Sa thải sai thì sao?

Chủ đề   RSS   
  • #298061 19/11/2013

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Sa thải sai thì sao?

    Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật lao động và đó cũng chính là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
    Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
     
         1.  Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
    2.  Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
    3.  Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

     

    So với quy định tại Điều 85 của Bộ luật Lao động 1994 thì căn cứ để áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải không khác nhau nhiều. Tuy nhiên hệ quả của việc sa thải sai theo quy định của hai văn Bộ luật có sự khác biệt nhất định, bài viết này tôi xin gửi đến quý đọc giả sự khác biệt nhau cơ bản về hệ quả của việc "sa thải sai" giữa Bộ luật Lao động 1994 ( được sửa đổi bổ sung vào các năm 2002;2006;2007) và Bộ luật Lao động 2012.
     
    Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 38 Bộ luật lao động 1994 thì việc xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải được xem là một hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì vậy khi người sử dụng lao động ra quyết định sa thải sai thì phải chịu những hậu quả pháp lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Bộ luật lao động năm 1994: “Điều 41
    1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
    Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.
     
    Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
    Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 ngày Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành thì hậu quả pháp lý đối với việc “sa thải sai” không giống như quy định trước đây nữa, bởi lẻ.
     
    Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 không còn quy định sa thải là một trong những trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,  đồng thời Bộ luật Lao động năm 2012 đã “bổ sung” thêm khái niệm Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật tại Điều 41: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các Điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này”. Điều đó chứng tỏ việc sa thải sai không phải là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà đó là việc áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật không đúng quy định của pháp luật. Do “sa thải sai” không còn là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên người lao động không thể dựa vào quy định tại Điều 42 để yêu cầu người sử dụng lao động chịu những hệ quả pháp lý theo quy định tại điều luật, đồng thời những quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định để giải quyết hậu quả pháp lý đối với trường hợp người sử dụng lao động áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải.
     
    Như vậy, nếu xét về góc độ câu chữ của điều luật trong Bộ luật Lao động 2012 thì nếu người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sai sẽ không biết căn cứ vào đâu để khởi kiện yêu cầu bồi thường. Nhưng xét về bản chất thì việc “sa thải sai” đó cũng là một hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật vì nó xuất phát từ ý chí chủ quan của người sử dụng lao động dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là khi có tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, phía người sử dụng lao đông có thể bám vào các quy định hiện hành của pháp luật để bác bỏ những nghĩa vụ của mình, còn người lao động thì phải chịu nhiều thiệt thòi.
    Hi vọng trong thời gian tới cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
     
    QUYẾT QUYỀN                                                                                                                   
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 19/11/2013 01:21:06 CH
     
    26194 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hvquyen1 (04/07/2014) admin (20/11/2013) ntdieu (19/11/2013) Unjustice (19/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #298101   19/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Bởi vì chấm dứt hợp đồng lao động là hệ quả tất yếu của hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Nó mang tính đơn phương, theo quan điểm cá nhân, nếu việc sa thải sai có nghĩa là người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai nên người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại (Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự, bên có hành vi sai trái với thỏa thuận hoặc quy định pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên còn lại).

    Khi đó thì toàn án có thể dựa trên các quy định bồi thường trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật để tuyên mức bồi thường.

     

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 19/11/2013 04:57:50 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (19/11/2013) ntdieu (19/11/2013) QuyetQuyen945 (20/11/2013) TuLuat.com (20/11/2013) weeds_dt (21/11/2013)
  • #298163   20/11/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Hi anh, ở đây em chỉ muốn nhấn mạnh về câu chữ của điều luật thôi, về cách hiểu và bản chất thì em đồng tình với anh.

    Nếu chiếu theo câu chữ thì " Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các Điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này" Điều này tạo ra sự cứng nhắc trong việc hiểu luật. Nếu bảo vệ cho người sử dụng lao động thì chỉ cần lý luận "sa thải sai" không đồng nghĩa với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo khái niệm tại Điều 41 thì vẫn có cơ sở.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #298272   20/11/2013

    hoangtamdt
    hoangtamdt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Sa thải thì làm việc khác. Nhiều công việc phù hợp với mình mà...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoangtamdt vì bài viết hữu ích
    weeds_dt (21/11/2013) ly-anh (04/07/2014)
  • #364102   22/12/2014

    Rất hay. Cám ơn QuyetQuyen945.

    Nếu mình được sửa luật sẽ bổ sung thêm vào điều 38 nội dung Sa thải;

    Nhưng bên cạnh đó việc quy định chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (điều 44) hiện nay cũng rất bất cập.

    Câu hỏi đặt ra là: người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ với người lao động vì lý do kinh tế có được coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ không? câu hỏi có 2 cách trả lời như sau:

    1/ Có. Vậy trong trường hợp người sử dụng LĐ không chứng minh được lý do kinh tế như vậy việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trái luật. Khi chấm dứt HĐLĐ trái luật NSDLĐ phải thực hiện nghĩa vụ theo điều 42 BLLĐ trong đó có nội dung mỗi năm làm việc trả 1/2 tháng lương. Như vậy lại trái điều 49 BLLĐ (mỗi năm 1 tháng lương)

    2/ Không. Vậy khi người sử dụng LĐ chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp vì lý do kinh tế hay thay đổi cơ cấu công nghệ nếu không xây dựng phương án sử dụng lao động, không thông báo cơ quan quản lý Nhà nước ... thì coi như trái luật. Trong trường hợp này xử lý sao đây?

    Theo tôi phần này cần bổ xung thêm điều 38: Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người SDLĐ trong trường hợp vì lý do kinh tế, thay đổi cơ cấu công nghệ. Đồng thời điều 42 bổ xung nghĩa vụ của người SDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ trái luật trong trường hợp mất việc làm (không phải thôi việc nhé).

    Xin ý kiến các Bác

    Cập nhật bởi drdudu ngày 22/12/2014 03:47:50 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #366886   09/01/2015

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Chính sự quy định không rõ ràng này đã dẫn đến một số thẩm phán buộc người sử dụng lao động phải thực hiện hệ quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật mà "run", vì rõ ràng đó là một sự áp dụng pháp luật gượng ép. Một số thẩm phán khác khi thụ lý rồi thì không dám xử vì chờ hướng dẫn - đó là thực tiễn xét xử. Qua đây cũng thấy rằng, pháp luật ban hành sau nhưng lại không thể kế thừa được những ưu điểm của luật cũ, ngược lại còn có những quy định rất mập mờ, tạo lỗ hổng, đó là sự đi xuống của pháp luật một cách rõ nét.

    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 09/01/2015 01:48:40 CH

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
  • #368443   21/01/2015

    Dinhhoa_HRM
    Dinhhoa_HRM

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào các bạn,

     

    Các bạn nên nhớ rằng, Pháp luật là công cụ để đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị.  

     
    Báo quản trị |  
  • #369556   29/01/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #460386   09/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Sa thải sai thì sao?

    Hiểu như thế nào thì vẫn thấy người lao động quá thiệt thòi trước những quyết định xử ép như vậy, vì không chỉ ngoài việc tự dưng mất việc mà đó còn là việc mất đi một cơ hội ổn định cuộc sống, phải tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc tìm việc và bắt đầu một công việc mới, nếu như áp dụng qui định của đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật thì mức bồi thường vẫn chưa đủ thuyết phục để có thể đền bù lợi ích tổn thất cho người lao động, bên cạnh đó, nó còn tạo ra tiền lệ cho người sử dụng lao động thêm sức mạnh trong mối quan hệ mang tiếng là thỏa thuận, bình đẳng này.
     
    Báo quản trị |  
  • #460389   09/07/2017

    haikiemtoan
    haikiemtoan

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2011
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 12 lần


    Sa thải người lao động trái pháp luật (oan sai)?

    Luật mới quy định rất rõ. Nếu sa thải từ 02 người lao động trở lên (trái pháp luật) thì người sử dụng lao động (người đứng đầu sự nghiệp) sẽ phải ngồi tù theo Luật hình sự năm 2015 được quy định tại Điều 162 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Như vậy việc sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động cũng sẽ giảm đáng kể nếu thực thi đúng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #460398   09/07/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Điều 162 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể:
     
    Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
     
    Ngoài ra, người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, cụ thể:
     
    Đối với 02 người trở lên; Đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
     
    Ngoài hình phạt trên, Luật còn có chế tài bổ sung là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    haikiemtoan (14/07/2017)
  • #461025   14/07/2017

    haikiemtoan
    haikiemtoan

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2011
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 12 lần


    Sa thải lao động và Trốn đóng Bảo hiểm xã hội

    - Như đã nêu tình tiết trong bài về vấn đề Người sử dụng lao động đã Sa thải và Trốn đóng BHXH trái pháp luật?; - Vấn đề về pháp lý cũng được một số Luật sư và Cộng sự thảo luận. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của vấn đề và xác định tội danh cho một vụ án Hình sự thì cần phải có một chế tài đủ mạnh để xử lý; - Theo quy định của Luật Hình sự năm 2015 áp dụng một số điều khoản để xác định tội danh để khởi tố vụ án Hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 trở đi; 1/. Việc Sa thải Người lao động trái pháp luật sẽ bị xử lý theo Điều 162 Bộ Luật Hình sự năm 2015; 2/. Trốn đóng Bảo hiểm xã hội cho Người lao động từ 06 (sáu) tháng trở lên theo Điều 216 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Chiếu theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 thì Chủ sử dụng lao động (nếu vi phạm) sẽ bị phạt tù và cấm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo đến 05 (năm)? Như vậy yếu tố Hình sự là có thật. Nhưng khi Người lao động tố giác tội phạm ra Công an hoặc nộp đơn khởi kiện ra Toà án thì cơ quan có thẩm quyền có xác định đây là vụ án khởi tố Hình sự hay không? Hay chỉ định là vụ án Dân sự, nếu là vụ án Dân sự lại áp dụng Điều khoản của Luật Hình sự thì có hợp lý hay không? Đây chính là kẽ hở để bỏ lọt tội khi chưa áp dụng chế tài đủ mạnh để răn đe cho những tổ chức, cá nhân không chấp hành quy định của pháp luật Nước CHXHCN Việt Nam. Kính chuyển danluat.thuvienphapluat.vn để cùng thảo luận trên tinh thần "Thượng tôn Pháp luật" để vận dụng thấu tình & đạt lý. Trân trọng ./.
    Cập nhật bởi haikiemtoan ngày 14/07/2017 12:51:06 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #461214   15/07/2017

    Sẵn đây cho mình hỏi, mình thấy Bộ luật lao động có quy định "Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động." 
    Điều này được hiểu thế nào mọi người, ví dụ công ty mình có NLĐ nữ, nghỉ thai sản xog vào làm được vài bữa lại tự ý bỏ việc 10 ngày, không có lý do và giấy tờ chứng minh chế độ gì cả, vậy mình có áp dụng sa thải được không?

     

     
    Báo quản trị |