TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (PHIÊN BẢN SỐ 2)

Chủ đề   RSS   
  • #322000 08/05/2014

    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    TẤT TẦN TẬT ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 (PHIÊN BẢN SỐ 2)

    Bộ luật Lao động hiện hành gồm có Lời nói đầu, 17 chương và 223 điều. Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 thay thế Bộ luật Lao động (đã qua 3 lần sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, bao gồm 17 chương và 242 điều.

    Sâu đây là NỘI DUNG VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012, xin gửi đến bạn đọc để tham khảo.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    12359 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ThanhThuy20052012 (07/04/2015) ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014) TRUTH (08/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #322034   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chương X: NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NỮ

    Chương này của Bộ luật Lao động năm 1994 gồm 10 điều.

    Trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chương này gồm 8 Điều.

    So với Bộ luật Lao động năm 1994, Bộ luật Lao động (sửa đổi) có những điểm mới sau đây:

    - Quy định cụ thể hơn nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ trong việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc bình đẳng giới không những chỉ trong tuyển dụng, sử dụng mà còn trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

    Bộ luật Lao động hiện hành quy định: ở những nơi có sử dụng lao động nữ, phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ. Thực tế thi hành trong thời gian qua cho thấy, quy định như vậy quá cứng nhắc, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện.

    Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định mềm dẻo hơn về vấn đề này, người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

    - Tăng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, cụ thể thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, đồng thời bổ sung quy định cho phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 02 tháng.

    - Bổ sung thời gian mà lao động nữ có quyền đi làm việc sớm mà điều này không có hại cho sức khỏe của họ với 02 điều kiện:

    + Được người sử dụng lao động đồng ý;

    + Lao động nữ đã nghỉ ít nhất được 04 tháng để hưởng chế độ thai sản.

    - Bổ sung quy định bảo đảm việc làm đối với lao động nữ sau khi sinh trong trường hợp không có việc làm cũ, thì họ vẫn được người sử dụng lao động bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

    - Bổ sung một số trường hợp lao động nữ được hưởng trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm hoặc thực hiện các biện pháp khác như nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý .v.v.. nhằm phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    SAdmin (08/05/2014) ntdieu (08/05/2014)
  • #322035   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chương XI: NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG DỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

    Chương này của Bộ luật Lao động hiện hành gồm 25 điều (Từ Điều 119 đến Điều 139); bao gồm 6 mục: Lao động chưa thành niên; lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật; lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam và một số loại lao động khác.

    Trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chương này gồm 25 điều (từ Điều 161 đến Điều 185).

    Những điểm mới trong Chương này gồm:

    - Thêm mục lao động là người giúp việc gia đình để điều chỉnh về pháp luật một dạng quan hệ việc làm đang tồn tại trong thực tế và có xu hướng phát triển.

    - Bỏ mục và các điều quy định về lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao vì các nội dung của mục này đã được thể hiện xen ghép trong các chương, điều khác của Bộ luật Lao động.

    * Về lao động chưa thành niên:

    - Quy định người lao động dưới 18 tuổi là người lao động chưa thành niên.

    - Về nguyên tắc không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.

    - Chia lao động chưa thành niên thành 04 nhóm tuổi để có các quy định phù hợp về việc sử dụng lao động trẻ em như sau:

    + Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần. Những người ở độ tuổi này được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc sẽ được quy định bởi một thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    + Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong một ngày và 20 giờ trong một tuần và không được sử dụng những người ở nhóm tuổi này làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

    + Những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động chỉ được sử dụng họ làm các công việc nhẹ được quy định bởi một thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Khi sử dụng người lao động ở nhóm tuổi này và những người dưới 13 tuổi thì người sử dụng lao động phải thực hiện các quy định như: Ký hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật khi đã được sự đồng ý của người lao động; bố trí giờ làm việc không làm ảnh hưởng đến giờ học của họ và phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

    + Đối với những người dưới 13 tuổi, về nguyên tắc là không được sử dụng họ làm việc trừ một số công việc cụ thể cần phải đào tạo từ nhỏ tuổi sẽ được quy định bởi một thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng quy định cụ thể các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động dưới 15 tuổi.

    + Công việc bị cấm gồm:

    (1) Mang, vác, các vật nặng vượt quá thể trạng;

    (2) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.

    (3) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc;

    (4) Phá dỡ các công trình xây dựng;

    (5) Nấu, thổi, đúc,cán, dập, hàn kim loại;

    (6) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

    (7) Công việc khai thác gây tổi hại cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

    + Về nơi làm việc cấm sử dụng người chưa thành niên gồm:

    (1) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

    (2) Công trường xây dựng;

    (3) Cơ sở giết mổ gia súc;

    (4) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, xoa bóp và những nơi làm việc khác gây tổi hại đến sức khỏe, an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có thông tư hướng dẫn thực hiện.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322036   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    * Về quy định lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

    Ngoài các điều kiện đã được Bộ luật lao động hiện hành quy định như:

    + Không phải là người phạm tội hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

    + Có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ các trường hợp được pháp luật quy định như (là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn; là thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần; trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam. Người lao động vào Việt Nam có thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ; người lao động vào Việt Nam có thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng sản xuất kinh doanh mà các chuyên gia trong và ngoài nước đang ở Việt Nam không xử lý được; là Luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép theo quy định của Luật Luật sư; những trường hợp theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Học sinh, sinh viên học tập và làm việc tại Việt Nam và các trường hợp được Chính phủ quy định.

    Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định thêm hai điều kiện:

    + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    + Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

    - Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng quy định về việc sử dụng giấy phép lao động cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam cụ thể như:

    + Phải xuất trình giấy phép lao động khi làm thủ tục liên quan đến xuất, nhập cảnh và khi có yêu cầu.

    + Nếu không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất.

    + Người sử dụng lao động mà bị phát hiện sử dụng người lao động không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý.

    - Bộ luật Lao động hiện hành quy định thời gian của giấy phép lao động đối với công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là theo thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không quá 36 tháng.

    Bộ luật lao động (sửa đổi) quy định thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.

    Việc cấp, thu hồi giấy phép sẽ được quy định bởi một Nghị định của Chính phủ. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322038   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    * Về lao động giúp việc gia đình.

    (1) Bộ luật Lao động hiện hành đã có 03 điều quy định về lao động giúp việc gia đình, Điều 2 Bộ luật Lao động cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số lao động khác, Điều 28 quy định đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng miệng và Điều 139 quy định trường hợp người được thuê mướn giúp việc trong gia đình nếu để trông coi tài sản thì phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản; tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các khoản trợ cấp do hai bên thỏa thuận, người lao động được cấp tiền tàu xe đi đường khi thôi việc…

    (2) Bộ luật Lao động (sửa đổi) có mục riêng (mục 5) với 04 điều quy định đối với loại hình lao động này. Trong kinh tế hiện đại, người giúp việc nhà cho một người sử dụng lao động là người lao động có quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng như mọi người lao động khác có quan hệ lao động. Giúp việc nhà đã trở thành một nghề, có yêu cầu đối với công việc nhất định.

    Mở rộng nghề giúp việc nhà thì giải quyết được việc làm cho một bộ phận người lao động, đồng thời giải phóng cho một bộ phận người lao động khác khỏi công việc gia đình để tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, hòa nhập xã hội.

    Tại kỳ họp lần thứ 100 (ILC 100) năm 2011, ILO đã thông qua 1 Công ước và 1 Khuyến nghị về việc làm nhân văn cho lao động giúp việc trong gia đình. Đây là văn bản pháp lý quốc tế quan trong nhất điều chỉnh về lao động giúp việc trong gia đình và Việt Nam đã bỏ phiếu thuận để thông qua 02 văn bản này. Do đó, việc quy định vấn đề lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động là một bước lập pháp quan trọng thể hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên ILO của Việt Nam và đồng thời việc này cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành phê chuẩn Công ước về việc làm nhân văn cho lao động giúp việc gia đình trong tương lai.

    Bộ luật Lao động đặt mục riêng về người lao động giúp việc nhà nhằm quy định rõ quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người giúp việc nhà, xóa bỏ định kiến lạc hậu coi khinh nghề giúp việc nhà, phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục, dùng vũ lực đối với người giúp việc nhà theo hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời.

    Trong điều kiện của người giúp việc làm việc riêng lẻ cho cá nhân, ngoài tầm kiểm soát thường xuyên của cộng đồng và cơ quan nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản để bảo vệ tốt hơn người giúp việc.

    (3) Những điểm mới của lao động giúp việc gia đình được quy định trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) là:

    - Xác định rõ thế nào là lao động giúp việc gia đình và các các công việc mà người lao động giúp việc gia đình thực hiện, theo đó:

    Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

    Các công việc trong gia đình gồm: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, người già, lái xe, làm vưởn và các công việc khác nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

    Các công việc cũng là giúp việc gia đình nhưng theo hình thức khoán việc thì Bộ luật Lao động sẽ không điều chỉnh.

    - Khác với Bộ luật Lao động hiện hành, Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định hợp đồng lao động đối với ngưới giúp việc gia đình phải bằng văn bản.

    - Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng quy định cụ thể nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động được nhận làm giúp việc gia đình, bao gồm:

    + Thực hiện đúng hợp đồng lao động;

    + Trả khoản tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để ngưới giúp việc gia đình tự lo bảo hiểm.

    + Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của ngưới giúp việc gia đình.

    + Bố trí chỗ ăn, nghỉ sạch sẽ hợp vệ sinh cho ngưới giúp việc nếu có thỏa thuận.

    + Tạo cơ hội để ngưới giúp việc được tham gia học văn hóa, học nghề.

    + Trả tiền tàu xe đi đường khi thôi việc.

    - Đồng thời, quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động; cụ thể:

    + Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với người giúp việc.

    + Giao việc không đúng với hợp đồng lao động đã thỏa thuận.

    + Giữ giấy tờ tùy thân của ngưới giúp việc.

    - Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng quy định nghĩa vụ của người lao động giúp việc.

    + Thực hiện đúng hợp đồng lao động;

    + Bồi thường nếu làm hỏng, mất tài sản của gia chủ;

    + Thông báo kịp thời với gia chủ về khả năng nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia chủ và bản thân.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322039   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chương XII: BẢO HIỂM XÃ HỘI

    Bộ luật Lao động hiện hành quy định Chương bảo hiểm xã hội gồm 13 điều (Từ Điều 140 đến Điều 152).

    Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, quy định những nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội. Về cơ bản, các nội dung quy định về bảo hiểm xã hội trong Bộ luật Lao động đã được chuyển và quy định đầy đủ trong Luật Bảo hiểm xã hội. Do vậy, Chương bảo hiểm xã hội trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) chỉ còn 2 điều (Điều 186 và Điều 187).

    Điểm mới trong chương bảo hiểm xã hội của Bộ luật Lao động (sửa đổi) là:

    - Về tuổi nghỉ hưu của người lao động, cơ bản như quy định hiện nay: nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi.

    Riêng đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, ngừơi lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.

    Những trường hợp lao động nằm trong diện này sẽ được quy định bởi một Nghị định của Chính phủ.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322040   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chương XIII: CÔNG ĐOÀN

    Chương Công đoàn trong Bộ luật Lao động hiện hành gồm 4 điều (Từ Điều 153 đến Điều 156).

    Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 6 điều (Từ Điều 188 đến Điều 193).

    Những điểm mới trong Chương này là:

    - Bỏ thời hạn (06 tháng) ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn phải thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp.

    - Bỏ quy định trong thời gian chưa thành lập được tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp thì chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời…

    - Xác định chủ thể đại diện, bảo vệ quyền lợi… của người lao động ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

    - Quy định thêm các hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

    Ngoài hai nhóm hành vi đã được Bộ luật Lao động hiện hành quy định là: cản trở gây khó khăn cho việc hoạt động của công đoàn và phân biệt đối xử… Bộ luật Lao động (sửa đổi) bổ sung hai nhóm hành vi:

    + Ép buộc người lao động thành lập và gia nhập công đoàn.

    + Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.

    - Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định cụ thể hơn quyền của cán bộ công đoàn cơ sở gồm:

    + Có quyền gặp gỡ người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.

    + Đến với nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi, trách nhiệm của mình đại diện.

    Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thì các quyền nói trên do cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện.

    - Quy dịnh trách nhệm cụ thể của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn, trong đó có điểm mới đáng chú ý là:

    Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động, thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322043   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chương XIV: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Chương này của Bộ luật Lao động năm 1994 gồm 45 điều.

    Chương này của Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm gồm 5 mục, 41 Điều.

    So với Bộ luật Lao động năm 1994, Bộ luật Lao động mới có những điểm sửa đổi sau đây:

    Những sửa đổi chính của Chương này gồm:

    - Mở rộng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và đình công đến tất cả các đơn vị có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

    - Bỏ quy định Hội đồng hoà giải cơ sở thay bằng hòa giải viên lao động là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp tập thể.

    Trên thực tế, một mặt, nhiều cơ sở không có tổ chức công đoàn thì không thành lập được Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Mặt khác, nơi có tổ chức công đoàn, trừ một số ít nơi thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hoạt động tương đối có hiệu quả, nhưng nhiều nơi, cán bộ công đoàn không chuyên trách cũng là người lao động, không nắm vững pháp luật công đoàn, không nắm được các quy định của pháp luật lao động, thiếu khả năng đối thoại nên đã không làm được chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động, không có vai trò tích cực trong Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, có tranh chấp thì không giải quyết hoà giải được, người lao động vẫn đình công tự phát.

    Vì vậy, Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã không quy định tổ chức Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Những nơi chưa có tổ chức công đoàn nếu phát sinh tranh chấp cá nhân thì phải do Hoà giải viên lao động cấp huyện giải quyết. Các cuộc tranh chấp tập thể về quyền hay về lợi ích đều sẽ do Hoà giải viên lao động cấp huyện giải quyết.

    Trong trường hợp tranh chấp lao động về lợi ích (người lao động tranh chấp, yêu cầu chủ yếu là tăng lương hoặc giảm giờ làm) sau khi không chấp nhận kết luận của Hội đồng trọng tài theo chức năng luật định của Hội đồng trọng tài, kết luận của Hội đồng trọng tài không phải là cuối cùng thì có quyền làm thủ tục để tiến hành đình công.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322044   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    - Quy định rõ tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp pháp lý về (quyền) và tranh chấp về kinh tế (lợi ích) và không cho phép đình công đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền.

    + Đối với trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện với bộ máy sẵn có của mình phải căn cứ vào những quy định của pháp luật, nghiên cứu, gặp gỡ, xem xét nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, nội dung tranh chấp, thủ tục các bên đã tiến hành giải quyết tranh chấp để ra quyết định giải quyết vụ việc. Nếu các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết, thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    + Tranh chấp tập thể về lợi ích sẽ do Hội đồng trọng tài giải quyết.

    - Bổ sung trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xác định loại tranh chấp lao động tập thể là về quyền hoặc lợi ích trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp tập thể và hướng dẫn ngay các bên đến đúng địa chỉ và cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

    - Bổ sung quyền đóng cửa tạm thời doanh nghiệp của người sử dụng lao động trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản.

    Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, và phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức như: Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công; Công đoàn cấp tỉnh; Tổ chức đại diện người sử dụng lao động; Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở.

    Bộ luật Lao động mới cũng bổ sung những trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc như: trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công và sau khi tập thể lao động ngừng đình công.

    - Bộ luật Lao động hiện hành quy định việc hoãn và ngừng đình công trong những trường hợp này sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng đình công khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014)
  • #322046   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    - Về quy định việc xử lý đối với các cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục, Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định rõ những trường hợp bị coi là không đúng trình tự, thủ tục khi cuộc đình công diễn ra có yếu tố sau đây:

    + Không tổ chức lấy ý kiến bằng phiếu hoặc chữ ký, cụ thể: đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất; nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động;

    + Nội dung lấy ý kiến không đầy đủ, không có các nội dung như: Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của tập thể lao động; Việc có đồng ý đình công hay không;

    + Không thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công;

    + Không ra quyết định đình công bằng văn bản (khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý đình công - trong khi Bộ luật Lao động hiện hành quy định là đối với doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp có dưới 300 lao động, thì tỉ lệ này là trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý đình công, còn với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 lao động trở lên, con số này là 75%);

    + Quyết định đình công không đầy đủ các nội dung như:Kết quả lấy ý kiến đình công; Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của tập thể lao động; Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết;

    + Không gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công hoặc không gửi quyết định đình công cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và cho công đoàn cấp tỉnh;

    + Vẫn tiếp tục đình công khi vào trước thời điểm bắt đầu đình công, người sử dụng lao động đã chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động.

    Khi cuộc đình công vi phạm một trong những trường hợp nêu trên, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục và phải thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tìm biện pháp giải quyết, tránh để cho tình trạng tranh chấp kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của tập thể lao động.

    THE END

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014) xuanhoa80 (04/07/2014)