Quy định trong luật đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #96976 20/04/2011

    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quy định trong luật đất đai

    Hiên nay trong luât Đất đai có môt số điều không được quy định đến và cô mình bảo cái nào không có thì xem trong luât Dân sự. Nhưng có môt vấn đề mình cũng không tìm thấy quy định trong luât dân sự. Mọi người giúp mình với.
    Trẻ em dưới 18 tuổi nếu được thừa kế quyền sử dụng đất thì có được đứng tên trong giấy chứng nhân quyền sử dụng đất hay không?
    Lớp mình tranh cãi nói là không. Nhưng bên cạnh đó thì người mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì lại được thực hiên quyền này. Vây tại sao lại có sự khác nhau đó trong khi trong tất cả các trường hợp, các giao dịch đều được thực hiê%3ḅn thông qua người đại diên.
    Cập nhật bởi maidieuthuyk09 ngày 20/04/2011 09:55:34 CH

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    17156 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96979   20/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi luật đất đai 2003 chỉ quy định người sử dụng đất bao gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Và người sử dụng đất thì có quyền được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.
     
    Luật đất đai 2003 không phân biệt cá nhân ra thành người thành niên, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chỉ quy định cá nhân nói chung. Do vậy, mọi cá nhân có quyền sử  dụng đất đều được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, chỉ có điều đối với người người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đại diện theo pháp luật của những người đó sẽ đứng ra thực hiện các thủ tục cần thiết để xác lập quyền sở hữu hợp pháp thay cho họ !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96997   20/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn
    Các bạn có thể tham khảo thêm điều luật sau để hiểu rõ hơn vấn đề

    Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

    #ff0000;">Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền #ffff00;">để lại tài sản của mình cho người khác#ff0000;">quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

     

    Điều 733. Thừa kế quyền sử dụng đất 

    Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật nàypháp luật về đất đai.

       thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #97134   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào các bạn!
    Theo mình thì trong,  cả ba trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi, người bị mất năng lực hành vi và cả người chưa đầy đủ năng lực hành vi (từ 15-18 tuổi) đều không được quyền tự mình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình.
    Bởi vì đối với 3 trường hợp này, thì trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi và người bị mất năng lực hành vi chỉ được phép xác lập những giao dịch nhỏ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình theo quy định tại các điều điều 22 mất năng lực hành vi dân sự, điều 23 hạnchế năng lực hành vi dân sự (BLDS). Các giao dịch lớn cần có sự đồng ý của người đại diện, giám hộ.
    Người chưa thành niên từ đủ 15- dưới 18 tuổi theo quy định tại điều 20: 

    Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
    ...........

    2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Những giao dịch mà pháp luật bắt buộc phải công chứng thì chỉ có người đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự mới có quyền được xác lập. và hành vi đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng vậy
     Một người chưa thành niên đi đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đăng ký quyền sử dụng đất nếu người có thẩm quyền ở đó biết thì chẳng bao giờ cho phép cả.
    Vì vậy theo ý kiến của mình thì tuy là luật đất đai không quy định cụ thể và luật dân sự cũng vậy nhưng để đảm bảo tính ổn định cụ thể của các giao dịch dân sự quan trọng thì người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự không được tự mình đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Thân!






     
    Báo quản trị |  
  • #97144   21/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Hằng hell ah!

    Bạn Mai Thúy hỏi thế này cơ mà:

    MAI THÚY viết:

    #ff0000;">Trẻ em dưới 18 tuổi nếu được thừa kế quyền sử dụng đất thì có được đứng tên trong giấy chứng nhân quyền sử dụng đất hay không?
    .


    Bạn ấy hỏi là có được đứng tên hay không chứ đâu có hỏi về thủ tục đâu?
     
    Báo quản trị |  
  • #97161   21/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Chào các bạn!
    Các bạn có thể tham khảo vấn đề này TẠI ĐÂY

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hanghell (21/04/2011)
  • #97181   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thank kaka đã cho bọn muội link tham khảo. theo trong link này muội xin được trích dẫn bài viết của huynh:

    BachThanhDC viết:

    Quan điểm của mình thế này:
    Theo quy định tại Điều 14 BLDS thì mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và nó có từ khiôcn người sinh ra cho đến khi chết. Theo Điều 15 quy định về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thì cá nhân có các quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Như vậy, dù ở độ tuổi nào cá nhân cũng được quyền sở hữu và đứng tên tài sản.

    Tuy nhiên, theo điều 21 BLDS thì người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    Do vậy, trường hợp trên thì cha mẹ của đứa bé (là người đại diện theo pháp luật) sẽ đứng ra tiến hành các thủ tục nhận thừa kế và đăng ký QSD đất theo quy định của pháp luật. Đứa bé sẽ đứng tên trong GCNQSD đất. Còn cha mẹ chịu trách nhiệm quản lý tài sản của đứa bé theo quy định tại Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình.

    @ các bạn:
    Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, chứ không phải là người giám hộ của con chưa thành niên đâu (khoản 2 Điều 58, Điều 61 BLDS). Cha mẹ chỉ là người giám đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự thôi (Điều 62 BLDS).



    Muội vẫn còn một số thắc mắc như sau:

    - Theo muội hiểu thì việc người thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa đủ 18 tuổi thì được quyền đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng quyền quản lý mảnh đất sẽ lại không thuộc về người đó mà thuộc về người đại diện, giám hộ của họ có phải không ạ?

    - Khi mà GCNQSDĐ mang tên của một người chưa đủ 18 tuổi thì mảnh đất đó có được đưa vào giao dịch khác như bán, tặng cho không ạ?

    - Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi và người bị mất năng lực hành vi thì sao ạ?

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 21/04/2011 12:09:32 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #97201   21/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hanghell viết:


    - Theo muội hiểu thì việc người thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa đủ 18 tuổi thì được quyền đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng quyền quản lý mảnh đất sẽ lại không thuộc về người đó mà thuộc về người đại diện, giám hộ của họ có phải không ạ?



    Chào HH.

    HH đọc quy định này nha ( trong luật HNGD 2000- Sửa đổi BS 2010)

    Điều 45. Quản lý tài sản riêng của con

    1. #ff0000;">Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể #ff0000;">tự mình quản lý tài sản riêng hoặc#ff0000;"> nhờ cha mẹ quản lý.

    2. Tài sản riêng của #ff0000;">con dưới mười lăm tuổi, #ff0000;">con mất năng lực hành vi dân sự thì #ff0000;">do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể uỷ quyền cho người khác quản lý tài sản  riêng của con.

    3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    hanghell viết:

    - Khi mà GCNQSDĐ mang tên của một người chưa đủ 18 tuổi thì mảnh đất đó có được đưa vào giao dịch khác #ff0000;">như bán, tặng cho không ạ?


    Bạn dùng thuật ngữ "bán"  ở đây là chưa chính xác rồi.

    Điều 106 LDD 2003 quy định.

    Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này kh#ffff00;">i có các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật này.

    Như vậy luật  không phân biệt người đứng tên trong GCNQSDD là người đã thành niên hay chưa thành  niên thì mới được thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê....

    Điều 46 LHNGD quy định

    Điều 46. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên

    1. Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con,#ff0000;"> có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ.

    hanghell viết:

    - Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi và người bị mất năng lực hành vi thì sao ạ?

     

    Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự  

    1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải #ff0000;">có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Quay lại vấn đề bạn Mai Thúy đưa ra các bạn có thể tham khảo thêm điều 45 luật HNGD nha!

    Điều 44. Quyền có tài sản riêng của con

    1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.

    thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hanghell (21/04/2011)
  • #97197   21/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Muội đọc các điều luật sau sẽ tự trả lời được:
    - Điều 20, khoản 2 Điều 22, khoản 2 Điều 23, Điều 65, 66, 67, 68, 69, 144, 146 BLDS.
    - Điều 46, 80, 83 Luật HN&GĐ.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hanghell (21/04/2011)
  • #97251   21/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hanghell viết:
    Thank Kaka đã cho bọn muội link tham khảo. theo trong link này muội xin được trích dẫn bài viết của huynh:



    Cho hỏi một câu ngoài lề chút, ngôi sao của Real Madrid tham gia Dân Luật từ khi nào vậy
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (21/04/2011) hanghell (21/04/2011)
  • #97331   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    ntdieu viết:
    hanghell viết:
    Thank Kaka đã cho bọn muội link tham khảo. theo trong link này muội xin được trích dẫn bài viết của huynh:



    Cho hỏi một câu ngoài lề chút, ngôi sao của Real Madrid tham gia Dân Luật từ khi nào vậy

    Hơ hơ  Nội của mềnh sao hỏi hay nhỉ ???  với lại trích dẫn của hanghell mà không đúng nguyên văn rồi tam sao thất bản rồi nha 
    Trích dẫn của cháu là ri ạ:

    hanghell viết:
    Thank kaka đã cho bọn muội link tham khảo. theo trong link này muội xin được trích dẫn bài viết của huynh:


    Là kaka not Kaka nội ạ.
     


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    ntdieu (21/04/2011)
  • #97349   21/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hic, cháu gái tôi tinh mắt thế
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hanghell (21/04/2011)