Quy chế, quy định

Chủ đề   RSS   
  • #105994 27/05/2011

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Quy chế, quy định

    Hiện tôi đang có một thắc mắc mong được giải đáp!
    Để quản lý nên trong công ty tôi (doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hiện nhà nước chiếm trên 51 % vốn) ban hành rất nhiều quy chế, quy định; nhưng gần đây có 1 số ý kiến sau:
    1/ Là khi soạn thảo quy chế thì phải có chương, điều, khoản, điểm... (như văn bản quy phạm pháp luật);
    2/ Đã là quy chế phải do Hội đồng quản trị (chế độ tập thể) ký ban hành; giám đốc chỉ được ký khi có văn bản thể hiện rõ như là đã được "ủy quyền";
    3/ Hiện nay trong các quyết định ban hành quy chế, hoặc quy định của công ty tôi (quy chế, quy định được ban hành kèm theo một quyết định riêng) thường ghi quy chế, quy định đó có hiệu lực trước ngày ban hành quy chế, quy định đó (có nét giống hiệu lực hồi tố trong Luật hình sự) là không được; ý kiến đó bắt phải sửa lại hiệu lực của quy chế, quy định không được sớm hơn ngày ban hành.

    Vậy xin hỏi các bạn các ý kiến trên là có căn cứ hay không? mong các bạn cho ý kiến.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    84893 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106001   27/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn #0072bc;">hasosa !
    Quy chế, quy định được gọi chung là điều lệ công ty do ĐHĐCĐ quy định.
    1./ điều lệ công ty do ĐHĐCĐ quy định như vậy sẽ làm rõ ràng, dễ áp dụng hơn, không có gì trái luật.
    2./ Quy định về người đại diện và quyền hạn của công ty do điều lệ công ty quy định, không phải do HĐQT quy định. Từ điều lệ đó người đại diện của công ty cứ căn cứ vào điều lệ mà thực hiện.
    3./ Khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thì nghĩa là khi bắt đầu chuyển đổi đã có điều lệ công ty cổ phần mới chuyển đổi rồi. Việc thực hiện các hành vi trước khi điều lệ mới ban hành sẽ được điều chỉnh bởi điều lệ ban đầu khi công ty được chuyển đổi.
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    hasosa (27/05/2011)
  • #106006   27/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    AuQuangPhuc viết:
    Chào bạn hasosa !
    Quy chế, quy định được gọi chung là điều lệ công ty do ĐHĐCĐ quy định.
    1./ điều lệ công ty do ĐHĐCĐ quy định như vậy sẽ làm rõ ràng, dễ áp dụng hơn, không có gì trái luật.
    2./ Quy định về người đại diện và quyền hạn của công ty do điều lệ công ty quy định, không phải do HĐQT quy định. Từ điều lệ đó người đại diện của công ty cứ căn cứ vào điều lệ mà thực hiện.
    3./ Khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thì nghĩa là khi bắt đầu chuyển đổi đã có điều lệ công ty cổ phần mới chuyển đổi rồi. Việc thực hiện các hành vi trước khi điều lệ mới ban hành sẽ được điều chỉnh bởi điều lệ ban đầu khi công ty được chuyển đổi.
    Trân trọng!


    Quy chế là quy chế, quy định là quy định, mà điều lệ là điều lệ, các thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau, tại sao lại có thể nói quy chế, quy định là điều lệ công ty được. Điều lệ công ty là cái mà DN phải đăng ký với cơ quan kinh doanh, còn những quy chế, quy định thì tùy loại.

    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Chào anh Hà !

    Theo quan điểm của em thì:

    1. Không bắt buộc, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định vì không có văn bản pháp lý nào bắt buộc điều này.

    2. Đúng vì căn cứ điểm k khoản 2 điều 108 luật DN 2005 thì:
    HĐQT có thẩm quyền: "Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác".

    3. Theo em thì nên bỏ, vì quy chế, quy định là để điều chỉnh các hành vi sắp xảy ra, nên chỉ nên quy định hiệu lực sau ngày ban hành. Tuy nhiên nếu việc quy định hiệu lực trở về trước có lợi cho người thực hiện hành vi vi phạm thì có cũng chả sao cả, có khi còn được khuyến khích.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    hasosa (27/05/2011)
  • #106012   27/05/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Cám ơn bạn!
    Nhưng cái mà tôi hỏi không phải là Điều lệ Công ty;
    Thực ra cái tôi hỏi có liên quan đến công tác văn thư lưu trữ nhiều hơn; các quy chế mà tôi đề cập như: quy chế tuyển dụng, quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ, quy chế tiền lương, quy chế khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn... chứ không phải là Điều lệ Công ty. Mọi việc đều bình thường cho đến khi có 1 ông sếp mới về (phó giám đốc) có ý kiến như tôi đã nêu và yêu cầu rà soát và chấn chỉnh; đối với các văn bản hành chính nhà nước thì không nói làm gì nhưng là văn bản của doanh nghiệp thì có căn cứ nào bắt phải thực hiện như tôi đã trình bầy không hay chỉ là vận dụng thôi?

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #106017   27/05/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào boyluat!
    anh đang có thắc mắc là khi đánh văn bản theo chương, điều, khoản, điểm thì điểm có phải còn có tên gọi khác là "tiết" không? hay tiết là bé hơn điểm; anh học lâu quá rồi đã quên mất.
    chương hay đánh theo chữ cái la mã, điều đánh theo số thứ tự, khoản đánh theo số thứ tự, điểm đánh theo chứ cái a, b,c...; vậy nếu muốn đánh bé hơn điểm thì đánh kiểu gì? (vẫn biết rằng có thể đánh thêm Mục dưới chương và trên điều)

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #106020   27/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thấy do luật (và nếu điều lệ của công ty) không điều chỉnh vấn đề kết cấu của loại văn bản này nên công ty anh ban hành theo kiểu gì cũng được, miễn là nội dung của nó không vi phạm các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty có các bộ phận quan trọng của một văn bản nội quy - quy chế, đó là giả định, quy định và chế tài.

    Nếu không theo kết cấu chương điều khoản thì có thể là theo kết cấu mục A.../I .../1.../a.../*.../+.../-...

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #106131   28/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào hasosa,

    Luật là do con người tạo ra để quản lý các hoạt động, quan hệ trong xã hội của mình. Vậy thì ở góc độ công ty cũng vậy, nếu không có quy định cụ thể của pháp luật thì công ty bạn hoàn toàn có thể quy định cả về hình thức và nội dung các quy định nội bộ để quản lý công ty. Tóm lại công ty bạn hoàn toàn tự do trong việc tạo ra "luật" để quản lý hoạt động của công ty, miễn là nó không trái pháp luật. Đó là đứng ở góc độ lý thuyết.

    Thế nhưng để tạo sự thuận tiện trong việc truyền đạt cũng như trình bày thì một số công ty (đặc biệt các công ty có vốn sở hữu nhà nước) thường thích dựa trên hệ thống luật pháp VN về mặt hình thức và nội dung (nếu có thể). Chắc phó giám đốc của bạn thuộc trường phái này nên mới yêu cầu quy chế phải có chương, điều ...

    Thật ra đó chỉ là hình thức, vấn đề cũng chẳng nghiêm trọng lắm nếu giám đốc cũng ủng hộ việc làm lại các quy chế đó. Bạn chỉ việc lấy một quy chế của một bộ nào đó đã ban hành rồi copy, paste thế thôi.

    Về câu hỏi thứ 2 của bạn đó cũng là quan điểm thôi, có thể căn cứ vào quy định pháp luật do boyluat đã nêu. Việc phân ra thành quy chế và quy định thì cũng giống như hệ thống pháp luật VN phân ra thành nghị định và thông tư để nhìn vào là biết do ai ban hành. Nhưng mình xin nhấn mạnh đây cũng chỉ là một quan điểm trong việc ban hành các văn bản quản lý của doanh nghiệp.

    Có một quan điểm khác đó là quy chế thì bao gồm quy định và các thủ tục có liên quan để thực hiện quy định đó còn quy định thì chỉ bao gồm các quy định đơn thuần thôi. Thẩm quyền ký quy chế hay quy định lại tùy thuộc vào nội dung mà quy chế hay quy định đề cập đến. Ví dụ quy chế chi tiêu đi công tác, có ảnh hưởng đến ban tổng giám đốc thì phải do HĐQT phê chuẩn để bảo đảm tính khách quan. Thế nhưng quy chế tuyển dụng nhân viên (không liên quan đến ban tổng giám đốc) thì chỉ cần Tổng giám đốc ban hành là được rồi.

    Về câu hỏi cuối là nếu nó không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì không có vấn đề gì. Nếu dựa vào đó để xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm đòi bồi thường thì không được.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hasosa (28/05/2011)
  • #106162   28/05/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    #0072bc; font-size: 13px;">hasosa viết:
    Hiện tôi đang có một thắc mắc mong được giải đáp!
    Để quản lý nên trong công ty tôi (doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hiện nhà nước chiếm trên 51 % vốn) ban hành rất nhiều quy chế, quy định; nhưng gần đây có 1 số ý kiến sau:
    1/ Là khi soạn thảo quy chế thì phải có chương, điều, khoản, điểm... (như văn bản quy phạm pháp luật);
    2/ Đã là quy chế phải do Hội đồng quản trị (chế độ tập thể) ký ban hành; giám đốc chỉ được ký khi có văn bản thể hiện rõ như là đã được "ủy quyền";
    3/ Hiện nay trong các quyết định ban hành quy chế, hoặc quy định của công ty tôi (quy chế, quy định được ban hành kèm theo một quyết định riêng) thường ghi quy chế, quy định đó có hiệu lực trước ngày ban hành quy chế, quy định đó (có nét giống hiệu lực hồi tố trong Luật hình sự) là không được; ý kiến đó bắt phải sửa lại hiệu lực của quy chế, quy định không được sớm hơn ngày ban hành.

    Vậy xin hỏi các bạn các ý kiến trên là có căn cứ hay không? mong các bạn cho ý kiến.


    Chào bạn #0072bc; font-size: 13px;">hasosa,

        Theo tôi, ý kiến của Phó TGĐ mới này khá tốt nhưng chưa hoàn toàn chính xác theo các phân tích sau đây:

        1. Soạn thảo quy chế phải có chương, điều, khoản, điểm ...: 

        - Điều này tùy thuộc vào nội dung, tầm quan trọng, tính phức tạp và độ dài của quy chế, không bắt buộc mọi quy chế phải tuân thủ triệt để.

        -  Phó TGĐ muốn tạo một format chuẩn thì cũng tốt, nhưng thực tế hoạt động sẽ điều chỉnh cho thuận lợi. Luật không bắt buộc.

        2. Quy chế phải do HĐQT ký ban hành: 

        
    - Không hoàn toàn chính xác.

        - Tùy theo quyền hạn, nghĩa vụ của TGĐ hoặc HĐQT được quy định trong Điều lệ cty, sẽ phân định thẩm quyền ban hành hay phê duyệt ban hành các quy chế, quy định trong cty. Như thế, mới thể hiện đầy đủ thẩm quyền của TGĐ và Ban giám đốc trong quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp.

        3. Ngày ban hành quy chế, quy định kể từ ngày ban hành:

        - Điều này là hợp lý.

        Nói chung, do đặc thù cty bạn là doanh nghiệp cổ phần hóa từ DNNN và anh Phó TGĐ này chắc cũng là người làm nhà nước nên muốn rạch ròi và nguyên tắc. Điều đó cũng tốt, nhưng nên có tính linh hoạt để tăng cường việc quản lý hiệu quả của Ban giám đốc.

        Tôi muốn nói một câu: Cty có vốn nhà nước thì quy định rất phức tạp, nhưng cuối cùng lại lỏng lẻo. Các cty vốn nước ngoài quy định rất đơn giản, nhưng linh hoạt và hiệu quả.

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    hasosa (28/05/2011)
  • #106744   30/05/2011

    gutikcor
    gutikcor

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Về thể thức trình bày của quy chế, em nghĩ anh nên tham khảo thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, áp dụng cho cả tổ chức kinh tế.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn gutikcor vì bài viết hữu ích
    boyluat (30/05/2011) tiennguyentcldtl@gmail.com (29/07/2020)