Phạt tiền theo nội quy công ty: có phạm luật?

Chủ đề   RSS   
  • #390830 06/07/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Phạt tiền theo nội quy công ty: có phạm luật?

    Trong một cuộc thăm dò ý kiến gần đây từ những người bạn và từ các thành viên Dân Luật, mình thấy không ít các bạn có ý kiến về việc một số công ty có quy định kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền.

    Nhiều bạn cũng hỏi theo Bộ luật lao động 2012 có cấm hình thức kỷ luật lao động bằng phạt tiền đối với người lao động, vậy thì xử lý sao với tình huống này? Đó là phía các thành viên Dân Luật.

    Còn phía các bạn của mình, nhiều bạn có ý kiến rằng đa phần các công ty hiện nay ra quy định trong nội quy về hình thức kỷ luật lao động bằng phạt tiền. Người sử dụng lao động cho rằng đó là biện pháp tối ưu nhất để răn đe người lao động chấp hành đúng nội quy của công ty. Vì chỉ có đánh vào kinh tế mới đủ sức buộc người lao động phải chấp hành đúng nội quy.

    Và quy định này dường như là một trong những quy định ngầm dù Luật có cấm và nếu có vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    Nhiều doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về nội quy lao động có hình thức xử lý kỷ luật này, nếu người lao động không đồng ý thì xem như không thể đi đến việc ký kết hợp đồng lao động. Các bạn cũng biết rồi đó, hiện nay, nhiều người lao động rất cần công việc nên họ chấp nhận quy định này dù cho nó không đúng với quy định của Bộ luật lao động.

    Đó là đứng từ phía người lao động, nếu như đứng ở giữa để xem xét việc phạt tiền khi xử lý kỷ luật một  cách công bằng thì mình nghĩ nên cho phép các doanh nghiệp (người sử dụng lao động) phạt tiền khi xử lý kỷ luật lao động, nhưng giới hạn trong mức cho phép. Bởi các lý do sau:

    Thứ nhất, đúng là chỉ có đánh vào kinh tế thì mới đủ sức buộc người lao động tuân thủ đúng nội quy của công ty.

    Thứ hai, nếu đưa ra quy định cấm nhưng trên thực tế nó không được áp dụng thì quy định đó bị vô hiệu sao? Và nếu xảy ra trên thực tế cũng khó lòng mà xử phạt hành chính.

    Thực tế, hiện nay, nhiều công ty áp dụng quy định này thế nhưng rất ít trường hợp bị xử phạt theo Nghị định trên, phải chăng đây là điểm bất cập giữa quy định của Bộ luật lao động và thực trạng hiện nay?

    Các bạn thành viên Dân Luật có ý kiến sao về vấn đề này?? Chứ mình cứ thấy quy định cấm này không ổn, bởi lẽ rất ít doanh nghiệp tuân thủ không làm điều cấm này??

     
    59912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #391895   13/07/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    NgoThuyKhanh viết:

    Cảm ơn bạn Unjustice đã nêu quy định của 05/2015/NĐ-CP. Khả năng của mình về luật thì vẫn chưa cao được mấy đâu, vẫn còn phải học thêm các anh/chị/em khác. 

    Theo câu hỏi trên của bạn: "tiền phụ cấp/trợ cấp/thưởng chuyên cần có thể xem là thuộc đoạn in đậm như trên không - điểm c khoản 1 điều 21 của nghị định 05", mình trả lời như sau:

    - Không dùng từ phụ cấp vì bản thân nó đã bị rơi vào điểm b khoản 1 điều này

    - Dùng từ trợ cấp thì có thể rơi vào điểm c khoản 1 điều này. Nhưng trợ cấp này sẽ bao gồm trong lương vì rõ ràng nó có liên quan đến việc thực hiện công việc. Bạn đi làm đầy đủ, đúng giờ là giúp cho việc thực hiện công việc của bạn được tốt hơn, tuân thủ đúng kỷ luật về giờ giấc làm việc, cho nên không thể nói là không liên quan.

    - Dùng từ thưởng là tốt nhất, như thế cho dù nó có liên quan đến công việc nhưng đã thuộc vào phần in đậm, bị trừ ra khỏi lương. Như vậy, người vi phạm giờ giấc sẽ không được thưởng, không có nghĩa là bị trừ bất cứ khoản nào trong lương; còn người tuân thủ giờ giấc hoặc đến sớm về trể thì sẽ phải được thưởng thêm ngoài lương.

    Nếu vậy thì cuối cùng lại là "chơi chữ" với nhau (để bảo đảm tuân thủ về hình thức) bất kể bản chất của chúng là giống nhau.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #392087   14/07/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Unjustice viết:

    Nếu vậy thì cuối cùng lại là "chơi chữ" với nhau (để bảo đảm tuân thủ về hình thức) bất kể bản chất của chúng là giống nhau.

    Mình nghĩ trò "chơi chữ" này ban đầu là DN nghĩ ra, cuối cùng nhà làm luật phải chạy theo để quản lý bằng cách mở rộng ra lương không chỉ có lương mà còn bao gồm lương, phụ cấp, hỗ trợ liên quan đến công việc

    Và về phía DN, mình bắt buộc phải sửa lại từ dùng cho chính xác với quy định của nhà làm luật, để tránh rắc rối cho chính mình. Nếu bạn ko muốn đưa nó vào lương, thì bạn không thể đặt tên nó là phụ cấp hay hỗ trợ mà dính với công việc.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #391873   13/07/2015

    Mình cũng nghĩ giống như @ngothuykhanh . Chúng ta nên làm rõ các vấn đề sau:

    - Cơ quan nhà nước dựa trên luật, họ quan tâm đến khoản tiền lương của NLĐ (gồm nhiều chi phí trong đó, chưa có các khoản thưởng quy định thêm).

    - Người lao động họ quan tâm đển khoản tiền thực lãnh (gồm lương và các khoản thưởng quy định thêm)

    Như vậy các khoản thưởng đó là do doanh nghiệp có quyền tự đặt ra, và cũng chính là một công cụ tài chính để quản lý lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #392088   14/07/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    khoahuynh91 viết:

    Mình cũng nghĩ giống như @ngothuykhanh . Chúng ta nên làm rõ các vấn đề sau:

    - Cơ quan nhà nước dựa trên luật, họ quan tâm đến khoản tiền lương của NLĐ (gồm nhiều chi phí trong đó, chưa có các khoản thưởng quy định thêm).

    - Người lao động họ quan tâm đển khoản tiền thực lãnh (gồm lương và các khoản thưởng quy định thêm)

    Như vậy các khoản thưởng đó là do doanh nghiệp có quyền tự đặt ra, và cũng chính là một công cụ tài chính để quản lý lao động.

     

    Không chỉ có thưởng mà DN còn có thể đặt ra các hỗ trợ khác cho người lao động mà không liên quan đến việc thực hiện công việc.

    Ví dụ như: hỗ trợ 10,5% lương cho người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN; hỗ trợ trả thuế TNCN cho lao động thử việc bị trừ 10% thuế, hỗ trợ học/đào tạo nghề, ngoại ngữ, kỹ năng, dịch vụ KCB chất lượng cao ...

    Các khoản thưởng, hỗ trợ này có một điều kiện là phải có lợi hơn cho người lao động, so với quy định của luật.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #392105   14/07/2015

    Ở công ty mình làm, mặc dù là công ty hoạt động trong lĩnh vực pháp lý đấy nhưng mọi người đi muộn vẫn bị phạt tiền (trừ vào lương). Ai chấp hành nội quy tốt thì không bị phạt (nhận đủ lương); cuối năm ai vi phạm nội quy nhiều thì bị trừ vào thưởng tết. Biết thế là trái pháp luật nhưng người lao động vẫn phải làm. Ai không đồng ý thì nghỉ.

     

    Đây có thể nói là thực trạng đang diễn ra tại rất nhiều doanh nghiệp và người lao động chấp nhận việc này. Như vậy, có thể nói quy định của Bộ luật Lao động về vấn đề cấm phạt tiền đối với việc vi phạm kỷ luật lao động là không có tính khả thi.

     

    Theo tôi, nhà làm luật nên sửa đổi quy định cấm phạt tiền thành quy định mức phạt tối đa mà doanh nghiệp có thể áp dụng đối với từng loại vi phạm. 

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392147   14/07/2015

    tonyhoa
    tonyhoa

    Sơ sinh


    Tham gia:17/05/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào Ngothuykhanh,

     

    Cảm ơn bạn đã dẫn chứng luật. Tuy nhiên, bạn lại lười phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề. Ở diễn đàn này tôi nghĩ đa phần là dân luật ra. Chính vì thế, việc biết luật thì tôi nghĩ có rất nhiều ACE biết. Bản thân cá nhân tôi cũng biết nên Bạn trích dẫn mà không phân tích tôi nghĩ nó rất thừa.

    Tôi đề cập ở đây là giữa lý thuyết theo luật quy định và thực tiễn áp dụng. Tôi làm công tác tổ chức tại doanh nghiệp gần 10 năm nay. Tôi làm Nội quy lao động, thỏa ước lao động, thang bảng lương và áp dụng những cách thức như tôi trình bày ở trên. Chưa có cơ quan chức năng nào bác bỏ hoặc xử lý vi phạm tại doanh nghiệp.

    Lý do vì sao thì như trên tôi đã trình bày. Tôi rất mong các bạn lấy ý kiến của tôi để đóng góp như thế sẽ thuyết phục hơn khi bạn mở đầu bài viết là " chào tonyhoa" và ở dưới bạn trích dẫn luật. Dù sao cũng cảm ơn bạn vì thành ý nhưng những điều luật bạn trích dẫn tôi có biết và có hiểu.
     

    Cảm ơn các ACE đã chia sẻ !  
     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392184   14/07/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


     

    tonyhoa viết:

     

    Chào Ngothuykhanh,

    Cảm ơn bạn đã dẫn chứng luật. Tuy nhiên, bạn lại lười phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề. Ở diễn đàn này tôi nghĩ đa phần là dân luật ra. Chính vì thế, việc biết luật thì tôi nghĩ có rất nhiều ACE biết. Bản thân cá nhân tôi cũng biết nên Bạn trích dẫn mà không phân tích tôi nghĩ nó rất thừa.

    Tôi đề cập ở đây là giữa lý thuyết theo luật quy định và thực tiễn áp dụng. Tôi làm công tác tổ chức tại doanh nghiệp gần 10 năm nay. Tôi làm Nội quy lao động, thỏa ước lao động, thang bảng lương và áp dụng những cách thức như tôi trình bày ở trên. Chưa có cơ quan chức năng nào bác bỏ hoặc xử lý vi phạm tại doanh nghiệp.

    Lý do vì sao thì như trên tôi đã trình bày. Tôi rất mong các bạn lấy ý kiến của tôi để đóng góp như thế sẽ thuyết phục hơn khi bạn mở đầu bài viết là " chào tonyhoa" và ở dưới bạn trích dẫn luật. Dù sao cũng cảm ơn bạn vì thành ý nhưng những điều luật bạn trích dẫn tôi có biết và có hiểu.
     

    Cảm ơn các ACE đã chia sẻ !  
     

     

     

    Chào tonyhoa

    Thế mà khi trích dẫn luật mình cứ NGÂY THƠ nghĩ rằng bạn chưa biết. Minh sẽ phân tích đây (mặc dù có hơi ngại rằng sẽ bị bạn nói phân tích như vậy tôi cũng biết !!! Thật tình, mình nghĩ bạn có thể tự phân tích được nên mình đã không phân tích đấy).

    Hình dung chúng ta "ông nói gà bà nói vịt " như thế này nhé:

    Tonyhoa:

    1. Lương thỏa thuận = Mức lương + phụ cấp + trợ cấp " nếu có" + khoản bổ sung khác

    Khanh: đúng

    => không có ý tranh luận về nội dung này

    Tonyhoa:

    2. Luật quy định cấm xử lý kỷ luật bằng hình thức phạt tiền: phạt người lao động và người lao động tự bỏ tiền túi ra để nợp phạt " giống như xử lý xử phạt hành chính" cái ngày người sử dụng lao động không có thẩm quyền xử phạt vì người xử dụng lao động phải phải là chủ thể.

    3. Việc người lao động vi phạm, người SDLĐ TRỪ lương bằng cách trừ các khoản phụ cấp: Pháp luật không cấm việc trừ lương chỉ cấm việc phạt tiền, 2 phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Trừ lương càng không phải là cắt lương.

    Khanh: chưa đúng.

    Thật ra 2 &3 đã có nhiều bạn phân tích ở trên hay và kỹ rồi nên mình không viết thêm gì nhiều ngoài việc cho rằng bạn đang biện hộ về câu chữ. ( Vì kỹ năng phân tích của mình chỉ tàm tạm )

    Bi giờ mình viết rõ hơn nhé ( trong khả năng phân tích tàm tạm của mình ):

    Bạn nói luật cấm kỷ luật lao động bằng phạt tiền thì chúng tôi không có xử lý kỷ luật, còn gọi là phạt thì cũng không phải vì phạt chỉ dùng trong vi phạm hành chính và chủ thể có quyền là cơ quan có thẩm quyền chứ không phải chúng tôi.

    Nếu DN bạn không ra bất cứ quyết định kỷ luật nào thì đúng là 1 cách làm khó để NLĐ không bằng chứng về việc DN kỷ luât NLĐ bằng tiền trái luật. DN bạn cứ âm thầm mà trừ bớt trong lương phải trả mà thôi. Tuy nhiên việc trừ bớt này sẽ được tính và giải thích vào khoản nào là hợp lý, lát nữa chúng ta sẽ nói.

    Khanh đã có trích khoản 1 điều 101 nghĩa là DN chỉ được quyền trừ lương trong trường hợp NLD phải bồi thường do hư hỏng dụng cụ. Giờ chúng ta lưu ý luôn khoản 2 điều 101 là NLĐ có quyền biết lý do khấu trừ lương. Cho nên bạn giải thích thế nào về việc trừ này mới là quan trọng.

    Còn cách hiểu phạt chỉ áp dụng cho trường hợp phạt hành chính thì đó là cách hiểu quá hạn hẹp. Từ phạt đúng là quen thuộc trong các quy định về xử lý hành chính. Nhưng từ phạt trong luật lao động thì không hiểu ở nghĩa hẹp như vậy. Phạt đơn giản là trừng phạt nhằm răn đe, giáo dục để 1 người sợ mà không dám phạm lỗi. Ví dụ con cái không ngoan, bạn phạt chúng phải xin lỗi và không được đi chơi. học sinh không thuộc bài, thầy giáo phạt chép phạt hoặc ở lại lớp học thêm ... Người ta đều có thể dùng từ phạt, đâu có nhất thiết cha, mẹ hay thầy giáo phải là chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính. Cho nên, DN phạt NLĐ cũng là chuyện bình thường, cho nên luật LĐ không cấm phạt mà chỉ cấm hình thức phạt tiền. 

    2/ DN bạn trừ lương bằng cách trừ các khoản phụ cấp. Bạn nói luật không cấm trừ lương mà chỉ cấm phạt tiền. Trừ lương càng không phải cắt lương. Cái này đúng là bạn bắt bẻ ở câu chữ rồi. 

    Cắt lương thì mình sẽ phân tích chữ cắt. luật chỉ nói cắt chứ không nói là cắt bao nhiêu vì vậy chúng ta chỉ hiểu cắt có nghĩa là cắt xén, lấy bớt có thể là toàn bộ hoặc 1 phần. Như vậy cắt lương được hiểu là lấy bớt toàn bộ hoặc 1 phần trong lương. 

    DN bạn không trừ lương mà chỉ là trừ phụ cấp. Như vậy có 2 chuyện cần bàn:

    1 là phụ cấp có phải là lương không. Cái này mình đã dựa vào khoản 1 điều 90 BLLĐ; và trao đổi của Unjustice có lẽ đã rõ hơn. Lương gồm có phụ cấp => trừ phụ cấp tức là trừ lương => lương bị cắt 1 phần.

    2 là phụ cấp có phải là tiền không. trường hợp của DN bạn đã xác định là 1 khoản tiền.  vậy trừ phụ cấp có phải là trừ tiền không? Phải. Nếu bạn nói là chỉ trừ tiền chứ không phạt tiền thì xin hỏi bạn trừ tiền vì lý do gì? có phải vì muốn trừng phạt người không tuân thủ hợp đồng và nội quy không? như vậy không phải là phạt chứ là gì?

    Ngoài trả lời 1, 2, 3 thì mình còn nói về hợp đồng trách nhiệm.

    Tonyhoa viết: hợp đồng trách nhiệm để hợp thức hóa những phần mình muốn mà không ghi trong hợp đồng được.

    Khanh viết: tất cả thỏa thuận giữa Cty và NLĐ chỉ được thêm chứ không được bớt đi các quyền lợi mà luật LĐ đã cho họ. Nếu vi phạm, thỏa thuận đó sẽ không có hiệu lực.

    Ở phần trả lời sau, mình đã trích dẫn điều luật khoản 3 điều 50. Mình nghĩ quy định và cách diễn giải của mình là đều thống nhất. Nếu bạn không đồng ý thì xin cho biết bạn không đồng ý ở chỗ nào trong ý này để mình biết.

    Cơ sở quan trọng nhất để bạn bảo vệ cách làm của mình là trước giờ thanh tra chưa hề phạt DN bạn. Bạn nói đúng vì lúc trước còn chưa rõ ràng giữa lương và phụ cấp. Thực tế không chỉ DN bạn mà rất nhiều DN phạt tiền người lao động vi phạm bằng cách đó.

    Bạn đã làm 10 năm, bị thanh tra nhìu lần. Nhưng không biết từ sau ngày 01/5/2013 (BLLĐ 2012 có hiệu lực ) thì bạn đã bị thanh tra hay chưa? Nếu sau ngày này mà ông thanh tra còn bỏ qua thì đúng là "chậm tiến" vì lương và phụ cấp đã rõ ràng rồi.

    Nếu từ giờ DN nào làm theo cách của bạn thì sẽ rất dễ bị phạt bởi vì BLLĐ 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã nói rõ lương bao gồm phụ cấp. Đây là một điểm mới nên khi phân tích lương ghi trong hợp đồng thì DN cần điều chỉnh lại.

    Thanh tra một khi xử phạt thì chỉ đưa ra điều luật chứ không phân tích từ ngữ cho bạn, và cũng không lấy lý do DN khác không bị phạt mà sao DN tui bị phạt để miễn xử phạt được.

    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 14/07/2015 11:01:20 CH

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/07/2015) ngocvi1 (18/09/2017)
  • #392165   14/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Quan hệ lao động là quan hệ dân sự nên vẫn dựa trên nguyên tắc thõa thuận, tự định đoạt (1). Tuy nhiên, không được thỏa thuận trái pháp luật (2).

    Do đó, nếu các bên chấp nhận việc phạt tiền, không có tranh chấp thì chắc cơ quan chức năng cũng không biết mà có ý kiến.

    Trừ trường hợp lách bằng hình thức tiền "thưởng" (tiền của Cty thưởng, cho thêm), còn nói chung thì phạt tiền (tiền là của NLĐ bị trừ) là cấm, dù có đưa vào nội quy và được duyệt thì vẫn trái pháp luật.

    Tóm lại:

    - Nếu không có tranh chấp thì áp dụng (1).

    - Nếu tranh chấp thì khi xét xử sẽ căn cứ (2).

     
    Báo quản trị |  
  • #520145   07/06/2019

    tất cả phải theo quy định của pháp luật

    người sử dụng lao dộng không tuân thủ pháp luật thì 1 đất nước còn gì có luật pháp nữa, chỉ khổ người lao động bị cty chèn ép thích làm gì thì làm mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NGOTATTHANG vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/06/2019)
  • #520290   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo như mình thấy, tại Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm dùng thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, hành vi phạt tiền theo nội quy công ty đã vi phạm theo quy định tại Bộ luật Lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ph_ngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)
  • #520696   13/06/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    theo quy định, doanh nghiệp được quyền đề ra nội quy lao động phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và đi dọc theo hành lang pháp lý, có nghĩa là nội quy doanh nghiệp vẫn có giá trị cao nhất, chỉ cần không trái quy định pháp luật. Nhưng luật lao động cấm phạt tiền, nội quy quy định phạt tiền, có trái không? Khi rất nhiều rất nhiều doanh nghiệp, kể cả các công ty luật cũng có nội quy liên quan vấn đề này, vả lại còn thực hiện nghiêm túc và vô cùng hiệu quả.

     
    Báo quản trị |  
  • #528630   20/09/2019

    Thế theo bạn Luật quy định như thế nào là Kỷ luật lao động?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn manhhungbui1997@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2019)
  • #546184   15/05/2020

    bạn có thể nói rõ hơn về hợp đồng trách nhiệm không ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuthanh1996 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/05/2020)
  • #552045   18/07/2020

    Ngoài việc vi phạm luật, mình còn cảm thấy việc này rất khó chịu khi trong hợp đồng không có mà lại được qui định theo kiểu văn hoá công ty. Thật sự là tới khi làm nhân viên mới biết, nhưng vấn đề là mọi người trong công ty đều chấp nhận thì việc mình lên tiếng nói cá nhân thì có được sự hưởng ứng hay ngược lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #569766   31/03/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Luật Lao động quy định không được phạt tiền, mà mình thấy nhiều công ty vẫn thực hiện như một thỏa thuận ngầm nội bộ công ty. Tất nhiên là không dám quy định trong nội quy công ty khi đăng ký với cơ quan nhà nước. Tuy là vi phạm nhưng theo mình thì hình thức xử lý này cũng thật sự hiệu quả nên nhiều công ty mới áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #569884   31/03/2021

    Theo quy định của luật thì hình thức phạt tiền , cắt lương thay thế việc xử lý kỷ luật lao động là một hành vi bị nghiêm cấm. tuy nhiên, trên thực tế thì các công ty vẫn áp dụng hình thức phạt tiền này rất nhiều. Hiện không có giải pháp cho vấn đề này

     
    Báo quản trị |  
  • #569886   31/03/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Công ty đã dùng hình thức phạt tiền, trừ lương của bạn để thay cho việc xử lý kỷ luật bạn là vi phạm điều cấm của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở của công ty (hoặc tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp nếu công ty chưa có tổ chức công đoàn) can thiệp giải quyết cho bạn. Hoặc bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Phòng lao động - Thương binh và Xã hội hoặc gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết theo thẩm quyền.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #569912   31/03/2021

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Nếu chỉ dừng lại ở góc độ xử lý kỷ luật lao động (Một chế định pháp lý rất quan trọng - nó được sử dụng như một công cụ hiệu quả nhất mà người sử dụng lao động có thể sử dụng để nhằm tạo ra "kỷ cương"/ "luật lệ" trong công ty), thì rõ ràng pháp luật hoàn toàn không cho phép người sử dụng lao động được áp dụng hình thức phạt tiền đối với người lao động của mình.

    Hơn thế nữa, pháp luật về lao động còn ghi nhận nội dung phạt tiền như là một "điều cấm".mà người sử dụng không được phép áp dụng trong đơn vị mình. Do đó, đứng trên góc độ pháp luật lao động về xử lý kỷ luật lao động, thì đây là hành vi không được phép.

     
    Báo quản trị |  
  • #570471   20/04/2021

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Về vấn đề này theo ý kiến cá nhân của mình thì: Mỗi công ty có một nội quy riêng, tuy nhiên nội quy này không được trái quy định pháp luật. Việc vi phạm nội quy có thể có hoặc không vi phạm pháp luật tùy theo mức độ của việc vi phạm.

     
    Báo quản trị |