Phân chia tài sản có yếu tố nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #72315 08/12/2010

    pngocagu

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản có yếu tố nước ngoài

    Kính gửi Quí Luật sư cùng các bạn.

    Tôi có một vấn đề liên quan đến việc đứng tên quyền sử dụng đất, mong quí vị giúp đỡ.

    "Trước đây nhà tôi có một thửa đất do Ông Ngoại tôi đứng tên quyền sử dụng. Nay Ông và Bà Ngoại tôi đã mất và không để lại di chúc. Ông bà có 6 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, 6 người con đã đồng ý chia ra làm 06 thửa và chuẩn bị làm thủ tục tách thửa nhưng có một vấn đề tôi mong các bạn giúp đỡ:

    Trong 6 người con của Ông Bà Ngoại tôi có 2 người đang sống ở nước ngoài và gia đình đã thống nhất 1 trong 3 phương án:

    - Phương án 1: tách làm 06 thửa và mỗi người đúng một thửa. Đối với trường hợp này, 2 người đang sống ở nước ngoài thì thủ tục như thế nào, thời gian hoàn thành thủ tục (Ghi chú: không có tranh chấp xảy ra).

    - Phương án 2: vì 2 người đang sống ở nước ngoài không muốn nhận 2 thửa đất đó mà chuyển thành đất hương quả ông bà để khi có điều kiện về thăm quê hương ở tạm. Do đó muốn để một người đại diện đứng tên hộ 2 thửa này, xin cho hỏi phải lập ủy quyền như thế nào để người giữ hương quả không được bán, cho, cầm cố mà chỉ sống và canh tác.

    - Phương án 3: chuyển quyền sử dụng từ Ông Ngoại sang một người đại diện khác trong gia đình (có sự thống nhất và ký ủy quyền của 5 người còn lại). Xin cho hỏi trường hợp này, người đứng tên đại diện có thể lấy giấy chủ quyền mang cho, tặng, hoặc cầm cố, vay ngân hàng không?

    Câu hỏi cuối cùng là với 3 phương án trên, để không xảy ra tranh chấp sau này giữa các con, cháu giữa 6 gia đình, theo quí vị gia đình tôi nên chọn phương án nào. Rất mong nhận được sự chia sẽ và giúp đỡ của quý vị.

    Xin chân thành cám ơn và chúc sức khỏe.

     
    5933 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #73018   13/12/2010

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu đây là phần đất không có nhà ở thì 2 người ở nước ngòai không thể đứng tên người sử dụng đất. Như vậy theo tôi, 6 người nên lập một bản thỏa thuận để một phần đất để làm nơi thờ cúng, giao cho một người nào đó quản lý. Phần còn lại thì chia theo thỏa thuận. 

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #73252   14/12/2010

    pngocagu
    pngocagu

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn Luật sư Hoan đã giải đáp thắc mắc của tôi.

    Tôi xin trình bài thêm về trình trạng thực tế vì trong phần câu hỏi trên tôi không đề cập vì không biết có liên quan với nhau:

    Trên thửa đất hiện tại có 02 nhà ở cấp 4 (02 hộ khẩu khác nhau) và 2 nhà kho. Hiện tại tất cả đều không có tranh chấp. Xin cho tôi hỏi thêm việc người đứng tên chủ hộ trong hộ khẩu gia đình, nếu có mâu thuẩn gia đình xảy ra thì chủ hộ có quyền đuổi người khác ra khỏi nhà không, có quyền quyết định về tài sản không.

    Xin cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #73452   15/12/2010

    pngocagu
    pngocagu

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính gửi Quí Luật sư cùng các bạn.

    Tôi có một vấn đề liên quan đến việc đứng tên quyền sử dụng đất, mong quí vị giúp đỡ.


    "Trước đây nhà tôi có một thửa đất do Ông Ngoại tôi đứng tên quyền sử dụng.


    Nay Ông và Bà Ngoại tôi đã mất và không để lại di chúc. Ông bà có 6 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, 6 người con đã đồng ý chia ra làm 06 thửa và chuẩn bị làm thủ tục tách thửa nhưng có một vấn đề tôi mong các bạn giúp đỡ:


    Trong 6 người con của Ông Bà Ngoại tôi có 2 người đang sống ở nước ngoài và gia đình đang lưỡng lự việc lựa chọn 01 trong 03 phương án sau:


    - Phương án 1: tách làm 06 thửa và mỗi người đứng một thửa. Đối với trường hợp này, 2 người đang sống ở nước ngoài thì thủ tục như thế nào, thời gian hoàn thành thủ tục (Ghi chú: không có tranh chấp xảy ra).


    - Phương án 2: vì 2 người đang sống ở nước ngoài không muốn nhận 2 thửa đất đó mà chuyển thành đất hương quả ông bà để khi có điều kiện về thăm quê hương ở tạm. Do đó muốn để một người đại diện đứng tên hộ 2 thửa này, xin cho hỏi phải lập ủy quyền như thế nào để người giữ hương quả không được bán, cho, cầm cố mà chỉ sống và canh tác.


    - Phương án 3: chuyển quyền sử dụng từ Ông Ngoại sang một người đại diện khác trong gia đình (có sự thống nhất và ký ủy quyền của 5 người còn lại). Xin cho hỏi trường hợp này, người đứng tên đại diện có thể lấy giấy chủ quyền mang cho, tặng, hoặc cầm cố, vay ngân hàng không?


    Câu hỏi cuối cùng là với 3 phương án trên, để không xảy ra tranh chấp sau này giữa các con, cháu giữa 6 gia đình, theo quí vị gia đình tôi nên chọn phương án nào. Rất mong nhận được sự chia sẽ và giúp đỡ của quý vị.


    (Cũng xin nói thêm là trên thửa đất này hiện tại có 2 căn nhà cấp 4 và 01 nhà kho. Trong đó 02 căn nhà ở có 02 hộ khẩu riêng, tất cả đều không có tranh chấp).

    - Ngoài ra cho tôi hỏi thêm một vấn đề nữa là: người đứng tên chủ hộ trên sổ hộ khẩu theo pháp luật qui định thì sẽ được những quyền gì đối với các thành viên khác cùng hộ khẩu.

    Khi có mâu thuẩn xảy ra, Chủ hộ có quyền cắt hộ khẩu của các thành viên khác không, có quyền quyết định gì liên quan đến tài sản không? Có quyền gì khi quan hệ nhân sự với cơ quan địa phương không?

    Xin chân thành cám ơn và chúc sức khỏe.
     
    Báo quản trị |