Tôi xin có một vài lời tư vấn cho bạn như sau:
-Trước tiên, trong vụ việc này lỗi lớn nhất thuộc về bạn. Việc bạn nhờ tư vấn khi nghi ngờ sự trung thực của người bạn cho thấy, niềm tin bạn đặt vào người đó không phải là 100%, vậy mà bạn vẫn chấp nhận xác lập một giao dịch không tồn tại. Tôi xin đưa ra 2 trường hợp dưới đây có thể xảy ra để bạn tham khảo:
+
TH1:
Người bạn A đem Giấy hóa đơn thanh toán nợ (theo đó bạn có nghĩa vụ thanh toán cho A 120 triệu) đi thế chấp ở ngân hàng B và không được chấp nhận. Chúng ta đều biết rằng, ngân hàng có một loạt các thủ tục khá chặt chẽ trong việc cho vay tiền. Không phải A cứ mang tờ hóa đơn đó đưa cho ngân hàng B là có thể vay được tiền, một bước không thể thiếu là ngân hàng sẽ xác định sự tồn tại của khoản nợ đó, rồi khả năng trả nợ của con nợ. Như bạn trình bày, có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bạn và người bạn A chỉ có một căn cứ duy nhất là tờ hóa đơn khống, không đủ cơ sở để ngân hàng coi đó là một khoản bảo đảm thế chấp vay tiền. Bạn cứ nghĩ, nếu như A vay được tiền trong trường hợp này, thì ngân hàng liệu có thể tồn tại khi mà bất cứ ai cũng có thể tự lập một hóa đơn khống mang đến ngân hàng thế chấp xin vay tiền.
+
TH2:
Người bạn A đem Giấy hóa đơn thanh toán nợ (theo đó bạn có nghĩa vụ thanh toán cho A 120 triệu) đi thế chấp ở ngân hàng B và được chấp nhận (có quen biết với Giám đốc chẳng hạn). Nếu A trả được nợ thì không nói làm gì.
Còn nếu A ôm số tiền đó, hoặc không có khả năng trả nợ thì hoặc là bạn phải "ngậm bồ hòn làm ngot" chịu trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng B (sau đó đòi A trả lại tiền) hoặc A sẽ bị kiện vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" - bạn có thể bị coi là đồng phạm hoặc biết mà không báo. +
TH3:
Người bạn A lật lọng kiện ra Tòa đòi bạn trả 120 triệu như trong hóa đơn bạn đã ký. Giao dịch dân sự này có thể bị tuyên vô hiệu do
đối tượng của giao dịch không tồn tại.
A sẽ phải chứng minh được sự tồn tại của "lượng hàng hóa" được nói đến, giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa đó, thời gian địa điểm giao hàng,... - Có thể thấy, nếu rơi vào TH1 hoặc TH3 thì có thể không đáng lo như TH2. Bạn nên sử dụng tình cảm bạn bè, tìm hiểu xem A có thật sự cần tiền và cần tiền vào mục đích gì, nếu cần thiết yêu cầu A trả lại tờ hóa đơn đó nếu còn nghĩ đến tình bạn giữa hai người. Bạn hãy cầm sẵn một máy ghi âm trong người ghi lại cuộc nói chuyện. Trong trường hợp A không trả lại tờ hóa đơn khống đó đây sẽ là một chứng cứ quan trọng để bạn có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xấu nhất xảy ra. Thân !!!
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.