Tẩy chay lao động Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh!

Chủ đề   RSS   
  • #218673 09/10/2012

    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Tẩy chay lao động Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh!

     

    Từ công khai đến “quy định ngầm”, kể từ năm 2006, một số doanh nghiệp ở Bình Dương đã từ chối tiếp nhận lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… với nhiều lý do rất mơ hồ.

    “Quy định ngầm” này đã và đang làm cho con đường vào nam “kiếm cơm” của hàng ngàn lao động các tỉnh trên khốn khó chồng chất khốn khó.

     

    Trong vòng 2 tuần lễ, ép cho cái giọng mình lơ lớ Bắc, tôi trong vai người chị đi xin việc cho đứa em trai. Cùng đi với tôi là một người bạn Thanh Hóa.

     

    Với chiếc xe biển số 36 kèm một bộ hồ sơ, chúng tôi rong ruổi qua nhiều KCN-KCX của Bình Dương xin việc, nhưng hiếm có nơi nào nhận. Lý do hồ sơ của tôi bị loại, đơn giản vì “Công ty không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”!

     

    Từ công khai đến “ngầm định”

     

    Khi biết chúng tôi có ý định xin làm công nhân, những người “đồng hương” chép miệng khuyên: “Anh chị cứ đi xin rồi biết, nhọc công, chứ chẳng được gì ngoài cái lắc đầu”. Dũng Đen, quê Thanh Hóa - hiện đang làm CN trên KCN Tân Bình - kể: “Cách đây mấy năm khi em mới vào Bình Dương, đi xin việc ở KCN Đại Đăng, Phú Lợi, em đã phát hoảng khi thấy một công ty giày da treo một tấm băngrôn với dòng chữ: “Không tuyển lao động Thanh Hóa, Nghệ An”.

     

    Và bây giờ, thay vì trưng ra băngrôn như cách đây mấy năm, việc từ chối lao động Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh biến thành một quy định ngầm. Từ vòng nhận hồ sơ đến vòng phỏng vấn hoặc ngay cả khi đã “lọt” vào công ty rồi, nhưng cũng rất dễ bị “rớt” ra ngoài vì cái hộ khẩu miền Trung.

     

    Tại KCN Sóng Thần, nơi đầu tiên chúng tôi nộp hồ sơ là công ty TNHH H.D, chuyên chế biến, xuất khẩu cá biển, cá ngừ. Công ty có nhu cầu tuyển dụng 400 nam, nữ CN, với nhiều chế độ ưu đãi, lương lại khá. Nhưng khi biết chúng tôi là người Thanh Hóa, bảo vệ công ty liền từ chối nhận hồ sơ. Chúng tôi năn nỉ thì nhận được chia sẻ từ một bác bảo vệ luống tuổi: “Không được con ơi, người ta đã không cho bố nhận hồ sơ của những lao động Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và cả Quảng Bình. Con có năn nỉ thế nào, bố cũng đành chịu. Nhận hồ sơ của các con bố sẽ bị bộ phận tuyển dụng trách vì đã làm sai quy định của công ty”.

     

    Hôm sau, tôi liên lạc với số điện thoại trên thông báo tuyển dụng của công ty trên với mong muốn xin cho thằng em người Thanh Hóa vào làm công nhân, một lần nữa tôi nhận được câu trả lời: “Không nhận được, vì đây là quy định của công ty”.

     

    Tôi bèn bảo: “Anh cố gắng giúp em, chi phí thì em gửi riêng cho anh”. Bên kia vẫn không động lòng: “Cũng không được vì sau đó còn có 2, 3 người ở bộ phận tuyển dụng phỏng vấn nữa, gặp hồ sơ các tỉnh trên, bằng lý do này hay lý do khác cũng sẽ bị loại ra thôi”.

     

    Gia đình chị Phụng, mấy ngày đi tìm việc cho chồng nhưng vẫn chưa có.
    Gia đình chị Phụng, mấy ngày đi tìm việc cho chồng nhưng vẫn chưa có.

     

    Một số công ty trong các KCN-KCX như Đồng An, Đồng Đăng, Phú Lợi... chúng tôi đều nhận được những cái lắc đầu hoặc ánh nhìn dè bỉu từ bảo vệ của công ty. Đa số ở các công ty, bảo vệ là nơi đầu tiên nhận hồ sơ và cũng là khâu đầu tiên thực thi “cái quy định ngầm” ấy. Tương tự, nhiều lao động mới “chân ướt, chân ráo” đi xin việc cũng đã không lọt qua vòng “gửi hồ sơ”, nói chi đến việc được gọi phỏng vấn hay được nhận vào làm.

     

    Liên hệ với số điện thoại trên thông báo tuyển dụng của công ty may E.V (KCN Đồng An) xin vào nộp hồ sơ tuyển dụng vị trí 20 nam công nhân đóng thùng thì được chị Phượng - bộ phận nhân sự - trả lời: “Nữ thì chúng tôi không ngại, bao nhiêu công ty cũng nhận, nhưng nam thì khó đấy. Lao động nam các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh muốn vào làm, phải có người trong công ty bảo lãnh”.

     

    Người lao động khốn khổ

     

    Cùng nộp hồ sơ với chúng tôi cũng có rất nhiều lao động là người Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, nhưng tất cả chúng tôi đều tiu nghỉu ra về vì không có nơi nào tiếp nhận. Anh bảo vệ ở công ty E.V - KCN Đồng An - nói: “Tôi cũng là người Thanh Hóa đây. Tôi hiểu cảm giác của mọi người, nhưng thật tình mà nói một số người ở tỉnh mình hay gây gổ đánh nhau, nhậu nhẹt lại còn nóng tính. Đã thế lại rất “đoàn kết”, hễ một người bị cho nghỉ việc thì lập tức sẽ có một nhóm phản đối...

     

    Một con sâu làm rầu nồi canh, chỗ này truyền chỗ kia, thế nên mới có cái quy định ngầm “Không tuyển nam lao động các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh” ra đời, đã làm lao động các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh khốn khổ bao nhiêu năm nay”.

     

    Trong những ngày lặn lội đi xin việc, chúng tôi quen được khá nhiều “đồng hương”. Chủ nhân của những chiếc xe mang biển số 36, 37, 38 đang dừng trước cổng công ty E.V, ai nấy mặt mày thất thểu, tay cầm mấy bộ hồ sơ.

     

    Hùng - quê Đức Thọ, Hà Tĩnh - thở dài: “Lên TPHCM thì dễ xin việc, nhưng chi phí sinh hoạt lại đắt đỏ, xuống Bình Dương thì bị từ chối. Bị từ chối vì không có kinh nghiệm hay gầy ốm đã đành, đằng này bị từ chối vì hộ khẩu, vì chính nơi mình sinh ra”. Hùng “nam tiến” đã được 2 năm, nhưng vẫn chưa “danh chính ngôn thuận” làm chính thức cho một doanh nghiệp nào.

     

    Anh Nguyễn Văn Hải (quê Thọ Lâm, Thọ Xuân, Thanh Hóa) - Hiện đang làm công nhân cho một công ty chuyên làm thú gốm trên KCN Tân Bình - bộc bạch: “Ngày tôi mới vào nam, cũng vác hồ sơ xin việc nộp vào một số công ty ở Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương, nhưng chẳng có nơi nào nhận. Trong khi cùng đi xin việc với mình, những người ở tỉnh khác họ lại nhận, hồ sơ của mình thì họ từ chối thẳng thừng với lý do không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Lúc đó tôi ứa nước mắt vì buồn và tủi.

     

    Đồng ý rằng, nhiều người quê tôi đôi khi hùa vào đám đông mà không biết hậu quả, nhưng đó cũng chỉ là một số ít, hoặc họ muốn bảo vệ nhau nhưng không biết như vậy là sai. Tôi nghĩ, nếu được chỉ ra cái sai mọi người sẽ thay đổi. Tha hương vào nam cầu thực có ai nghĩ mình bị từ chối chỉ vì cái “hộ khẩu” bao giờ?

     

    Gần 2 tuần xin việc, đi đến đâu họ cũng từ chối. Số tiền mang theo sắp hết, nên tôi phải lên TPHCM. Tôi xin vào làm cho một công ty thú gốm, đi làm từ 10 giờ tối đến 8 giờ sáng, cực thì cực, nhưng mà người ta lại nhận mình”.

    Nguồn: http://dantri.com.vn/c728/s728-649291/tay-chay-lao-dong-thanh-hoa-nghe-an-ha-tinh.htm

     

     
    27041 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    JiMoon (24/10/2012) danusa (12/10/2012) Maiphuong5 (09/10/2012) leanhthu (09/10/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #218720   09/10/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Trường hợp này nghe lâu rồi, từ thời còn là SV may mắn sống gần KCX và gần các công nhân.

    Việc một số công nhân tạo hồ sơ giả xin việc, lợi dụng vị trí công việc để trộm cắp, một số khác gây rối trật tự... xảy ra đều đều.

    Người sử dụng lao động nào cũng muốn mọi việc diễn ra suôn sẽ, không sự cố. Bởi vậy họ "ngán" không có gì đáng trách, luật cũng không cấm.

    Con sâu làm rầu nồi canh, thực sự buồn cho những người làm ăn chân chính. Đứng trên phương diện người sử dụng lao động, có thể thông cảm được.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #218830   09/10/2012

    cangkuru
    cangkuru

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2011
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Một nghịc lý cuẩ xã hội. Thật bất công cho những người làm ăn chân chính, lương thiện. Nhưng cũng chính vì vậy người lao động ở THANH HÓA- NGHỆ AN- HÀ TĨNH cần phải gây dựng thương hiệu cho mình. 

     Biết bao nhiêu người sống trên những mảnh đất khó khăn về kinh tế người ta muốn tha phương cầu thực để kiếm miếng cơm để lo cho cuộc sống của gia đình, chúng ta không nên phân biệt đối cử như thế.

     Một khi những người này không có công  ăn việc làm mà tiền không có thì biết có bao nhiêu hệ lụy xảy ra gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, Chúng ta cần có những chính sách để nhà tuyển dụng lao động không phân biệt bất công như thế.

     
    Báo quản trị |  
  • #218831   09/10/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


     ơi, phải có lửa mới có khói. Có ai đã từng giải quyết tranh chấp lao động, hòa giải và xử lý các cuộc đình công mới thấy hết những khó khăn. Mình không nghĩ là các doanh nghiệp (sản xuất) chỉ tẩy chay người lao động từ các tỉnh nêu trên thôi đâu, mà danh sách còn dài nữa.

    Họ dựa trên kinh nghiệm thực tế về quản lý nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp và nghe ngóng thông tin từ các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, các kinh nghiệm này dễ lan truyền trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, nơi mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân với số lượng lớn hoặc rất lớn.

    Phải chấp nhận thực tế, dù đau lòng.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    garan (09/10/2012) leanhthu (09/10/2012) SAdmin (10/10/2012)
  • #218835   09/10/2012

    cangkuru
    cangkuru

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2011
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    maiphuong5! 

    Những người lao động chân chính bị thiệt thòi. Có giải pháp nào để hạn chế tính trạng nêu trên không.

     
    Báo quản trị |  
  • #218846   09/10/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Thật sự là em chưa nghĩ đến vấn đề nam tiến. Nhưng nghĩ đến cái cảnh những "đồng hương" phải tha phương làm ăn mà chịu cái cảnh này thì đúng là quá cực. Ở đâu chả có người xấu người tốt ở đâu chả có người thế này người thế nợ chứ. hix.

    Cái này pháp luật lại chả "xử lý" doanh nghiệp được mới đau chứ :(.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    leanhthu (09/10/2012)
  • #218849   09/10/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Thực ra thì đâu cũng có người này người khác nhiều khi đánh đồng quan điểm như vậy cũng là không đúng. Nhưng người dân những vùng trên đều là quê bác Hồ mà vốn có dòng máu, đấu tranh, tự cường đòi quyền lợi cho mình nên cũng phải xem xét lại thui chứ thực tế mà cứ ngôi kêu ca có khi doanh nghiệp lại "siết chặt" hơn. "Một cánh chim én không làm nên mùa xuân".

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: [email protected]; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (10/10/2012) garan (09/10/2012) JiMoon (24/10/2012)
  • #218901   09/10/2012

    cunkhung
    cunkhung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    cũng không nhằm ngoài vấn đề về người lao động mà những người ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh là học sinh , sinh viên đi đâu cũng bị người khác nhìn bằng một con mắt khác.chỉ vì họ là người miền Trung

    Không muốn phủ nhận nhưng vấn đề này đã có rất lâu trong tiền thức ở nhiều người dân ở tỉnh khác. Nhưng đúng là không có lửa làm sao có khói :(

     
    Báo quản trị |  
  • #219273   11/10/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Mình đã từng tham gia giải quyết với khách hàng nhiều cuộc đình công có quy mô lớn, từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương... cùng cơ quan an ninh kinh tế làm việc với nhiều đối tượng kích động. Đáng buồn là không có gì khác biệt so với bài báo nhận định và phân tích.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: [email protected]

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    SAdmin (14/06/2014) garan (12/10/2012)
  • #219455   12/10/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào cả nhà !

    TÔI LÀ DÂN THANH HOÁ !

    Điều kiện, hoàn cảnh tổng thể đã tạo nên vị thế và vị trí của tỉnh Thanh Hoá như hiện nay. 

    Đúng là hiện nay, thông tin đại chúng đang có một số bài viết như nêu trong topic này, song để tránh kéo theo sự hiểu nhầm của thêm nhiều người, chúng ta nên nhìn nhận khách quan.

    - Từ trước đến nay, tầng lớp trí thức của Thanh Hoá được đánh giá cao, trong đó phải kể đến lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đa số trong tầng lớp này không làm việc tại tỉnh nhà (tôi nghĩ, trường hợp Nghệ An cũng tương tự).

    - Theo thống kê năm 2009 thì dân số Việt Nam khoảng 86 triệu người, Thanh Hoá là tỉnh có số dân lớn nhất cả nước, khoảng 3,4 triệu người (xin nói thêm, Nghệ an khoảng 3,1 triệu người). Trừ Hà Nội (khoảng 6,6 triệu người) và TP.HCM (khoảng 7,2 triệu người) thì tính trung bình Thanh Hoá có số dân lớn gấp gần 3 lần các tỉnh, thành còn lại nên hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An bằng 6 tỉnh, thành khác. Vì vậy, những vấn đề nảy sinh cũng sẽ nhiều hơn, đó là điều không phải quá bất thường.

    - Theo lẽ tự nhiên, đông người thì số lượng người tìm kiếm cơ hội ngoài địa bản tỉnh sẽ lớn. Hơn nữa, Thanh Hoá có lẽ thuộc nhóm các tỉnh tham gia trào lưu xây dựng khu công nghiệp, chế xuất,... trễ nên số lượng lao động di cư lại càng lớn. Ngày thường, họ chỉ là nông dân, ngư dân, trình độ văn hoá hạn chế, cơ hội mở rộng quan hệ, trao đổi văn hoá hoặc cọ sát trong các mối quan hệ xã hội là không nhiều nên đi ra ngoài phải học hỏi, nương nhờ những người đồng hương đi trước là lẽ đương nhiên và va vấp là không tránh khỏi. Trên cơ sở đó, nói họ thay đổi một sớm một chiều là không khả thi. Ngoài ra, một sự thật là người Thanh Hoá có tính cách riêng của mình và uốn hoàn toàn theo hoàn cảnh không phải là tính cách hay thế mạnh của người Thanh Hoá.

    Như vậy, việc tẩy chay lao động (nếu có) cũng không phải không hiểu được và hiện nay mới chỉ là các hiện tượng nhỏ lẻ so với số đông người lao động Thanh Hoá đang làm việc ở các tỉnh, thành khác. Hơn nữa, cho đến nay, Thanh Hoá cũng vẫn còn quá ít các cơ hội việc làm so với các tỉnh nên xu thế dịch chuyển lao động vẫn không hề thay đổi. Dĩ nhiên, từ những cảnh báo mà báo đài nêu thì những người lao động sẽ phải cân nhắc. Song tôi không nghi ngờ điều: chính từ sự dịch chuyển lao động này, các thế hệ kế tiếp của chính những người lao động đó sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao tri thức, gia nhập tầng lớp trí thức và ít nhất, theo lịch sử, họ cũng sẽ có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chung.

    Không có gì phải ngại ngùng vì mình là dân Thanh Hoá!

     

    Trân trọng!

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #219457   12/10/2012

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Công ty cũ mình làm trước đây cũng có hiện tượng tẩy chay không tuyển dung người Thanh Hóa, Nghệ An vì có hiện tượng họ vào và kết bè phái trong nhà máy. Nhưng theo mình thì không phải người nào cũng thế, vùng nào chả có người như thế và vùng nào chả có người tốt.

    Suy nghĩ này cũng là của những người tự cho mình là hiểu biết nhưng thật ra cũng đang biến mình thành những người giống như bài viết mà họ nói: tẩy chay, phân biệt, kêu gọi bè phái.

    Việc tuyển dụng vào phù hợp với công việc hay không là công việc của những người tuyển dụng nhân sự, họ có khả năng nhận biết con người như thế nào là phù hợp, đây là những người có tài năng thật sự trong lĩnh vực nguồn nhân sự.

    Nên bài viết này cũng không đánh để người dân 3 vùng trên phải lưu tâm, nếu công ty này không tuyển bạn thì có nghĩa là họ không phù hợp với bạn và đừng ngần ngại đi kiếm cơ hội ở nơi khác tốt hơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    garan (12/10/2012)
  • #219521   12/10/2012

    nghiemhoaian
    nghiemhoaian

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyết định hạn chế nhận lao động từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh của các doanh nghiệp không phải là vô cớ, bản thân doanh nghiệp cũng rất thiệt thòi khi quyết định như thế vì các tỉnh nói trên đã cung cấp một lượng lớn lao động phổ thông cho thị trường lao động.
    Việc nhiều công ty từ chối nhận nam lao động người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh trong trường hợp này rất khó xử lý, mặc dù pháp lu

    ật nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo...

    Nhưng khi người lao động không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng thì họ có quyền từ chối. Không có quy định nào của pháp luật bắt buộc công ty đang thiếu lao động là phải nhận bất cứ người lao động nào. Nếu doanh nghiệp không tuyển thì họ sẽ bằng cách này hay cách khác (hợp lý và hợp pháp) để từ chối tuyển dụng. Vì vậy, rất khó để xử lý.

    LS Nghiêm Hoài Ân

     
    Báo quản trị |  
  • #219596   12/10/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Đây là vấn đề mà luật pháp VN chưa có quy phạm điều chỉnh rõ ràng (quy định về cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động) mặc dù nó có được đề cập thoáng qua ở Điều 8 BLLĐ hiện hành, như một nguyên tắc chung.

    Có thể có người sẽ lập luận đây là quyền của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp có quyền chọn người "phù hợp" đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp (ở đây được hiểu là ít gây rắc rối nhất cho doanh nghiệp). Thế nhưng nó chỉ là quyền của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tôn trọng một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của một xã hội văn minh. Đó là nguyên tắc mọi người đều bình đẳng như nhau nói chung và bình đẳng trong việc tìm kiếm và làm các công việc phù hợp với khả năng của mình nói riêng.

    Bình đẳng trong việc tìm kiếm việc làm phải được hiểu người lao động không thể bị từ chối đối với công việc phù hợp khả năng của họ vì bất kỳ lý do nào như sự khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính, màu da, dân tộc, tuổi tác, nơi cư trú, quan điểm chính trị ......

    Tại sao doanh nghiệp phải tôn trọng, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc này? Câu trả lời là nếu doanh nghiệp không tuân thủ thì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng được nêu trong hiến pháp có còn giá trị không? Nếu để các hành vi phân biệt trên phát triển thì sự đoàn kết giữa các vùng của một quốc gia có giữ được hay nó chỉ gây thêm sự chia rẽ mất đoàn kết, tính cục bộ giữa các địa phương? Các doanh nghiệp không thể quy kết một vài vụ việc để rồi nâng lên thành cách ứng xử phổ biến trong xã hội được và nhà nước thì ngồi đó không làm gì xem như mặc nhiên thừa nhận cách ứng xử đó. 

    Mục tiêu bình đẳng này là khát vọng của người dân từ xưa đến nay. Nhà nước với vai trò là tổ chức quản lý xã hội do người dân lập ra phải có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc liên quan nhằm đạt được mục tiêu cao đẹp đó. Mọi hành vi đi ngược lại với các nguyên tắc này đều phải bị ngăn chặn hoặc trừng phạt.

    Vì vậy theo quan điểm của mình nhà nước cần ban hành các quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề này cũng như các biện pháp chế tài cần thiết.

    Thân.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    garan (13/10/2012)
  • #219606   12/10/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Lao động Thanh Hóa bị tẩy chay: Sẽ tham mưu cho UBND tỉnh

    (Dân trí) - Liên quan đến thông tin người lao động Thanh Hóa bị các doanh nghiệp tại Bình Dương tẩy chay, Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cho biết sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để có ý kiến về vấn đề trên.
     

    Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Quang Tích - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa - cho biết: “Thực ra, vấn đề lao động Thanh Hóa - Nghệ An và Hà Tĩnh bị tẩy chay mấy năm trước tôi cũng có nghe nói. Phân biệt đối xử như thế là không đúng. Trong một tập thể đông người, không thể tránh khỏi những cái này, cái kia; cũng có những người tốt, người xấu”.

    Ông Lê Quang Tích - PGĐ Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa.
    Ông Lê Quang Tích - PGĐ Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa.

    Theo ông Tích, phía các doanh nghiệp có quyền tuyển dụng hay không tuyển dụng. Điều quan trọng là người lao động phải có ý thức chấp hành kỷ cương, đúng luật lao động.

    Khi được hỏi về con số lao động Thanh Hóa đang làm việc tại Bình Dương, ông Tích cho biết không nắm được.

    Cũng theo ông Tích, giữa hai địa phương có quan hệ rất tốt, thường xuyên trao đổi với nhau và nhiều doanh nghiệp cũng đặt vấn đề tuyển dụng lao động Thanh Hóa. Thanh Hóa cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực lớn cho các địa phương trên cả nước.

    Theo ý kiến của đại diện Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa, chính quyền địa phương các cấp phải vào cuộc tuyên truyền cho người lao động và các đơn vị. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải nâng cao trách nhiệm, ý thức và lòng tự trọng. Cái khó của vấn đề là các ngành chức năng sở tại chưa có văn bản thông báo không tuyển lao động Thanh Hóa, nên Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa chưa thể có ý kiến.

    “Chắc cũng chỉ một vài công ty nhỏ, muốn vào cuộc là phải cả hệ thống chính trị, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để tỉnh có ý kiến chỉ đạo. Vì mọi việc chưa chính thống nên chưa thể có ý kiến lên Bộ được. Tuy nhiên cũng phải nắm bắt thực tế đời sống người lao động để từ đó có ý kiến. Về phía Sở sẽ chỉ đạo anh em kiểm tra cụ thể lại vấn đề để báo cáo UBND tỉnh. Vấn đề này không thể bỏ qua được mà phải hỏi lại phía trong kia. Cho đến thời điểm này, đơn vị chưa nhận được văn bản nào thông báo về tình trạng người lao động Thanh Hóa bị tẩy chay tại tỉnh Bình Dường”, ông Tích cho biết thêm.

    Việc phân biệt đối xử không công bằng của một số doanh nghiệp với người lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh đã khiến nhiều lao động gặp không ít khó khăn. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2012, đã có gần 6.000 lao động Thanh Hóa chuyển bảo hiểm thất nghiệp từ các tỉnh phía Nam về địa phương.

    Duy Tuyên

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: [email protected]; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #219664   13/10/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    leanhthu viết:

    Khi được hỏi về con số lao động Thanh Hóa đang làm việc tại Bình Dương, ông Tích cho biết không nắm được.

    Cũng theo ông Tích, giữa hai địa phương có quan hệ rất tốt, thường xuyên trao đổi với nhau và nhiều doanh nghiệp cũng đặt vấn đề tuyển dụng lao động Thanh Hóa. Thanh Hóa cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực lớn cho các địa phương trên cả nước.

    Theo ý kiến của đại diện Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa, chính quyền địa phương các cấp phải vào cuộc tuyên truyền cho người lao động và các đơn vị. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải nâng cao trách nhiệm, ý thức và lòng tự trọng. Cái khó của vấn đề là các ngành chức năng sở tại chưa có văn bản thông báo không tuyển lao động Thanh Hóa, nên Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa chưa thể có ý kiến.

    Chắc cũng chỉ một vài công ty nhỏ, muốn vào cuộc là phải cả hệ thống chính trị, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để tỉnh có ý kiến chỉ đạo. Vì mọi việc chưa chính thống nên chưa thể có ý kiến lên Bộ được. Tuy nhiên cũng phải nắm bắt thực tế đời sống người lao động để từ đó có ý kiến. Về phía Sở sẽ chỉ đạo anh em kiểm tra cụ thể lại vấn đề để báo cáo UBND tỉnh. Vấn đề này không thể bỏ qua được mà phải hỏi lại phía trong kia. Cho đến thời điểm này, đơn vị chưa nhận được văn bản nào thông báo về tình trạng người lao động Thanh Hóa bị tẩy chay tại tỉnh Bình Dường”, ông Tích cho biết thêm.

    Đọc những câu, đoạn in đậm thì đủ hiểu tinh thần lo lắng cho lao động tỉnh nhà của vị này đến mức nào. Chẳng biết đến bao giờ mới hết những câu phát biểu mang đầy tính quan liêu và thiếu tinh thần trách nhiệm như thế.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #221765   23/10/2012

    cunconip
    cunconip

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em là sinh viên học ở hà nội. em là ng hải phòng. ko phải ng ở những tỉnh nêu trên. bản thân em nói 1 cách khách quan nhất để nói về những người ở những tỉnh đó là 50 tốt, 50 xấu.có nhiều ng rất tốt, rất nhiệt tình ( theo cách nói của sinh viên bọn em là chơi được ) nhưng bên cạnh đó, thật sự còn có rất nhiều ng nói thẳng ra là xấu tính. mà em công nhận với lời ông bảo vệ trong bài viết là mấy ng tỉnh trên rất chia bè kết phái. dù sai lòi ra rùi mà vẫn bênh nhau. thế nên ko ai chơi cùng. mà xấu tính lắm. đi thi ko bao giờ biết chia sẻ tài liệu đâu nhé. nói chung thấy ghê lắm. và nói đến chuyện bè phái thì theo cá nhân em việc thành lập " hội đồng hương " là cái tốt. tiện thăm hỏi giúp đỡ nhau nhưng đa số toàn hùa vào để khi 1 thành viên ( xấu tính ) bị đụng chạm là tất cả alonso hùa vào để phản bác dù biết hay ko biết thực hư ra sao. đấy là cái sai mà ít ng biết. còn việc xin việc ở bình dương thì quả thật cũng khổ cho ng lao động.bình dương phát triển nhưng thôi thì mình đành chấp nhận tìm nơi khác vậy. lên thành phố cũng tốt.

    chúc các anh chị lao động có tình cảnh như trên gặp hên khi xin việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #221786   23/10/2012

    N2Q_LKT
    N2Q_LKT

    Male
    Chồi

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 1203
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Em đọc qua và xin nêu lên ý kiến của mình như sau:

    Em đồng ý với quan điểm của luật sư, vì dân số tỉnh thanh hóa có tới hơn 3 triêu người vì vậy các doanh nghiệp không thể có cái nhìn chủ quan đánh đồng như vậy, hiện tượng người dân miền trung có cá tính nóng nảy và dễ gây ẩu đả thì chúng ta cũng đã biết nhưng có chăng chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, bên cạnh đó cũng cần có sự giáo dục về ý thức cho người lao động làm việc với thái độ nghiêm túc.

     
    Báo quản trị |  
  • #221895   24/10/2012

    quynhnhudainam
    quynhnhudainam
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (375)
    Số điểm: 2795
    Cảm ơn: 185
    Được cảm ơn 151 lần


    Ở đây vấn đề là dù có cảm thấy bất bình thì cũng chào thua. Vì chủ doanh nghiệp muốn thế. Họ cũng không phải tự nhiên mà mặc định ngầm như thế.

    Riêng mình thấy thì ra đường mà nhìn đểu chút là cũng bị bầm mình rồi. Đa số tội phạm đến từ những vùng miền này. Thế nên tự cố gắng cho bản thân vậy.

    (Mình là người Sông Bé ..hiii)

    Người từ vô tận tái sinh

    Đi ngang trần thế vương tình nhân gian

     
    Báo quản trị |  
  • #221931   24/10/2012

    duchoaiemail
    duchoaiemail

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào cả nhà!

    Tôi là nguời Quảng Trị

    Chuyện các doanh nghiệp ở dọc tuyến quốc lộ 1A, giáp rạnhy địa bàn Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh không tuyển dụng lao động chân tay từ các tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh đã xảy ra từ lâu.

    Về mặt pháp lý, không có chế tài nào để xử lý các doanh nghiệp trong trường hợp này khi tạo ra sự bất công trong tuyển dụng. Cái quy định ngầm này xuất hiện bởi vì trong một thời gian dài, người lao động các tỉnh thành nói trên đã để xảy ra các tình huống đáng tiếc, gây mất thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Vấn đề mà các lao động Thanh-Nghệ-Tỉnh phải làm là thay đổi bản thân, tránh để xảy ra các tình huống đáng tiếc. Việc lấy lại lòng tin của các doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dàng nhưng là việc cần thiết. Nên nhớ rằng, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp không thiếu lao động, thậm chí đang tìm cách thuyên giảm lao động.

    Người dân miền Trung chúng ta, tha hương cầu thực là do điều kiện tự nhiên và kinh tế ở quê nhà không mang lại thu nhập ổn định. Chúng ta vào Nam mong để tích lũy thêm vốn sống, dành dụm số vốn đề về quê làm ăn hay đơn giản hơn là giúp đỡ thêm cho cha mẹ, em út. Chưa làm được gì mà đã sớm lo chuyện tụ tập rượu chè, cờ bạc và sinh sự đánh nhau.

    Đồng hương chúng ta đoàn kết để sống nơi đất khách quê nguời là vốn quý nhưng làm việc gì cũng phải suy nghĩ, không ủng hộ khi thấy  rõ ràng việc đó là sai trái.

     

    Chuyên viên pháp lý: Hoàng Đức Hoài

    Hotline: 0906 311 132 hoặc 0973 329 117

    Email: [email protected]

    Trang: http://www.thuaphatlai24h.com.vn/

    https://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai

    Công tác tại Văn phòng Thừa Phát Lại Quận Thủ Đức

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duchoaiemail vì bài viết hữu ích
    muamuaha84 (03/07/2013) hoahongtrang1661 (14/06/2014)
  • #328259   14/06/2014

    dovanthang_phapluat
    dovanthang_phapluat

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 22 lần


    Chúng ta hãy lắng nghe Anh bảo vệ ở công ty E.V - KCN Đồng An - nói: “Tôi cũng là người Thanh Hóa đây. Tôi hiểu cảm giác của mọi người, nhưng thật tình mà nói một số người ở tỉnh mình hay gây gổ đánh nhau, nhậu nhẹt lại còn nóng tính. Đã thế lại rất “đoàn kết”, hễ một người bị cho nghỉ việc thì lập tức sẽ có một nhóm phản đối..." Một người dân bình thường họ còn nhận thức được như thế. Không biết những người lao động họ nghĩ sao về vấn đề này?

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 18/06/2014 08:32:29 CH Xóa khoảng trống thừa ở cuối bài.Cập nhật bởi dovanthang_phapluat ngày 14/06/2014 07:21:45 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dovanthang_phapluat vì bài viết hữu ích
    hoahongtrang1661 (14/06/2014)
  • #328828   18/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Rất đáng buồn khi tình trạng này xảy ra. Theo tôi thì không thể xử lý được người sử dụng lao động. Họ cứ tổ chức tuyển bình thường, vẫn nhận hồ sơ nhưng sẽ loại người ở một số khu vực với lý do chuyên môn.
    Những gì bạn phản ánh cũng có phần đúng, hi vọng tình trạng này sẽ giảm thiếu và tiến tới chấm dứt".

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 18/06/2014 08:36:57 CH Xóa khoảng trống thừa ở cuối bài.

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |