Tẩy chay LĐ Thanh–Nghệ–Tĩnh là hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #262220 18/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Tẩy chay LĐ Thanh–Nghệ–Tĩnh là hợp pháp

     

    Câu chuyện Doanh nghiệp phân biệt đối xử với người lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh không phải chỉ mới hình thành mà đã từ lâu. Tuy nhiên giờ nó mới trở thành làn song tẩy chay rộng lớn nên báo chí và dư luận vào cuộc. Sau đây là những góc nhìn đa chiều để làm rõ thực hư sự việc này:

    1.Hãy hiểu cho doanh nghiệp

    Mọi chuyện trên đời âu có cái lý riêng của nó, nên sự việc người sử dụng lao động tẩy chay lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh cũng có nguyên cớ của họ.

    Tại sao không tẩy chay lao động vùng khác mà lãi tẩy chay lao động 3 tỉnh này (3/63 tỉnh). Cũng rất có thể vì đám sâu phái hoại nồi canh, thậm chí một con sầu làm rầu nồi canh nên dẫn đến việc doanh nghiệp có cách nhìn không thiện cảm đối với lao động vùng này.

    Giống như kiểu không phải người Việt Nam nào cũng xấu, tuy nhiên khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thấy cảnh “chặt chém” thì lúc về nước sẽ đọng lại “người Việt không thân thiện” và truyền thông điệp đó đến với những người quen biết. Bởi thế, không thể bắt khách nước ngoài thay đổi cách nhình đối với Việt Nam mà tự chúng ta phải thay đổi mình.

    Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống đôi khi có những nguyên cớ xuất phát từ sự nhìn nhận sai lầm, sau đó tạo ra sự kích thích dây chuyền, nhiều người hiểu sai về một vấn đề. Có thể doanh nghiệp tẩy chay lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh là hậu quả của cách hiểu domino sai lầm đấy.

    Đó là dấu hỏi để những người có thẩm quyền đi tìm ra câu trả lời, chỉ có khi nào hiểu được doanh nghiệp mới có thể giúp doanh nghiệp xích lại gần bên người lao động.

    2. Không nhận lao động Thanh–Nghệ–Tĩnh là không trái luật

    Luật sư Triệu Dũng, trưởng VPLS Triệu Dũng và Cộng sự (Hà Nội) khẳng định: “Hành vi không nhận lao động quê Thanh – Nghệ  – Tĩnh của một số doanh nghiệp là sự kỳ thị, phân biệt đối xử khó có thể tha thứ và không thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta”.

    Luật sư có dẫn chiếu điểm a khoản 1 điều 5 BLLĐ 2012 Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử” và khoản 1 điều 10 “Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm”. Để chúng minh cho khẳng định của mình.

    Tuy nhiên, mối quan hệ của người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ mua bán hàng hóa sức lao động, quan hệ này chỉ được thiết lập khi “thuận mua vừa bán”, mọi hành vi ép buộc người sử dụng lao động nhận lao động vào làm việc và ngược lại đều trái luật.

    Mặt khác điều 11 BLLĐ 2012 quy định “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. Vì vậy, người sử dụng lao động sẽ toàn quyền trong việc tuyển dụng, lựa chọn lao động phù hợp cho doanh nghiệp.

    Nên việc doanh nghiệp từ chối lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh hoàn toàn không vi phạm pháp luật.

    3. Đừng “chọc tức” Doanh nghiệp

    Nếu báo chí, dư luận và cơ quan có thẩm quyền cứ cho rằng việc không nhận lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh vào làm việc là trái luật, mô hình chung họ đã “chọc tức” doanh nghiệp. Nếu Doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng có quy định không tuyển lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh thì đó chính là sự phân biệt đối xử, điều này bị pháp luật cấm. Nhưng họ phân biệt đối xử ngầm, không công khai, cứ nhận hồ sơ và loại hồ sơ ngay từ vòng đầu đối với dân Thanh – Nghệ – Tĩnh thì pháp luật không thể can thiệp.

    Một khi dư luận “chọc tức” doanh nghiệp thì họ sẽ trả đủa bằng cách phân biệt ngầm, truyền “bí quyết” từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, làn sóng kỳ thị cứ tăng dần và khi ấy kẻ bị hại chính là người lao động.

    Thay vì khẳng định doanh nghiệp hành xử trái luật thì chính bản thân người lao động cũng như cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để làm đẹp vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh bằng những tấm gương tốt, năng động, trong lao động và sản xuất…nhằm chứng minh mình không có gì “xa cách”. Như vậy người sử dụng lao động mới có ánh nhìn thiện cảm với lao động xứ Thanh – Nghệ – Tĩnh.

    Lời kết:

    Bài viết này không đồng tình với làn sóng tẩy chay lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh, nhưng cách giải quyết vấn đề trên không phải ở chỗ phán xét doanh nghiệp đúng hay sai mà nên tìm ra hướng đi hợp lý nhất. Đừng để việc giúp người lao động trở thành khó khăn hơn cho họ.

     
    23771 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #265012   29/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Chinh,

    Ngay từ đầu mình đã nói rõ là luật không quy định rõ vấn đề này nên doanh nghiệp vẫn có cơ sở "để cãi" khi làm điều đó. Nhưng phải khẳng định việc làm đó là không đúng, không phù hợp với nguyên tắc hoạt động của xã hội nên mình có ý kiến là nhà nước phải có quy định "nghiêm cấm" ngăn chặn hành vi này của doanh nghiệp.

    Còn việc tuyển công chức mà xét hộ khẩu thì phải khẳng định rằng việc làm này cũng sai. Ở VN còn rất nhiều cái sai mà chúng ta phải lên tiếng (qua diễn đàn này) yêu cầu nhà nước sửa chữa. 

    Mặt khác không thể lấy cái sai này để bào chữa cho cái sai khác bởi vì  phương pháp lập luận này là không thể chấp nhận về mặt khoa học.

    Thân. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hanghell (29/05/2013) ntdieu (29/05/2013) phantantai2012 (29/05/2013)
  • #265031   29/05/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Chào LSTrieudung!

    Không có lý do gì phải xóa bài của anh đi, vì những gì anh nói cũng có cái lý của nó. Anh nhìn trên góc độ học thuật, còn An Bình nhìn trên thực tiễn. Mà thực tiễn và lý luận có điểm chênh với nhau là chuyện bình thường. Vì vậy, chúng ta phải giảm nhiệt tranh luận xuống để tiến tới quan điểm tương đồng và hiểu nhau hơn.

    LSTrieudung cũng cho rằng tôi hiểu chưa đúng về điều luật, tôi sẽ trình bày riêng với luật sư sau, hoặc trong topic này nếu nhiệt của cuộc tranh luận giảm xuống. Vì sợ tranh luận tiếp vấn đề đó thì sẽ gây căng thẳng thêm.

    Theo tôi thì ý nghĩa của cuộc tranh luận không phải dừng lại ở chỗ đúng sai mà là mang lại sự hiểu biết gì cho người đọc, người xem. Chúng ta đang tranh luận giống như cậu thủ đá bóng trên sân, ngoài việc giành phần thắng thì còn phải cống hiến một trận đấu đẹp cho khán giả xem.

    Vì thế, tôi ủng hộ LsTrieudung với những ý kiến trái chiều của ông (tuy nhiên ông nên giảm nhiệt trận đấu xuống) và rất mong Luật sư An Bình có những luận điểm sắc bén để bảo vệ quan điểm mà mình đưa ra (chứ không nên "hờn" nhau mà không thi đấu tiếp.

    Rất mong mọi người cùng cống hiến cho Dân Luật một cuộc đấu đẹp, một sự tranh luận hay.

    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/05/2013) themiracle (29/05/2013)
  • #265098   29/05/2013

    Olympios
    Olympios
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2013
    Tổng số bài viết (121)
    Số điểm: 712
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 67 lần


    Cái gì cũng có nguyên nhân của nó ah.

    Đa số các DN đều có hệ thống tổ chức nhân sự bài bản và hoạt động trên nguyên tắc tập thể, nhất là trong các khu CN thì toàn những DN lớn và có nhiều lao động. Những vị giám đốc, trưởng phòng nhân sự không thể vì một số lí do cá nhân, nhỏ lẻ mà đưa ra các quyết định mang tính chủ quan được. Nếu có cũng không thuyết phục được những người còn lại trong công ty. Hoặc là họ trực tiếp chứng kiến nhiều trường hợp CN Nghệ An - Hà Tĩnh phạm luật nhiều lần, hoặc có nhiều thông tin qua các DN khác nên mới từ chối nhận thôi, và đa số sẽ được sự đồng tình của các vị trí quản lý khác trong công ty thì mới thành lệ được.

    Mình cũng là người Hà Tĩnh, sống ở Vinh và hiện đang làm việc ở HCM. Mình không thiên vị bên nào cả, quan điểm của mình là mình làm gì thì sẽ chịu trách nhiệm với chuyện đó thôi. Người Nghệ An - Hà Tĩnh có tính đoàn kết rất cao, thật thà, thẳng tính, và khá gia trưởng. Tuy nhiên với việc tốt thì đoàn kết sẽ tạo nên sự tích cực, nhưng đoàn kết mà gây ra việc xấu thì sẽ trở nên tiêu cực thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #265302   29/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào mọi người !

    Theo tôi thấy, ngay từ tiêu đề của chủ đề này cũng làm cho người đọc có cái gì đó "bất an" vì 2 vế TẨY CHAY và HỢP PHÁP được đặt gần nhau. Việc đặt tên cho chủ đề như vậy là thành công đối với người lập topic vì nó gây tò mò cho người đọc, khiến họ phải quan tâm.

    Tuy nhiên bản thân tiêu đề này, nếu được công khai ở bất cứ nơi công cộng nào cũng sẽ bị phản đối ngay ! Tính đúng đắn của nó sẽ bị nghi ngờ !

    Nhìn dưới góc nhìn của những người ủng hộ việc "tẩy chay", việc "họ phân biệt đối xử ngầm, không công khai, cứ nhận hồ sơ và loại hồ sơ ngay từ vòng đầu đối với dân Thanh–Nghệ–Tĩnh thì pháp luật không thể can thiệp.", tạm gọi là hợp pháp.

    Không lẽ : hành vi vi phạm pháp luật là phải có hành động, còn không hành động là không có vi phạm hay sao (dù thực sự kết quả là người lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh không thể tìm được việc làm) ?

    Thiết nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền hiến định là quyền được sống, lao động (việc làm) . . . không ai có quyền xâm phạm.

    Pháp luật của chúng ta không cho phép bất cứ người nào khác được quyền nhân danh cá nhân mình mà phán xử người khác; Nếu người lao động Thanh–Nghệ–Tĩnh có lỗi thì phải xử lý theo pháp luật.

    Theo tôi nghĩ, viện dẫn các quy định về quyền của người lao động hay người sử dụng lao động trong trường hợp này là có phần gượng ép : Chưa xác lập hợp đồng lao động (dù là hợp đồng miệng) thì vẫn chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ theo luật lao động được ! Còn hành vi vi phạm hiến pháp của Việt Nam, gây chia rẽ là khá rỏ !

    Chúng ta cần kêu gọi các nước đầu tư vốn liếng, kỹ thuật vào để có cơ hội phát triễn đất nước, chúng ta có thể trãi thảm đỏ nhưng có cần phải trả giá quá đắt như vậy hay không ?

    "Tại sao không tẩy chay lao động vùng khác mà lại tẩy chay lao động 3 tỉnh này (3/63 tỉnh)."

    Có ai dám đảm bảo chỉ 3 chứ không phải là 10, 20, 30, thậm chí 40 hay 50 không ? Chúng ta đã có bài học lớn về việc "bẻ đủa", mà ta đã được dạy từ các câu chuyện kể lúc nhỏ nhỏ.


    "Nước Việt Nam là một

    dân tộc Việt Nam là một.

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn.

    song chân lý đó không bao giờ thay đổi !"
                                                                                                                                                                                           

     

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 30/05/2013 06:41:40 SA Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 29/05/2013 09:44:11 CH Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 29/05/2013 09:39:05 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    songdehoivahoc (29/05/2013) daonhan (30/05/2013)
  • #265409   30/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hình như các pác đang bàn vấn đề trên cơ sở lập luận và đạo đức xã hội, tinh thần dân tộc chứ không đả động gì đến pháp luật thì phải?

    Về lý luận: Em xin nói thiệt với các pác là em "cùn" lắm, các pác không cãi lại đâu, nên em xin không nói để tránh bị các bác chém cho tơi tả.

    Về pháp lý: Em xin nói thiệt với các pác là em "khá yếu", các pác không yếu bằng đâu, nên em xin hỏi để các pác trả lời giúp em:(.

    Một doanh nghiệp đăng tuyển và chỉ chấp nhận tuyển ở một số tỉnh (đòi hỏi có hộ khẩu ở tỉnh A, B, C,..) hoặc đăng tuyển nói rằng không tuyển người tỉnh A, B, C... thì trái điều luật nào?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #265612   30/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Chinh,

    Nếu phải lôi nhau ra tòa thì có thể viện dẫn:

    - Điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động về quyền của người lao động. Ở đây bên tuyển dụng lao động đã vi phạm quyền của người lao động bằng hành vi phân biệt đối xử của mình.

    - Tinh thần của Điều 8 về nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, mặc dù ở điều này luật được thiết lập theo hình thức liệt kê (nên thiếu trường hợp phân biệt theo địa phương) nhưng tinh thần của nó là mọi hành vi phân biệt không dựa trên yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi bởi công việc trên thực tế thì đều là bất hợp pháp. 

    Thử ra tòa xem, dưới áp lực của công luận và nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong xã hội, tòa sẽ tuyên thế nào. Nhắc đến tòa mới nhớ bác tòa () đâu rồi vô xử vụ này giùm coi. Bác tòa dạo này lo ăn chơi quá. 

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (30/05/2013)
  • #265673   30/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Unjustice viết:

    Chào Chinh,

    Nếu phải lôi nhau ra tòa thì có thể viện dẫn:

    - Điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động về quyền của người lao động. Ở đây bên tuyển dụng lao động đã vi phạm quyền của người lao động bằng hành vi phân biệt đối xử của mình.

    - Tinh thần của Điều 8 về nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, mặc dù ở điều này luật được thiết lập theo hình thức liệt kê (nên thiếu trường hợp phân biệt theo địa phương) nhưng tinh thần của nó là mọi hành vi phân biệt không dựa trên yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi bởi công việc trên thực tế thì đều là bất hợp pháp.

    Thử ra tòa xem, dưới áp lực của công luận và nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong xã hội, tòa sẽ tuyên thế nào. Nhắc đến tòa mới nhớ bác tòa () đâu rồi vô xử vụ này giùm coi. Bác tòa dạo này lo ăn chơi quá. 

    Trường hợp này, em mà là đại diện phía Doanh nghiệp thì cãi đến cùng tận!

    Điều 5 quy định Quyền của Người lao động, trường hợp này chưa ký HĐLĐ nên không tồn tại mối quan hệ lao động, do đó không áp dụng điều này, tòa sẽ bác bỏ là cái chắc ăn.

    Tinh thần Điều 8 thì anh đã nói, vì luật liệt kê nên thành ra /....thiếu lung tung. Mà đã thiếu thì không áp dụng. Tòa bác ý kiến khi nêu lên điều 8 này, em nghĩ thế.

    Doanh nghiệp thắng ! Anh BachthanhDC cũng không thể phán theo cảm tính dân tộc được !

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #265665   30/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn nguyenkhanhchinh !

    Tôi có một thắc mắc(chỉ vui thôi)muốn hỏi bạn, Bạn nguyenkhanhchinh thường tỏ rỏ lập trường là bênh vực bên “yếu thế”, bên “bị hại”. Nhưng trong chủ đề này, sao bạn lại kiên quyết đứng về phía “bên kia” của những người “yếu thế” vậy?Có khi nào bạn gái là người Thanh-Nghệ-Tĩnh đòi chia tay, vì bạn nguyenkhanhchinh dành thời gian cho Dân Luật nhiều hơn cho bạn gái nên bạn phát sinh “tư thù” không vậy ? đùa thôi mong bạn đừng giận !

    Bạn nguyenkhanhchinh đã viết :

    Hình như các pác đang bàn vấn đề trên cơ sở lập luận và đạo đức xã hội, tinh thần dân tộc chứ không đả động gì đến pháp luật thì phải?”

    Không lẽ bạn lại cho là có thể tồn tại hành vi “hợp pháp” mà có thể trái với “đạo đức xã hội”, “tinh thần dân tộc” hay sao? Như vậy pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ điều gì hả bạn ? CÔNG BẰNG;TỰ DO;BÌNH ĐẲNG;TÔN TRỌNG QUYỀN, LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI KHÁC … cũng là đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc mà ! Mặt khác tôi cũng có viết là các doanh nghiệp đã có hành vi vi hiến (vi phạm Hiến pháp) chứ không phải lập luận chung chung.

    bạn nguyenkhanhchinh đã viết :

    “Bộ luật Lao động không cấm!

    Ai đó tìm giúp xem có quy định nào cấm doanh nghiệp thực hiện việc này không?

    Nếu BLLĐ không cấm thì các văn bản khác khó mà quy định trái được.”

    Đúng như bạn nói, không có quy định nào cấm; hay nói đúng hơn là chưa có quy định nào điều chỉnh cụ thể hành vi này. Như Luật sư Lstrieudung đã khẳng định: “Chỉ đáng tiếc, pháp luật chưa quy định chế tài xử lý vi phạm này thôi”. Đây là sự thống nhất ý kiến duy nhất trong chủ đề này, nhưng lại chính là nguyên nhân tạo ra sự khác nhau giữa các ý kiến.

    Bạn viết :  

    Một doanh nghiệp đăng tuyển và chỉ chấp nhận tuyển ở một số tỉnh (đòi hỏi có hộ khẩu ở tỉnh A, B, C,..) hoặc đăng tuyển nói rằng không tuyển người tỉnh A, B, C... thì trái điều luật nào?

    Bạn đã làm nhẹ vi phạm của doanh nghiệp từ “kỳ thi” thành “không tuyển” là đáng mừng rồi vì chính bạn cũng nghĩ là “kỳ thị” thì không hay rồi.

    Tôi giả sử các ý kiến của diễn đàn thống nhất là không có quy định nào cấm !

    Như vậy, vấn đề tranh luận sẽ là : Luật không cấm, việc không tuyển dụng lao đông là người Thanh-Nghệ-Tỉnh có hợp pháp hay không ?

    Do chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này, nên cần xem lại cách xử lý đối với trường hợp tương tự :

    -“thầy” Huệ Phong đã có xin triễn lãm allbum “Thoát” nhưng cơ quan quản lý không chấp nhận cấp phép cho triễn lãm, dù không thấy có quy định nào của pháp luật là “cấm thầy tu chụp hình chung với gái nude.”

    -Vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho một Thầy tu hôn trong một buổi đấu giá từ thiện, không hề có quy định nào cấm ca sĩ và người tu hành hôn nhau. Nhưng hành động “hợp pháp” đó, khiên ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị phạt.

    Từ hai trường hợp trên, tôi khẳng định : nếu pháp luật không cấm “chưa chắc” chúng ta được làm.

    Lý do là nhiều trường hợp xãy ra trong thực tế, pháp luật không thể bao quát hết để điều chỉnh được, nên cũng có quy định “nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp”

    Ví dụ trong luật dân sự :

    «  Điều 8. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

    Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích. »

    Việc áp dung nguyên tắc này trong thực tế giải quyết vụ án dân sự thường gọi là « áp dụng tập quán »

    Điều 3.Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật

    Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

    Như vậy , không có cấm thì không đương nhiên được làm, phải kèm theo điều kiện là phải phù hợp đạo đức, truyền thống tốt đẹp.

    "kỳ thị" thì chưa bao giờ và không bao giờ là tập quán tốt đẹp, là đạo đức, truyền thống tốt đẹp được !

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #265678   30/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bác phantantai lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia rồi kìa :|!

    Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau mừ sao bác đồng nhất thế được. Em có bị cô nào của các tỉnh đó "đá đít" đâu? Em thương người ta còn không đặng nữa là.

    Ở đây không phải kỳ thị, cái ông gì phamthanhhuu chơi cái chữ giật gân "tẩy chay" nghe nặng nề thế. Chứ đúng ra Doanh nghiệp chỉ không tuyển người có hộ khẩu tại 3 tỉnh đó thôi. Vậy nên không hề tồn tại một sự kỳ thị, tẩy chay, phân biệt đối xử; không tồn tại vi phạm truyền thống dân tộc nào cả. Thay mặt Tòa án (vui tí), em bác tất cả những căn cứ pháp lý mà bác đưa ra.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #266535   03/06/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào tòa,

    1 - Nếu tòa hiểu quyền của người lao động chỉ phát sinh sau khi có quan hệ lao động thì chắc tòa nhầm. Nếu vậy thì phải hiểu thế nào đối với  quyền tự do lựa chọn việc làm được đề cập trước đó. Luật lao động điều chỉnh toàn bộ các nội dung liên quan đến quan hệ lao động từ giai đoạn trước khi tuyển dụng (ví dụ học nghề, kiếm việc làm ...) cho đến khi HĐLĐ chấm dứt và cho cả gia đoạn sau đó nữa. Vì vậy quyền không bị phân biệt đối xử của người lao động phải được hiểu là áp dụng cho tất cả các nội dung đó. 

    2 - Tòa viện dẫn nguyên tắc "không có luật không bị trừng phạt". Nguyên tắc này chỉ bắt buộc áp dụng triệt để đối với lĩnh vực hình sự, còn đối với lĩnh vực dân sự, lao động thì nguyên tắc này không nhất thiết phải áp dụng triệt để đâu nhé, nhất là khi có tranh chấp xảy ra, tòa có thế áp dụng các nguyên tắc để có thể xét xử được tranh chấp, ví dụ như nguyên tắc "áp dụng tương tự pháp luật", nguyên tắc "bảo vệ quyền và lợi ích của bên yếu thế trong tranh chấp", nguyên tắc "bình đẳng" ....

    3 - Lý luận của tòa về không có phân biệt đối xử là không chấp nhận được. Chắc chắn là như vậy. Yêu cầu hộ khẩu được đưa ra để làm gì nếu không nhằm mục đích có cách ứng xử khác nhau giữa các nhóm đạt điều kiện và nhóm không đạt. Vậy là phân biệt đối xử chứ còn gì nữa. 

    Tòa mà xử thế này thì ngày mai mất ghế ngay lập tức mất thôi :|

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #266543   03/06/2013

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Thế này nhé bạn Unjustice,

    Căn cứ khoản 6, Điều 3, BLLĐ, Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

    Theo đó, về mặt hình thức, Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

    Mà trong đó, Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Như vậy, quan hệ lao động chỉ phát sinh khi có việc sử dụng lao động và được trả lương.

    Nếu như người tìm việc chưa được tuyển dụng thì không phát sinh quan hệ lao động. Căn cứ nào để tòa thụ lý vụ án?

    Căn cứ Điều 31, Bộ luật tố tụng dân sự. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:

    a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

    đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    Kết luận: Tòa từ chối thụ lý hồ sơ, trả lại đơn kiện.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    SAdmin (15/06/2013)
  • #266562   03/06/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Xin chào Luật sư An Bình,

    Hà hà! Tòa phải áp dụng chiêu cuối cùng là từ chối nhận đơn theo quy định của luật tố tụng nhằm bảo vệ an toàn cho mình.

    Kiểu này phải kiến nghị bổ sung vào Hiến Pháp quyền được yêu cầu tòa xét xử khi có tranh chấp thôi. 

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #266582   03/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Thế này nhé bạn Unjustice !

    Luật sư LS_NguyenAnBinh đã viết :

    “Theo đó, về mặt hình thức, Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

    Mà trong đó, Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

    Nếu xác định quan hệ lao động thông qua đối thoại, thỏa thuận thì doanh nghiệp có cho người lao động Thanh Nghệ Tỉnh thực hiện quyền đó không? Nếu không cho là có xâm phạm rồi!

    Như vậy, quan hệ lao động chỉ phát sinh khi có việc sử dụng lao động và được trả lương.

    Nếu như người tìm việc chưa được tuyển dụng thì không phát sinh quan hệ lao động.

    Thành viên nguyenkhanhchinh trong khi tranh luận và nhiều người khác đều thừa nhận điều này. Hợp đồng lao động chưa phát sinh nên thiết nghĩ các doanh nghiệp chưa có xâm phạm quan hệ lao động; Nhưng quyền được lao động và quyền bình đẳng mà hiến pháp quy định đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

     Hành vi “kỳ thị” đó là trái hiến pháp, không hợp pháp (đây là nội dung chính của chủ đề tranh luận).

    “Căn cứ nào để tòa thụ lý vụ án?

    Căn cứ Điều 31, Bộ luật tố tụng dân sự. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:

    a) …..     b)…..  c)…

    d)….      đ)…..

    Kết luận: Tòa từ chối thụ lý hồ sơ, trả lại đơn kiện.”

    Kết luận như vậy, theo tôi là hơi vội vàng ! LS.NguyenAnBinh chuyên về lĩnh vực Kinh Doanh Thương Mại và Lao Động (tất nhiên là lĩnh vực khác cũng giỏi), bằng thói quen sẽ giải quyết vấn đề theo lãnh vực mình giải quyết thường xuyên nhất (giống như khám bệnh mà gặp bác sĩ tim thì họ có hướng tìm bệnh về tim mạch vậy);

    Tòa từ chối thụ lý hồ sơ hay trả lại đơn kiện là tùy vào nội dung khởi kiện và Chủ thể khởi kiện.

    Nếu người lao động Thanh Nghệ Tĩnh khởi kiện thì sẽ bị từ chối vì không chứng minh được các vi phạm của doanh nghiệp (do họ đã có ý đối phó với pháp luật : không thông báo, không công khai …) và chưa có hợp đồng lao động.
    Tuy nhiên, nếu có Thành Viên nào đó trong diễn đàn DÂN LUẬT tư vấn : Người lao động Thanh Nghệ Tỉnh biểu tình phản đối (trong trật tự), báo chí đưa tin . . . .

    Lúc đó, buộc các cơ quan chức năng như Công Đoàn, Mặt Trận Tổ Quốc phải tham gia giải quyết. Trường hợp các cơ quan này đứng về phía người lao động và khởi kiện thì Tòa án nào dám không thụ lý ?  

    Điều 162. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

    2. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định.

    3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

    Mặt khác, Tòa từ chối thụ lý hồ sơ, trả lại đơn kiện không có nghĩa là doanh nghiệp không sai :

    Một người có hành vi mượn tiền không trả, khi thời hiệu khởi kiện không còn hoặc nguyên đơn không cung cấp địa chỉ bị đơn được thì Tòa án trả đơn. Không có nghĩa là không trả tiền là hợp pháp.  

    Tóm lại đó là hành vi sai trái cần sớm có luật điều chỉnh !

     Tuy nhiên, khi Tòa thụ lý, nếu bạn Nguyenkhanhchinh được phân công giải quyết thì phải làm đơn thay đổi thẩm phán ngay vì “Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.” : Làm cho công ty lớn, chức vụ cao, lương cao nên không thương người lao động nghèo !” (Đùa chút cho bớt căng thẳng, mong bạn không trách !)

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    Unjustice (04/06/2013)
  • #269375   15/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào mọi  người !

    Theo tôi kỳ thị là hành vi đáng lên án dù có bị pháp luật chế tài hay không !

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |