như bạn phantantai2012 cố tình không hiểu các bài viết bên trên.

    Nếu DN thông báo "không tuyển lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh" một cách công khai và rõ ràng thì DN vi phạm luật lao động.

    Tuy nhiên nếu DN không thông báo rõ ràng nhưng trong quá trình tuyển dụng họ không tuyển các lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh thì không có cơ sở nào nói rằng họ đã vi phạm luật.  Nếu DN không tuyển thì chắc chắn không có cơ quan chức năng nào có quyền ép DN phải nhận các LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh.

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 19/05/2013 08:21:01 CH lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (19/05/2013)
  • #262545   19/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn ntdieu !

    Cám ơn bạn quan tâm bài viết của tôi. Tôi nghĩ bạn chưa hiểu tôi thôi !

    Giả sử công ty bạn, không thông báo hay tuyên bố gì cả nhưng cả Cty bạn đều là Nam giới, kể cả phòng kế toán -hành chánh, tạp vụ cũng vậy. Người lao động nữ đến gởi đơn xin làm không nhận, chỉ nhận Nam, dù liên tục thông báo tuyển nhân viên ở vị trí phù hợp với Nữ giới. Vậy không lẽ không ai kết luận bạn là kỳ thị Nam Nữ được sao ?

    Kỳ thị là tất nhiên sai luật vì người lao động có quyền làm việc ở bất cứ nơi đâu, miễn là phù hợp với khả năng của họ. Việc không công bố, làm lén lút trong nội bộ là biện pháp đối phó nhầm tránh bị kiện cáo, Không phải là tránh sai trái !

    Trốn thuế củng không có công bố nhưng vẫn là sai trái chứ.

    Bạn nói :"DN thông báo "không tuyển lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh" một cách công khai và rõ ràng thì DN vi phạm luật lao động."

    và "DN không thông báo rõ ràng nhưng trong quá trình tuyển dụng họ không tuyển các lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh thì không có cơ sở nào nói rằng họ đã vi phạm luật"

    Một cách hơi gượng ép, tôi xin thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong câu bạn nói :

    "DN thông báo "không Đóng thuế" một cách công khai và rõ ràng thì DN vi phạm luật Thuế."

    "DN không thông báo rõ ràng nhưng trong quá trình hoạt động, họ không đóng thuế thì không có cơ sở nào nói rằng họ đã vi phạm luật.

    Sai là sai chứ không phụ thuộc việc họ có thông báo hay không !

    bạn nói : "Nếu DN không tuyển thì chắc chắn không có cơ quan chức năng nào có quyền ép DN phải nhận các LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh"

    Tôi nghĩ là nếu có một Người lao động nào đó thu thập chứng cứ, sau đó khiếu kiện thì Công Đoàn và cuối cùng là Tòa Án có quyền ép DN phải nhận các LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh.

    Tuy nhiên do cộng đồng bà con lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh cũng phần nào có lỗi nên không được sư ủng hộ của mọi người thôi!

    Tôi đồng cảm với các doanh nghiệp nhưng không đồng tình vì nếu các LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh có lỗi, ta kỳ thị họ thì địa phương của họ, buộc phải bảo vệ việc làm của người dân địa phương mình, "ngầm" thông báo không nhận lao động là người thành phố HCM hoặc Bình Dương thì sao ?
     

     

     

     

     

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #262552   19/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào phantantai2012, bạn cố tình đánh tráo khái niệm khi thảo luận.

    Tôi xin nói rõ ràng hơn một lần nữa :

    1. DN không nhận lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh nếu như DN có nhu cầu, đồng thời NLĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng, là việc làm vi phạm luật lao động, cụ thể là vi phạm khoản 1 điều 8 bộ luật lao động.

    2. Nếu DN ghi rõ trong thông báo tuyển dụng rằng "không tuyển lao động TNT" thì đó là dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

    3. Nếu DN không ghi, nhưng họ âm thầm loại bỏ các hồ sơ lao động TNT, hoặc loại bỏ những lao động này sau khi đã phỏng vấn thì không có cơ sở nào nói rằng DN vi phạm. Nếu DN nói rằng người lao động có tên XYZ nào đó (quê ở Thanh Nghệ Tĩnh) đã bị loại vì "đã tuyển được người phù hợp hơn" chứ không phải vì quê quán thì tòa án dựa vào cái gì để bắt DN nhận chứ ?

    Việc bạn suy diễn sang lĩnh vực đóng thuế là việc làm quá gượng ép và thiếu logic, tôi không bàn tới

     
    Báo quản trị |  
  • #262582   20/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn ntdieu !

    Bạn viết : Việc bạn suy diễn sang lĩnh vực đóng thuế là việc làm quá gượng ép và thiếu logic, tôi không bàn tới

    Tôi hoàn toàn tán đồng với bạn, trước khi so sánh như vậy tôi đã viết "Một cách hơi gượng ép, tôi xin thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong câu bạn nói"

    Tuy nhiên tôi ví dụ như vậy để chứng minh là hành vi trái pháp luật khi đã thực hiện thì không phụ thuộc vào việc có công bố, công khai hay không ! nói hay không cũng không thay đổi bản chất.

    Ban viết :

    1. DN không nhận lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh nếu như DN có nhu cầu, đồng thời NLĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng, là việc làm vi phạm luật lao động, cụ thể là vi phạm khoản 1 điều 8 bộ luật lao động.

    Hoàn toàn chính xác: ở các khu CN thường xuyên tuyển lao đông (có nhu cầu), tuyển lao đông phổ thông (không đòi hỏi tay nghề,trình độ ...) mà không nhận là chứng cứ kỳ thị rỏ ràng đó bạn.

    bạn cũng viết :

    3. Nếu DN không ghi, nhưng họ âm thầm loại bỏ các hồ sơ lao động TNT, hoặc loại bỏ những lao động này sau khi đã phỏng vấn thì không có cơ sở nào nói rằng DN vi phạm.

    Đây là điều mà tôi không đồng ý với bạn và LS LS_NguyenAnBinh nhất ! Các "kỹ thuật" mà doanh nghiệp sử dụng chỉ là phương pháp làm cho việc kết luận về sai phạm sẽ Khó hoặc chưa có cơ sở chứ không phải không có cơ sở.

    Nếu bạn được mời tư vấn cho DN và bạn tư vấn như vậy là rất rủi ro cho DN và chính bạn (xin lỗi vì múa riều qua mắt thợ)! DN là môt bộ máy, một bộ máy mà nội bộ thường rất phức tạp; Hoạt động của bộ máy không chỉ một người mà qua nhiều khâu, nhiều người nên không thể dể dàng che dấu ! Thực tế là chỉ vì mâu thuẩn nội bộ mà những bí mất sẽ bị phanh phui.

    Theo suy nghĩ của tôi, DN không tuyển chọn lđ Thanh Nghệ Tỉnh (viết tắt là TNT sao giống chất nổ quá!) dù sao cũng là trái luật. Tuy nhiên, DN hành động sai trái là vì "bất khả kháng" (phải bảo vệ tài sản của mình, hoạt động kinh doanh của mình và việc làm của nhiều người lao động khác) nên có phát hiện vi phạm thì cũng xem xét miễn trách nhiệm hoặc xử nhẹ;Cho rằng không có cơ sở thì chưa đúng lắm; sẽ làm cho DN nghĩ là đã làm đúng. Sau đó, không công bố, âm thầm thực hiện sai phạm khác thì sẽ rất phức tạp.

    Tôi thấy ghi bạn ở Đồng Nai, về tình hình thực tế ở ĐN, BD chắc là bạn rành hơn tôi. Tôi chỉ nói với tư cách của một người ở ngoài cuộc, có gì không đúng mong bạn trao đổi thêm.

     

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    nguyenvanbt (29/05/2013)
  • #264821   28/05/2013

    Lstrieudung
    Lstrieudung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 69
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Tẩy chay LĐ Thanh–Nghệ–Tĩnh là hợp pháp sao???

    Chào các bạn! lâu nay không vào diễn đàn, không ngờ bài trả lời của tôi lại được các bạn bình luận sôi nổi như vậy! Qua các binh luận trên, tôi mạn phép có vài ý kiến như sau:

    Bạn nêu: "Mặt khác điều 11 BLLĐ 2012 quy định “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. Vì vậy, người sử dụng lao động sẽ toàn quyền trong việc tuyển dụng, lựa chọn lao động phù hợp cho doanh nghiệp.". Theo tôi, bạn hình như chưa hiểu rõ điều luật này thì phải?! Ở điều luật này, Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự do tuyển dụng lao động chứ không phải "lén lút" tuyển dụng theo nghĩa đen và tuyển dụng số lượng lao động tùy theo nhu cầu chứ không phải cho phép phân biệt vùng miền, dân tộc hoặc thành phần xã hội. Không lẽ điều luật này lại trái với khoản 1 điều 8 và diều 5, điều 10 BLLĐ năm 2012. Bạn hiểu điều luật như vậy thì sao kết luận được: có vi phạm pháp luật hay không? hay là bạn cố ý diễn giải điều luật theo đường cong để bảo vệ số doanh nghiệp vi phạm pháp luật trên?

    Tôi cũng chưa phải là Tiến sĩ nhưng tôi và rất nhiều luật sư khác ở Hà Nội lại hiểu luật quy định rất rõ: đó chính là hành vi vi phạm luật lao động chứ không cố ý bao che cho việc tư vấn sai để các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm. Bạn nên sử dụng tư duy logic luật học hơn nữa!

    Chỉ đằng tiếc, pháp luật chưa quy định chế tài xử lý vi phạm này thôi. Với tư cách là đồng nghiệp, tôi thấy bạn phát ngôn: "Chả ông nào khẳng định được là trái luật đâu, toàn phán vớ vẩn" là phát ngôn thiếu thận trọng. Bạn coi thường người khác quá! Bạn phát ngôn như vậy, bao hàm việc ám chỉ cả Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội là: ăn nói vớ vẩn! Nhưng chưa chắc trình độ, sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm của bạn đã bằng đâu!!! Câu: "Doanh nghiệp không có văn bản nào, không có tuyên bố nào ở bên ngoài được ghi âm, ghi hình lại để khẳng định cái gọi là "kỳ thị" thì ai dám tuyên bố họ trái luật." Không có chứng cứ, tại sao lao động  Thanh- Nghệ- Tĩnh và báo chí biết được???

    Bạn còn nói :"Doanh nghiệp cứ âm thầm làm, loại bỏ hồ sơ của những lao động này, ai dám ép họ?"  phải chăng bạn tiếp tục tư vấn và khuyến khích cho số doanh nghiệp này tiếp tục hành vi trái pháp luật ở nhưng ở mức độ tinh vi hơn!!! Tôi tán đồng ý kiến của bạn phantantai2012 là không hành vi trái pháp luật nào dù tinh vi đến đâu cũng có thể che dấu mãi được!

    Bản thân tôi là người Hà Nội gốc, cũng từng gặp một, hai người quê Thanh Hóa, Hà Tĩnh cư xử không tốt nhưng tôi không đánh đồng như vậy; Tôi tán đồng với ý kiến của bạn danusa là ở đâu cũng có người tốt, người xấu, không thể vì 1 vài người mà đánh giá tất cả người Thanh- Nghệ- Tĩnh là không tốt  được. Không thể vì một con sâu mà làm rầu cả nồi canh!

    Chúng ta đồng cảm với các doanh nghiệp và rất hiểu doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước nhưng không thể đồng cảm với việc làm sai trái như trên của họ được!

    Xin cảm ơn tất cả các bạn!

    Bài viết vi phạm Thỏa ước cần sửa lại Cập nhật bởi Lstrieudung ngày 28/05/2013 05:11:00 CH Cập nhật bởi Lstrieudung ngày 28/05/2013 05:05:38 CH Cập nhật bởi Lstrieudung ngày 28/05/2013 05:02:29 CH Cập nhật bởi Lstrieudung ngày 28/05/2013 04:54:43 CH
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Lstrieudung vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (28/05/2013) songdehoivahoc (29/05/2013) nguyenvanbt (29/05/2013)
  • #264859   28/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Nhắc nhở các thành viên LstrieudungTRUTH : Các bạn có thể tranh luận thoải mái bằng cách đưa ý kiến của mình. Tuy nhiên không được đưa ra các nhận xét về cá nhân hoặc hạ thấp các thành viên khác như vậy.  Vui lòng tham khảo Thỏa ước sử dụng

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (28/05/2013) phamthanhhuu (28/05/2013) Thai-Duc (04/06/2013)
  • #264863   28/05/2013

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

    Đề tài này đã có trao đổi ở đâu đó trên diễn đàn Danluat rồi.

    Theo thiển ý, mặc dù không có ý bênh vực cho việc phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động trong trường hợp này, nhưng nếu các doanh nghiệp làm chắc và kín kẻ thì khó có cơ sở nào buộc họ vi phạm pháp luật lao động.

    Nguyên nhân của vụ việc thì nhiều bạn cũng đã đề cập. Khi ở trong cuộc, mới biết rằng nó gây thiệt hại như thế nào đối với doanh nghiệp (đặc thù là các doanh nghiệp sản xuất cần nhiều lao động) để đối phó với việc này.

    Nhà đầu tư nước ngoài đến VN để sản xuất-kinh doanh, mục tiêu cao nhất của họ là lợi nhuận. Họ sẽ tìm cách giảm phí tổn tối đa để tăng thu nhập. Họ không có đủ kiên nhẫn để tốn nhiều chi phí cho việc giải quyết các tranh chấp lao động lẽ ra, theo họ, là có thể tránh được.

    Chỉ trách mình tự đánh mất cơ hội về tự do về việc làm.

    Thân.

    (Các bạn không nên tranh luận gay gắt như vậy, điều đó chỉ làm tổn hại danh giá chính mình)

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #264878   28/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào luật sư LStrieudung !

    Cám ơn luật sư về bài viết quý giá của luật sư. Tuy nhiên tôi mong luật sư với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình có thể kiềm chế không nên tranh luận lại (không đáng) !

    Theo tôi "chả" có gì là quan trọng; "chả" có đúng sai gì cả; nếu mình im lặng "chả" nói thì "chả" ai biết mình sai;

    Tiến sĩ là người có kiến thức "cao" về vấn đề minh nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu sinh, chứ "chả" phải là cái gì củng biết. Cũng "chả" phải là không sai;

    Chân lý rồi sẽ sáng tỏ, "chả" có ai có thể che dấu được sự thật. 

    "chả" phải mình im lặng là đồng ý với cái sai đâu, chẳng qua "chả" muốn cải thôi.

    Tôi thấy mình "chả" có được bằng cử nhân luật nên "chả" dám có ý kiến nửa.

    Thực sự tôi "chả" biết là không tiếp tục tranh luận thì có đúng hay không nữa ?

    Tuy nhiên tôi biết một điều : cả dân tộc chúng ta là anh em; Phân biệt đối xử vùng miền là đi ngược lại đường lối đại đoàn kết. Điều đó làm dân tộc ta yếu đi !

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 28/05/2013 08:35:10 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #264921   29/05/2013

    nguyenvanbt
    nguyenvanbt

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Trước đây, tôi vào công tác ở Đồng Nai, nghe người dân ở đây nói: các vị ở đây sợ chính quyền lắm! không hiểu người đó nói ai, có ý gì? Tôi chỉ được biết năm 2008- 2009, có gần trăm người dân nghèo ở gần khu trường Đảng tỉnh bị một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở pháp luật "cướp đất" để xây dựng khu dân cư thực chất là lấy đất của dân bán "lúa non kiếm lời". Vụ việc này đã được đăng trên báo Bảo vệ pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao với tiêu đề là : Vừa đá bóng vừa thổi còi. Những người dân này chỉ được hỗ trợ 33 ngàn/m2 đất, nhưng phải mua đất tái định cư 1, 5 triệu đồng/m2

    Những người dân này phải cử đại diện ra Hà Nội mời vị Lstrieudung lặn lội vào giải quyết giúp với kinh phí rất hạn hẹp! Thậm chí, có người không có đủ 2 triệu dồng để trả chi phí luật sư đi lại, soạn đơn từ, tư vấn, làm việc. Tại sao những người tài ở Đồng Nai không giúp ?

    Cập nhật bởi nguyenvanbt ngày 29/05/2013 03:04:26 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenvanbt vì bài viết hữu ích
    Angrey (06/11/2013) songdehoivahoc (29/05/2013) phantantai2012 (29/05/2013)
  • #264953   29/05/2013

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Nói ra vài câu, mới thấy văn hóa từng người thế nào.

    Xin nói rõ, quan điểm của tôi là như vậy và thực tiễn tôi trải nghiệm qua là như vậy .

    Tranh luận không có gì xấu, nhưng chụp mũ về đạo đức thì chẳng còn gì để nói.

    Mod nên dọn dẹp thì tốt hơn.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    Angrey (06/11/2013) SAdmin (29/05/2013) nguyenkhanhchinh (29/05/2013) phamthanhhuu (29/05/2013)
  • #264954   29/05/2013

    admin
    admin
    Top 100
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (717)
    Số điểm: 22498
    Cảm ơn: 8038
    Được cảm ơn 1534 lần
    ContentAdministrators

    Chào các bạn, nội dung chúng ta thảo luận ở đây là việc Doanh nghiệp không nhận các lao động xuất thân ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là đúng pháp luật hay không.

    Tuy nhiên có vài thành viên đang đi từ nhận xét hạot động  Doanh nghiệp sang nhận xét người khác mà không thuộc mục tiêu của chủ đề đang thảo luận và cũng không đúng sứ mệnh họat động của DanLuat.

    Vì thế các thành viên vui lòng xác định lại mục tiêu khi tham gia thảo luận trược khi tiếp tục trao đổi. Rất mong tiếp tục nhận được sự tham gia tích cực từ các thành viên của DanLuat.

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #264955   29/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


     

    Xin mạn phép post lại quan điểm của mình đã nêu trước đây

    Chào mọi người,

    Đây là vấn đề mà luật pháp VN chưa có quy phạm điều chỉnh rõ ràng (quy định về cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động) mặc dù nó có được đề cập thoáng qua ở Điều 8 BLLĐ hiện hành, như một nguyên tắc chung.

    Có thể có người sẽ lập luận đây là quyền của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp có quyền chọn người "phù hợp" đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp (ở đây được hiểu là ít gây rắc rối nhất cho doanh nghiệp). Thế nhưng nó chỉ là quyền của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tôn trọng một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của một xã hội văn minh. Đó là nguyên tắc mọi người đều bình đẳng như nhau nói chung và bình đẳng trong việc tìm kiếm và làm các công việc phù hợp với khả năng của mình nói riêng.

    Bình đẳng trong việc tìm kiếm việc làm phải được hiểu người lao động không thể bị từ chối đối với công việc phù hợp khả năng của họ vì bất kỳ lý do nào như sự khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính, màu da, dân tộc, tuổi tác, nơi cư trú, quan điểm chính trị ......

    Tại sao doanh nghiệp phải tôn trọng, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc này? Câu trả lời là nếu doanh nghiệp không tuân thủ thì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng được nêu trong hiến pháp có còn giá trị không? Nếu để các hành vi phân biệt trên phát triển thì sự đoàn kết giữa các vùng của một quốc gia có giữ được hay nó chỉ gây thêm sự chia rẽ mất đoàn kết, tính cục bộ giữa các địa phương? Các doanh nghiệp không thể quy kết một vài vụ việc để rồi nâng lên thành cách ứng xử phổ biến trong xã hội được và nhà nước thì ngồi đó không làm gì xem như mặc nhiên thừa nhận cách ứng xử đó. 

    Mục tiêu bình đẳng này là khát vọng của người dân từ xưa đến nay. Nhà nước với vai trò là tổ chức quản lý xã hội do người dân lập ra phải có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc liên quan nhằm đạt được mục tiêu cao đẹp đó. Mọi hành vi đi ngược lại với các nguyên tắc này đều phải bị ngăn chặn hoặc trừng phạt.

    Vì vậy theo quan điểm của mình nhà nước cần ban hành các quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề này cũng như các biện pháp chế tài cần thiết.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/05/2013) themiracle (29/05/2013) phantantai2012 (29/05/2013)
  • #264957   29/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bộ luật Lao động không cấm!

    Ai đó tìm giúp xem có quy định nào cấm doanh nghiệp thực hiện việc này không?

    Nếu BLLĐ không cấm thì các văn bản khác khó mà quy định trái được.

    Công bằng xã hội nhưng phải phù hợp với quyền tự do của con người anh Unjustice ạ.

    Em đồng tình quan điểm của LS Nguyễn An Bình; pháp luật không quy định, doanh nghiệp có quyền phân vùng tuyển dụng.

    Đến tuyển công chức mà cũng quy định hộ khẩu thì khỉ gió gì mà doanh nghiệp không làm được cái quyền của họ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Angrey (06/11/2013) ntdieu (29/05/2013) SAdmin (29/05/2013)
  • #264967   29/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Chinh,

    Đòi hỏi tôn trọng quyền tự do của cá nhân, của doanh nghiệp là đòi hỏi chính đáng nhưng rõ ràng không có khái niệm tự do tuyệt đối ở đây do chúng ta sống trong cùng một xã hội, chúng ta dựng nên những nguyên tắc cho sự hoạt động và vận hành ổn định của xã hội. Nguyên tắc bình đẳng, đó là một trong những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự vận hành ổn định của xã hội.

    Thử nghĩ, nếu không có nguyên tắc này thì sao, sẽ có một bộ phận xã hội thấy rằng tôi không thuộc về xã hội đó và hệ quả kéo theo là sẽ có sự nổi loạn chống lại xã hội không bảo vệ nguyên tắc này. Thời kỳ nô lệ, phong kiến và cả hiện tại đã cho ta thấy điều đó.

    Tự do là quan trọng đối với mỗi cá thể trong xã hội nhưng bình đẳng quan trọng đối với toàn xã hội.

    Vậy chúng ta phải ưu tiên cái nào trong trường hợp này?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (29/05/2013) phantantai2012 (29/05/2013)
  • #264997   29/05/2013

    Lstrieudung
    Lstrieudung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 69
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Tôi rất buồn lòng! đề nghị Admin xóa bài viết trước của tôi, bởi tôi không muốn bài viết của tôi bị người khác xuyên tạc thành ý khác. Bởi một số đã không tranh luận đúng sai về hành vi không nhận Lao động Thanh Nghệ Tĩnh mà chỉ đưa ra những ý kiến ngoài lề pháp luật. Các doanh nghiệp này rõ ràng đã lách luật để phân biệt đối xử lao động! Tuy chế tài pháp luật chưa quy định này nhưng hành vi này cũng không phải không xử lý được!

    Tôi cung xin cảm ơn bạn Maiphuong5 và bác nguyenvanbt đã bình luận rất chân thành! Tuy tôi chưa đồng ý về quan điểm của bạn Maiphuong5 :

    "Nhà đầu tư nước ngoài đến VN để sản xuất-kinh doanh, mục tiêu cao nhất của họ là lợi nhuận. Họ sẽ tìm cách giảm phí tổn tối đa để tăng thu nhập. Họ không có đủ kiên nhẫn để tốn nhiều chi phí cho việc giải quyết các tranh chấp lao động lẽ ra, theo họ, là có thể tránh được.

    Chỉ trách mình tự đánh mất cơ hội về tự do về việc làm."

    Bởi doanh nghiệp nước ngoài luôn lách luật hoặc vi phạm pháp luật lao động Việt Nam hoặc có những hành vi thô bạo như như vụ đổ keo 502 dính hai tay công nhân vào nhau của vị quản đốc người Trung Quốc mà tôi đã trả lời trên VOV1 năm 2012. Hoặc Doanh nghiệp Đài Loan cho bảo vệ nam lột đồ công nhân nữ để khám xét ở khu chế xuất nào đó của Đồng Nai mấy năm trước đây. Nếu cứ để họ phân biệt đối xử và tự tung tự tác trên đất nước ta bất chấp pháp luật của ta sao được. Các doanh nghiệp này không tuyển lao động lao động Thanh Nghệ Tĩnh mà nhận lao động vùng khác thì tránh được tranh chấp hay sao? Đây chính là việc mà Liên đoàn lao động mấy tỉnh này cần phải  ra tay, chứ không thể tiếp tay cho họ được. Mọi người trên đất nước ta còn phải đoàn kết lại trước sự bành trướng của lao động nước ngoài và mối họa xâm lăng đe dọa trên biển Đông, chính những vùng như Nha Trang, Đồng Nai sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất.

     Ý tôi đã cạn, lời tôi đã hết! Có lẽ cũng nên đề nghị thêm là : Admin xóa luôn chủ đề này đi được rồi!

    Cập nhật bởi Lstrieudung ngày 29/05/2013 10:42:41 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Lstrieudung vì bài viết hữu ích
    themiracle (29/05/2013) phantantai2012 (29/05/2013)
  • #265002   29/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Theo anh Unj là bình đẳng! Thì vẫn bình đẳng theo pháp luật đó thôi anh! Pháp luật đâu có cấm việc phân vùng tuyển dụng đâu?

    Như em đã có một ví dụ khá cụ thể, rõ ràng: Việc tuyển công chứng cũng theo Hộ khẩu, tức là theo vùng miền đó thôi.

    Nếu quy định doanh nghiệp không được phân biệt vùng miền, hóa ra nó lại không bình đẳng?

    Biết là tương đối, và pháp luật đã quy định rồi, BLLĐ không cấm!

    Em không đồng ý với cách lập luận của anh Trieudung!

    Ở đây không tồn tại Doanh nghiệp lách luật, không ai tiếp tay cho ai cả. Luật không cấm thì doanh nghiệp được làm. Đơn giản thế thôi chứ!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Angrey (06/11/2013)
  • #265005   29/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Xin chào Luật sư Dũng,

    Xin cảm ơn các bài viết của Luật sư, có thể do kinh nghiệm, hiểu biết của những người tham gia tranh luận khác nhau nên chắc chắn sẽ có những ý kiến khác nhau. Đó là điều không tránh khỏi khi tham gia diễn đàn "đại chúng" mà lại bàn về những vấn đề tương đối "khó nuốt"  như thế này.

    Theo tôi nghĩ không nên xóa bài viết nào cả bởi vì quá khứ là không thể thay đổi. Vấn đề là chúng ta học được gì từ quá khứ đó để sau này tranh luận tốt hơn.

    Kính chúc sức khỏe Luật sư và chúc Luật sư thành đạt trong cuộc sống.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Lstrieudung (29/05/2013)